HP Dương Tính Là Gì? Cách Ngăn Ngừa Kịp Thời Và Hiệu Quả

Hp dương tính là gì? có điều trị được không, nguy hiểm không? là thắc mắc được nhiều độc giả quan tâm. Sự hiện diện của vi khuẩn này đôi khi không gây hại và chưa thực sự cần thiết phải loại bỏ. Để được trang bị thêm những kiến thức cần thiết nhất về loại vi khuẩn này, mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Vi khuẩn HP dương tính là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong số loại vi khuẩn phổ biến nhất, xuất hiện chủ yếu ở niêm mạc dạ dày. Với khả năng lây lan cao, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau, số lượng người mắc vi khuẩn HP đang ngày một tăng lên.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) loại một trong số loại vi khuẩn phổ biến nhất
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) loại một trong số loại vi khuẩn phổ biến nhất

Thông qua các biện pháp xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng các chuyên gia có thể xác định tình trạng viêm nhiễm của dạ dày. Chính vì vậy, những đối tượng dương tính với vi khuẩn HP thường có nguy cơ chịu tổn thương cao do loại vi khuẩn này gây ra, yêu cầu điều trị càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, vi khuẩn HP có tính kháng thuốc rất cao và khả năng tái nhiễm thường xuyên nếu người mắc có thói quen sống thiếu khoa học, điều trị sai cách. 

Các nguyên nhân dẫn tới HP dương tính là gì?

Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau, dễ dàng lây lan nếu như bệnh nhân không kịp thời nhận diện và phòng ngừa:

  • Ngoài khả năng sinh sôi trong niêm mạc dạ dày, loại vi khuẩn này có thể sống trong phân, nguồn nước, thức ăn, đất hoặc nước bọt nên dễ dàng kí sinh nếu người bệnh không có thói quen làm sạch đúng cách.
  • Sử dụng các đồ vật chung với người có dương tính với vi khuẩn HP như bát, đũa, hôn môi…
  • Không làm sạch tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.
  • Lây nhiễm do dụng cụ y tế chưa được khử trùng sạch sẽ.
  • Phụ huynh có thói quen mớm cơm sẽ làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn HP ở trẻ em. 

Những biến chứng của HP dương tính là gì?

Ngoài nhu cầu giải đáp thắc mắc HP dương tính là gì? tính nghiêm trọng của loại vi khuẩn này cũng là chủ để được nhiều độc giả quan tâm. Mặc dù số lượng người mắc cao, tuy nhiên đối với trường hợp vi khuẩn HP dương tính sẽ có nguy cơ biến chứng và phác đồ điều trị phức tạp hơn so với trường hợp âm tính.

Các vùng viêm loét sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra tình trạng vỡ tĩnh mạch, dẫn tới xuất huyết
Các vùng viêm loét sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra tình trạng vỡ tĩnh mạch, dẫn tới xuất huyết

Dòng vi khuẩn này thường tồn tại ở trong niêm mạc dạ dày, trong cặn bẩn ở răng, lưỡi hoặc nước bọt. Bên cạnh đó, chúng thường dễ lây lan từ người sang người thông qua các dụng cụ dùng chung nên nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ biến chứng như:

  • Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng khi không được quan tâm và khắc phục kịp thời. Các vùng viêm loét sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra tình trạng vỡ tĩnh mạch, dẫn tới xuất huyết. Nếu mất nhiều máu có thể làm cho người bệnh bị sốc, dẫn tới tử vong.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn HP có khả năng bài tiết ra enzyme urease cùng nhiều độc tố khác gây bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây viêm loét lên tới 80 – 95%.
  • Thủng dạ dày: Nếu vi khuẩn HP dương tính nghiêm trọng có thể phát triển mạnh mẽ, dưới sự tác động của thói quen sống thiếu khoa học sẽ làm cho những vết viêm loét thành lỗ thủng.
  • Ung thư dạ dày: Những độc giả thắc mắc HP dương tính là gì? chắc chắn không thể bỏ qua việc lo lắng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Tuy tỉ lệ không cao nhưng loại vi khuẩn này có thể làm teo niêm mạc, kích thích tế bào chuyển sản ruột hoặc loạn sản, từ đó chuyển biến thành ung thư.

Cách xác định HP dương tính là gì?

Vi khuẩn HP có thể tồn tại bên trong cơ thể nhưng không gây ra những tổn thương đáng kể. Tuy nhiên, để xác định rõ ràng khả năng bùng phát bệnh lý nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách xác định dương tính với vi khuẩn HP phổ biến nhất:

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận ban đầu thông qua những dấu hiệu:

  • Thường xuyên đau thượng vị
  • Dạ dày cồn cào, cảm giác nóng rát lan dần tới cổ họng.
  • Ợ chua, ợ nóng hoặc đầy hơi.
  • Bụng đau khi đói
  • Sụt cân không lý do, cơ thể trở nên mệt mỏi

Các kỹ thuật chẩn đoán dạ dày HP dương tính

Để xác định rõ ràng hơn mức độ tổn thương đang gặp phải hoặc chẩn đoán phân biệt, các chuyên gia sẽ thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán nâng cao.

Để xác định rõ ràng hơn mức độ tổn thương đang gặp phải hoặc chẩn đoán phân biệt, các chuyên gia sẽ thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán nâng cao.
Để xác định rõ ràng hơn mức độ tổn thương đang gặp phải hoặc chẩn đoán phân biệt, các chuyên gia sẽ thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán nâng cao.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi là phương pháp phổ biến và quan trọng nhất giúp xác định khả năng dương tính của vi khuẩn HP. Nhờ vào kỹ thuật này, các chuyên gia sẽ xác định kịp thời ổ viêm loét và hoạt động bất thường ở niêm mạc dạ dày. 
  • Test hơi thở: Đối với người bệnh sợ đau đớn hoặc chẩn đoán vi khuẩn HP ở trẻ em có thể được xem xét áp dụng phương pháp test hơi thở. Căn cứ vào sự hiện diện của các đồng vị cacbon và chỉ số DPM, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về khả năng tồn tại vi khuẩn HP.
  • Test nhanh Urease: Nếu dương tính với vi khuẩn HP, cơ thể sẽ xuất hiện men Urease, chính vì vậy các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng Urea – Indol. Nếu dung dịch chuyển sang màu hồng, đỏ thì cho kết quả dương tính. Nếu không thì kết quả kiểm tra sẽ giữ nguyên màu vàng. 
  • Xét nghiệm phân: Bên trong chất thải có thể là môi trường lý tưởng để tồn tại và lây lan của vi khuẩn HP. Chính vì vậy để giảm cảm giác đau đớn khi nội soi, bác sĩ có thể tiến hành soi huỳnh quang phân tích hoặc dùng kính hiển vi. 
  • Xét nghiệm máu: Nếu vi khuẩn HP xuất hiện trong dạ dày, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể để chống lại sự tấn công của chúng. Thông qua kết quả xét nghiệm, nếu trong huyết thanh có kháng thể này đồng nghĩa với khả năng vi khuẩn HP dương tính cao.

Cách điều trị HP an toàn và hiệu quả nhất

Dưới đây là một số những cách khắc phục mà người bệnh có thể tham khảo. Trong phác đồ điều trị phổ biến nhất, các chuyên gia sẽ chia tình trạng bệnh thành nhiều cấp độ khác nhau. Nếu kịp thời phát hiện và áp dụng phương pháp phù hợp, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt trong khoảng 10 – 14 ngày.

Phác đồ điều trị lần đầu:

  • Phác đồ 3 thuốc cơ bản
  • Phác đồ 3 thuốc không có kháng sinh Clarithromycin
  • Phác đồ 3 thuốc có kháng sinh Clarithromycin
  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth trong 10 ngày
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong 14 ngày:

Phác đồ điều trị lần 2:

Nếu người bệnh không có phản ứng tích cực với quá trình điều trị lần 1, đội ngũ chuyên gia sẽ xem xét thực hiện pháp đồ loại bỏ HP lần thứ 2:

  • Sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong 14 ngày trong lần đầu tiên áp dụng.
  • Nếu phác đồ trên thất bại, sử dụng PPI + Levofloxacin 250 – 500mg (2 lần/ ngày) + Amoxicillin 1g (2 lần/ ngày)

Phác đồ cứu vãn:

Nếu vi khuẩn HP tiếp tục cho dấu hiệu kháng thuốc, hoặc liên tiếp thất bại trong suốt 2 lần điều trị, người bệnh có thể sẽ phải tiếp nhận  phác đồ cứu vãn. Thông qua nuôi cấy vi khuẩn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận mức độ nhạy cảm với kháng sinh và dựa vào đó để thiết lập phác đồ mới.

  • Phác đồ kết hợp 3 thuốc cơ bản lần đầu tiên
  • Phác đồ kết hợp 3 thuốc có Levofloxacin
  • Phác đồ kết hợp 4 thuốc có Bismuth

[pr_middle_post]

Cách điều trị vi khuẩn HP bằng cây thuốc Nam

Các cây thuốc Nam bao gồm những dược liệu xuất phát từ phương Nam, việc kết hợp một cách khoa học có thể đẩy lùi hoạt động của vi khuẩn HP, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản mà bất cứ độc giả nào cũng có thể áp dụng:

  • Cây chè dây: Sử dụng lá chè dây đã sao khô, sắc lấy nước loãng uống hằng ngày. Những hoạt chất có trong thành phần của lá chè dây giúp bao phủ niêm mạc dạ dày, giảm tác động của vi khuẩn thông qua đào thải ra bên ngoài. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên áp dụng vào trước mỗi bữa ăn từ 10 – 15 phút.
  • Cây dạ cẩm: Bài thuốc từ cây dạ cẩm thường có vị đắng nhẹ, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố, ức chế dịch vị acid trong dạ dày người bệnh. Bạn chỉ cần dùng khoảng 40gr, đem đun với 800ml nước trong khoảng 20 phút  và uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Lá mơ: Bên trong lá mơ có rất nhiều Sulfide dimethyl disulphide đem lại tác dụng kháng viêm, giảm viêm loét và loại bỏ vi khuẩn HP. Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần rửa sạch lá mơ và giã nát. Sau đó lấy phần nước cốt thu được để uống khoảng 1 lần/ngày.
  • Cây lá khôi: Nhờ hàm lượng lớn hoạt chất Tanin và Glucosid, giúp ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày và giảm triệu chứng của bệnh trào ngược. Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị 60g lá khôi, 12g lá khổ sâm cùng bồ công anh, cam thảo dây, đun sắc cùng 2 lít nước. Sau khoảng 20 phút có thể tắt bếp và dùng hết trong ngày. 

Phương án phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP

Bên cạnh việc chuẩn bị tâm thế lựa chọn phương án điều trị phù hợp, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến một số biện pháp phòng ngừa, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan và tái phát.

  • Không nên dùng chung các đồ với người có tiền sử mắc HP dương tính như bát, đũa, thìa, cốc nước.
  • Rửa tay thật kỹ trước khi tiến hành nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên chú ý tránh xa những khu vực dễ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP như nguồn nước bẩn, đất hoặc chất thải sinh hoạt chung.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, làm sạch các nguyên liệu trước khi tiến hành nấu.
  • Từ bỏ thói quen mớm đồ ăn cho trẻ nhỏ, vi khuẩn HP hoàn toàn dễ dàng lây truyền qua đường nước bọt.
  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, hạn chế thực phẩm cay nóng hoặc nhiều gia vị để cải thiện sức đề kháng và hoạt động của dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể tấn công và gây ra tổn thương ở bất cứ đối tượng nào nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng rằng qua bài viết này, độc giả đã có cho mình đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc HP dương tính là gì, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kiến thức để đối phó với chúng. 

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?