Hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Hôi miệng là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy bối rối, mất tự tin trong khi giao tiếp. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này có thể do vấn đề nha khoa hoặc do các bệnh lý sức khỏe gây ra. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Hôi miệng là gì? Các biểu hiện của bệnh

Hôi miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày của người bệnh. Người bị hôi miệng sẽ phát ra mùi rất khó chịu khi thở hoặc khi nói bằng miệng.

Một vài triệu chứng cho thấy bạn đang gặp hôi miệng như:

  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu vào thời điểm sáng sớm mới thức dậy, chiều tối khi đi làm về. Hoặc những lúc bụng đói, cơ thể mệt mỏi.
  • Bất chợt mắc các vấn đề răng miệng như viêm ở lợi, sâu răng hay viêm nha chu…
  • Răng có nhiều mảng bám, cao răng
  • Cảm thấy khô miệng, nước bọt ít
Người bị hôi miệng sẽ phát ra mùi hôi rất khó chịu khi thở hoặc khi nói bằng miệng
Người bị hôi miệng sẽ phát ra mùi hôi rất khó chịu khi thở hoặc khi nói bằng miệng

Hôi miệng sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối, rơi vào tình huống khó xử. Vì thế, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra răng miệng định kỳ để xác định xem bạn có bị hôi miệng hay không. Nếu có, các nha sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân, có thể do các vấn đề răng miệng hoặc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng do chế độ ăn uống không lành mạnh

Một số loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể tạo ra mùi hôi trong miệng và hơi thở. Tuy nhiên, dạng hôi miệng này chỉ là tạm thời. Bệnh sẽ dễ dàng được chữa khỏi bằng cách ngưng sử dụng các loại thức ăn đó. Các loại thực phẩm gây mùi khó chịu cho miệng bao gồm:

  • Hành và tỏi: Chúng chứa hàm lượng chất sulphur cao – một loại hợp chất dễ bay hơi tạo ra mùi hôi miệng, có thể đi vào máu. Sau đó lượng chất này sẽ được giải phóng vào trong phổi rồi thải ra bên ngoài.
  • Các thực phẩm nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi: Những thực phẩm này sinh ra nhiều sulphur gây mùi hôi khó chịu cho miệng.
  • Các chế phẩm từ sữa: Khi dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ giải phóng ra các amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur.
  • Sử dụng rượu bia, các chất gây khô miệng: Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào… dễ khiến người bệnh có mùi hôi đặc trưng không chỉ ở miệng mà toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá không chỉ làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi gây mùi khó chịu trong miệng. Chúng còn khiến triệu chứng này nghiêm trọng thêm do thuốc lá sẽ làm khô niêm mạc miệng.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong miệng. Các vi khuẩn này khi tiếp xúc với đường sẽ sản sinh ra các axit bào mòn men răng. Lâu dần sẽ gây ra sâu răng và dẫn tới hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn tới hôi miệng

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc sai cách cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng. Giữ vệ sinh răng miệng kém làm vụn thực ăn bán vào các kẽ răng. Theo thời gian, các vụn thức ăn này sẽ hình thành mảng bám cao răng. Chúng tích tụ đầy những vị khuẩn có hại gây ra mùi hôi trong miệng.

Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi trong miệng
Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi trong miệng

Sự phát triển của các vi khuẩn có hại còn khiến cho bạn gặp phải bệnh nha chu. Bệnh lý này sẽ làm phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến cho răng bị lỏng hoặc thậm chí mất răng. Để ngăn ngừa tình trạng này, tốt nhất bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên vệ sinh các thiết bị nha khoa như răng giả hoặc dụng cụ duy trì chỉnh nha.

Bị hôi miệng do các vấn đề trong khoang miệng

Đa phần các trường hợp bị hôi miệng chủ yếu xuất phát từ các vấn đề trong khoang miệng. Cụ thể như:

  • Các bệnh về nha chu và nướu: Bao gồm bệnh viêm nướu, bệnh viêm nha cha, bệnh viêm quanh thân răng, quanh implant… Những bệnh lý này đều gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng cho người bệnh.
  • Miệng bị lở loét: Cũng có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng
  • Mảng bám thức ăn ở kẽ, chân, bề mặt răng và lưỡi: Chúng sẽ tạo môi trường để vi khuẩn sinh trưởng và lên men. Từ đó các vi khuẩn sẽ tiết chế ra những hợp chất có mùi hôi, khó chịu.
  • Sâu răng: Răng trở thành nơi trú ngụ hoàn hảo cho vi khuẩn khiến bạn bị hôi miệng
  • Khô miệng: Tình trạng này sẽ giảm lượng nước bọt và tăng tính axit trong miệng. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh trưởng và phát triển. Nguyên nhân gây khô miệng có thể do mắc phải hội chứng Sjogren hoặc sau giai đoạn xạ trị.
  • Sự thay đổi chu kỳ của các tế bào trong miệng: Thông thường các tế bào trong miệng cứ cách 2-4 ngày sẽ chết đi một lần. Nước bọt sẽ đẩy những tế bào chết này ra bên ngoài khoang miệng. Tuy nhiên ở một số trường hợp chu kỳ này xảy ra nhanh hơn cứ cách 6-8 giờ chết đi một lần. Quá trình này làm các tế bào chết tích tụ nhiều và tự phân hủy gây mùi hôi ở miệng.

Mắc các bệnh lý y khoa gây ra hôi miệng

Hôi miệng kéo dài cũng có thể là do những bệnh lý y khoa gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường ít gặp hơn và chúng thường biểu hiện bằng các triệu chứng khác ngoài mùi hôi, khó chịu ở miệng.

Những bệnh lý y khoa gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng bao gồm:

  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và viêm xoang, phổi hoặc cổ họng có thể gây ra hôi miệng. Nhất là khi có dịch nhầy chảy ra ở khu vực miệng và mũi sẽ càng thấy rõ tình trạng trên.
  • Bệnh về dạ dày và ruột: Cụ thể như bệnh trào ngược dạ dày thực quản được coi là một nguyên nhân điển hình gây mùi hôi trong miệng. Do lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản tạo ra chứng ợ chua, ợ nóng kèm theo mùi khó chịu.
Trào ngược dạ dày sẽ khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi kèm theo mùi khó chịu
Trào ngược dạ dày sẽ khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi kèm theo mùi khó chịu
  • Người bệnh bị mắc viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cũng có thể bị hôi miệng kéo dài.
  • Miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu có khả năng do các bệnh liên quan đến gan, thận, tiểu đường. Bệnh chai gan làm hơi thở có mùi tỏi hoặc trứng thối. Bệnh tiểu đường sẽ gây ra mùi táo thối hoặc mùi khai do nhiễm độc niệu. Bạn sẽ cảm nhận được miệng có mùi tanh khi bị hư thận.
  • Hội chứng mùi cá ươn: Đây là một hội chứng khá hiếm gặp nhưng bạn vẫn nên lưu ý. Bệnh làm cơ thể và hơi thở có mùi hôi như mùi cá. Nguyên nhân là do cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine trong các loại thức ăn có mùi tanh. Theo đó, các chất này bị tích tụ lại trong gan rồi được thải ra ngoài bằng mồ hôi, nước tiểu và cả hơi thở.

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn cũng có thể bị hôi miệng do các bệnh như lao phổi, AIDS, sử dụng các loại thuốc như amphetamine, chloral hydrate, phenothiazin, disulfiram…

Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Làm sao để điều trị hôi miệng dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có nhiều phương pháp để ngăn ngừa tình trạng này. Độc giả có thể tham khảo những cách trị bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng dưới đây.

Thăm khám để xác định đúng nguyên nhân gây hôi miệng

Khi bị hôi miệng kéo dài, bạn cần đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó nha sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất cho bạn.

Nếu do các vấn đề trong khoang miệng như sâu răng, có mảng bám, cao răng hoặc bị viêm thì bạn sẽ được can thiệp nha khoa. Cụ thể như tiến hành lấy cao răng, mảng bám, người sâu răng nặng có thể phải nhổ răng.

Trường hợp có mùi khó chịu trong miệng nhưng bắt nguồn từ các bệnh lý y khoa thì bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh do đâu. Bệnh phải do tiêu hóa, tiết niệu hay tai mũi họng… gây ra. Sau khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.

Mẹo dân gian áp dụng tại nhà

Mẹo dân gian cũng là cách được nhiều người lựa chọn để trị hôi miệng tại nhà. Phương pháp này chỉ sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong căn bếp của bạn nên rất dễ thực hiện. Một số mẹo dân gian trị chứng hôi miệng hiệu quả mà bạn nên áp dụng như:

Dùng chanh điều trị hôi miệng

Chanh có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, giúp bạn loại bỏ mùi khó chịu trong miệng.

Chanh và muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám trên răng gây mùi
Chanh và muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám trên răng gây mùi

Cách dùng: Bạn pha sẵn một cốc nước muối, vắt thêm nước cốt chanh vào, khuấy đều rồi dùng để súc miệng. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp nước cốt chanh với muối không để chải răng và lưỡi. Mỗi ngày vệ sinh răng miệng bằng chanh 2 lần sẽ loại bỏ được các mảng bám gây mùi, cải thiện hơi thở.

Chữa bệnh bằng gừng

Các thành phần trong gừng giúp ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả, hạn chế tình trạng sâu răng. Đồng thời nó cũng giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm tho. Bạn cũng có thể sử dụng gừng để giảm đau bụng kinh hay làm ấm cơ thể vào mùa đông.

Cách thực hiện: Cạo vỏ gừng rồi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Hãm với 150ml nước sôi trong khoảng 10 phút rồi sử dụng. Người bệnh duy trì uống trà gừng từ 2-3 lần/ngày sẽ thấy hơi thở cải thiện đáng kể.

Sử dụng lá ổi để cải thiện mùi hôi trong miệng

Lá ổi giúp làm sạch các mảng bám trong miệng và giảm thiểu mùi hôi miệng. Không chỉ vậy, chúng còn có công dụng làm trắng răng hữu hiệu.

Cách làm: Chuẩn bị từ 3-4 lá ổi non đem rửa sạch. Sau đó nhai lá trong miệng khoảng 5 phút để loại bỏ mảng bám ở kẽ và chân răng. Cuối cùng tiến hành súc miệng lại thật sạch bằng nước muối pha loãng.

Các bài thuốc Đông y trị bệnh hôi miệng

Ngoài mẹo dân gian, các bài thuốc Đông y cũng giúp chữa trị hôi miệng rất hiệu quả. Những bài thuốc này không chỉ cải thiện hơi thở mà còn nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Các bài thuốc Đông y trị bệnh phổ biến như:

Bài thuốc số 1:

  • Bài thuốc Đông y này giúp trị chứng hôi miệng do miệng bị loét sưng đỏ, nóng rát.
  • Chuẩn bị: 40g thạch cao, 20g sinh địa, 12g các thảo dược huyền sâm, chi mẫu, ngọc trúc, 10g mộc thông, 8g thăng ma, 4g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc cùng với lượng nước phù hợp. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần sẽ thấy giảm mùi khó chịu trong miệng.

Bài thuốc số 2:

  • Bài thuốc này giúp cải thiện mùi hôi ở miệng do vị hoặc thận âm hư.
  • Chuẩn bị: 30g thục địa, 15g các thảo dược hoài sơn, sơn thù, tri mẫu, hoàng bá; 12g huyền sâm và 10g các nguyên liệu trạch tả, đan bì, bạch thược, bạch linh.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc dưới lửa nhỏ. Sử dụng từ 2-3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị.
Các bài thuốc Đông y cũng giúp cải thiện chứng hôi miệng cho người bệnh
Các bài thuốc Đông y cũng giúp cải thiện chứng hôi miệng cho người bệnh

Bài thuốc số 3:

  • Bài thuốc Đông y dưới đây có khả năng cải thiện mùi hôi, khó chịu và cả chứng bệnh đắng miệng.
  • Chuẩn bị: 50g tế tân, 40g thảo dược xuyên khung, 9g cam thảo, 8g thảo dược đinh hương và một lượng mật ong vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Trộn cùng với mật ong để tạo thành một hỗn hợp nhuyễn, mịn. Sau đó vo thành từng viên nhỏ bỏ vào lọ thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng, lấy ra khoảng 5g để nhai sẽ thấy hơi thở bớt khó chịu.

Một số biện pháp phòng ngừa hôi miệng

Bên cạnh việc quan tâm quá trình điều trị, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chăm sóc răng miệng hằng ngày. Những điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng mà còn nâng cao sức khỏe cho bạn.

Thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày

Để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn, giúp cho miệng luôn thơm tho, bạn nên áp dụng những thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày sau:

  • Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần sau khi ăn: Sau mỗi bữa ăn, bạn nên nhớ vệ sinh răng miệng để loại bỏ các mảng bám và thức ăn trong kẽ ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm có thể giúp bạn đánh đến mọi vị trí trong miệng. Bạn cũng nên lưu ý thay đổi bàn chải mới sau 3-4 tháng sử dụng.
  • Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa có thể lấy đi các hạt thức ăn thừa trong kẽ răng. Từ đó ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển hình thành nên mảng bám gây ra hôi miệng. Mỗi ngày bạn nên thực hiện phương pháp này từ 1-2 lần để giữ vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng nước súc miệng hằng ngày: Nước súc miệng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng rất hữu hiệu. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên súc miệng một lần bởi đây là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh.
Nước súc miệng có khả năng diệt trừ hiệu quả vi khuẩn gây mùi hôi miệng
Nước súc miệng có khả năng diệt trừ hiệu quả vi khuẩn gây mùi hôi miệng
  • Chải lưỡi: Lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, thức ăn còn sót lại và tế bào chết. Nếu chúng bị tích tụ lại quá nhiều sẽ gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng. Vì vậy, bạn cần nên chải lưỡi hằng ngày để loại bỏ những tác nhân có hại cho miệng. Dụng cụ cạo lưỡi sẽ giúp bạn thực hiện phương pháp này.
  • Vệ sinh dụng cụ nha khoa: Bao gồm răng giả hoặc niềng răng… Bạn nên vệ sinh các dụng cụ này ít nhất 1 lần/ngày theo hướng dẫn của nha sĩ.
  • Đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần: Điều này sẽ giúp bạn phát hiện được những vấn đề về răng miệng. Đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị khi cần thiết.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.

  • Uống nhiều nước: Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước. Bởi chúng sẽ ngăn ngừa tình trạng khô miệng và tăng tiết nước bọt.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm dạng này sẽ gây nóng trong người làm tăng nguy cơ lở miệng.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng: Bao gồm hành, tỏi, sầu riêng,…
  • Tránh sử dụng rượu, bia, cà phê, nước ngọt: Chúng sẽ làm gia tăng mùi khó chịu trong miệng bạn.
  • Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào: Bởi chúng không chỉ làm khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mà còn gây hại cho sức khỏe.
  • Bổ sung các thực phẩm tăng tiết nước bọt: Cụ thể như táo, mía, sữa chua, trà xanh… Những thực phẩm này sẽ kích thích cơ thể tiết nước bọt từ đó ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh hôi miệng. Tình trạng này xảy ra khi bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng hoặc mắc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Vì thế, để ngăn ngừa hôi miệng bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thăm khám định kỳ để nhanh chóng phát hiện, điều trị bệnh.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?