Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhanh

Đắng miệng là hiện tượng thường gặp khi ta sử dụng các thực phẩm như cà phê đen, mướp đắng… Tuy nhiên nếu tình trạng trên kéo dài rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng? Làm sao để điều trị hết bệnh? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên.

Đắng miệng là bệnh gì?

Đắng miệng là tình trạng vị giác bị thay đổi, khoang miệng luôn thấy đắng. Thực tế đây là một phản ứng rất bình thường khi ăn thực phẩm cay, chua hoặc đắng. Tuy nhiên khi hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài hoặc xuất hiện đột ngột có thể cảnh báo một số bệnh lý sức khỏe.

Đắng miệng là tình trạng vị giác bị thay đổi, cảm giác miệng có vị đắng
Đắng miệng là tình trạng vị giác bị thay đổi, cảm giác miệng có vị đắng

Những triệu chứng có thể đi kèm cùng với miệng đắng bao gồm:

  • Đắng ở cổ họng
  • Khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng
  • Đau nhức đầu, chóng mặt
  • Bị hôi miệng, nhạt miệng
  • Cảm thấy đắng miệng khi ngủ dậy
  • Thường xuyên thấy buồn nôn

Những triệu chứng này có thể cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Vì vậy, bạn nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để biết chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị sớm.

Những nguyên nhân gây đắng miệng

Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra đắng miệng là bởi ăn phải những thực phẩm có vị đắng. Tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài có thể do các bệnh lý về sức khỏe dưới đây:

Các vấn đề răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, viêm nướu… có thể là nguyên nhân gây đắng miệng. Vì thế, bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng hằng ngày. Điều này không chỉ ngăn ngừa tình trạng miệng đắng mà còn hạn chế được các vấn đề về nha khoa.

Bị suy giảm chức năng gan

Đắng miệng còn xuất hiện ở những trường hợp bị suy giảm chức năng gan do mắc các bệnh như viêm gan cấp hoặc mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan. Hoặc các trường hợp gan phải hoạt động quá tải trong một thời gian dài cũng gây ra tình trạng này. Cụ thể như ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, thường xuyên uống rượu bia,…

Miệng có mùi hôi khó chịu cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng gan
Miệng có mùi hôi khó chịu cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng gan

Chức năng gan suy giảm sẽ làm rối loạn hoạt động tiêu hóa, người bệnh khó hấp thu được các chất dinh dưỡng. Từ đó khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh chóng.

Rối loạn tiêu hóa

Bạn có thể cảm thấy đắng miệng do mắc chứng khó tiêu kéo dài dai dẳng. Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh xuất hiện các vị khó chịu trong miệng như:

  • Cảm thấy vị đắng hoặc mặn trong miệng
  • Cảm giác có mùi kim loại
  • Bị hôi miệng

Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh mà còn gây khó chịu trong sinh hoạt.

Trào ngược dạ dày gây đắng miệng

Trào ngược dạ dày có thể gây ra tình trạng đắng miệng. Nguyên nhân là do axit dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh lý này đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Ngoài đắng miệng, bệnh còn biểu hiện bằng một số triệu chứng khác như đau tức ngực, ho kéo dài, rát họng… Những triệu chứng này dễ khiến cho bạn bị nhầm lẫn với bệnh tim phổi, viêm họng. Ở một số trường hợp bệnh không gây triệu chứng cụ thể. Và bệnh chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát hoặc xuất hiện biến chứng.

Trào ngược axit dạ dày rất dễ dẫn tới tình trạng viêm loét thực quản. Nếu để lâu ngày không được chữa trị bệnh sẽ biến chứng thành hẹp thực quản. Biến chứng này làm cản trở quá trình lưu thông thức ăn xuống dạ dày. Bệnh nhân sẽ bị suy nhược, sụt cân do cơ thể không nạp được chất dinh dưỡng.

Bị đắng miệng do trào ngược dịch mật

Dịch mật là một chất lỏng có màu xanh vàng, được sản xuất tại gan và dự trữ ở túi mật. Chúng đóng vai trò tiêu hóa các chất béo, loại bỏ những hồng cầu đã chết và một số độc tố ra ngoài cơ thể.

Trào ngược dịch mật gây ra mùi khó chịu cho khoang miệng
Trào ngược dịch mật gây ra mùi khó chịu cho khoang miệng

Thông thường, mật được đổ vào phần đầu ruột non nhờ sự kích thích của các chất béo. Tuy nhiên khi phần van môn vị ngăn cách giữa dạ dày và ruột non bị tổn thương sẽ khiến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản. Quá trình này gây nên hiện tượng miệng có vị đắng đi kèm với các triệu chứng như:

  • Ợ nóng, ợ chua
  • Người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói ra chất lỏng màu xanh – vàng
  • Ho khan thường xuyên liên tục do dịch mật dâng lên gây rát cổ họng
  • Đắng miệng khi ngủ dậy vào buổi sáng do trào ngược dịch mật về đêm

Sử dụng thuốc tây y

Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh, chất bổ sung có thể gây nên tình trạng đắng miệng. Nguyên nhân có thể là bởi bản chất thuốc đã tồn tại sẵn vị đắng. Hoặc do lượng hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt.

Các loại thuốc dẫn đến hiện tượng đắng miệng gồm có:

  • Thuốc điều trị bệnh tim
  • Thuốc lithium
  • Thuốc kháng sinh
  • Vitamin chứa các loại khoáng chất hoặc kim loại: Đồng, sắt, kẽm.

Đang mang thai gây đắng miệng

Đắng miệng kèm theo cảm giác buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Do khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi ảnh hưởng đến vị giác. Từ đó tạo cảm giác thèm ăn ở mẹ bầu hoặc khiến chị em cảm thấy một vài thực phẩm có mùi khó chịu.

Trong giai đoạn thai kỳ, nhiều mẹ bầu cũng cảm giác có vị kim loại trong khoang miệng, vị đắng hoặc tanh. Tuy nhiên những triệu chứng này thường tự biến mất lúc sau sinh.

Đắng miệng do tổn thương dây thần kinh

Vị giác là giác quan được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não bộ. Việc dây thần kinh bị tổn thương sẽ có khả năng tạo ra tình trạng rối loạn vị giác, làm đắng miệng. Nguyên nhân dẫn tới tổn thương thần kinh có thể do các chấn thương ở đầu hoặc do các bệnh lý như:

  • Bệnh u não
  • Bệnh động kinh
  • Mất trí nhớ
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh liệt mặt
Đắng miệng cũng có thể do tổn thương các dây thần kinh
Đắng miệng cũng có thể do tổn thương các dây thần kinh

Nhiễm nấm miệng

Nhiễm trùng nấm men trong miệng có thể gây ra đắng miệng hoặc vị khó chịu trong khoang miệng, hôi miệng. Bệnh lý này thường biểu hiện bằng các vết, đốm trắng xuất hiện trên mặt lưỡi, miệng hoặc ở cổ họng. Vị đắng chỉ hết khi người bệnh được điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng.

Ung thư gây đắng miệng

Những người đang điều trị ung thư đa phần đều cảm thấy đắng miệng khi ăn hoặc uống. Cụ thể, hóa trị và xạ trị có thể làm thay đổi vị giác ở một số người. Người bệnh sẽ cảm nhận thấy có vị đắng hoặc vị kim loại trong khoang miệng.

Ngoài những nguyên nhân trên, các bệnh như nhiễm trùng xoang, cảm lạnh cũng khiến miệng bạn có vị đắng. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh các protein gây viêm để diệt trừ các tế bào có hại. Những protein này cũng gây tác động đến vị giác, khiến bạn cảm thấy đắng trong miệng.

Cách điều trị và chăm sóc khi bị đắng miệng

Đắng miệng là một bệnh lý phổ biến không gây nguy hiểm cho người mắc phải. Tuy nhiên, chúng sẽ gây nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt. Vì thế để mau khỏi bệnh, bạn nên áp dụng những phương pháp điều trị đúng đắn và tích cực kết hợp chăm sóc sức khỏe.

Điều trị đắng miệng bằng phương pháp Tây y

Nguyên nhân gây ra đắng miệng có thể do bạn gặp phải các vấn đề về răng miệng. Lúc này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó áp dụng các điều trị phù hợp để mau khỏi bệnh.

Các nha sĩ sẽ phát hiện chính xác nguyên nhân làm cho miệng bạn có mùi khó chịu
Các nha sĩ sẽ phát hiện chính xác nguyên nhân làm cho miệng bạn có mùi khó chịu

Hoặc bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện mùi hôi ở miệng kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đau tức ngực, sút cân… Đây có thể dấu hiệu của các bệnh lý như suy giảm chức năng gan, trào ngược dạ dày… Việc điều trị hiệu quả những bệnh lý này sẽ xóa bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.

Ngoài ra, trường hợp miệng bạn có mùi khó chịu do sử dụng thuốc, các bác sĩ cũng có thể giảm liều lượng. Hoặc thay thế bằng các loại thuốc điều trị khác.

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh

Các bài thuốc Đông y cũng có công dụng chữa bệnh vô cùng hữu hiệu. Phương pháp này không chỉ cải thiện các triệu chứng đắng miệng mà còn nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc trị Đông y mà bạn nên áp dụng để trị bệnh:

Bài thuốc Trúc nhự thanh vị ẩm

  • Điều trị chứng miệng đắng, cổ họng đau rát, chất lưỡi đỏ.
  • Chuẩn bị: 30g lô căn; 15g các thảo dược bồ công anh, mạch môn, thạch cao nung; 12g nguyên liệu trúc nhự, bạch thược; thạch hộc (hoàng thảo dẹt) và chỉ xác mỗi vị 10g, 6g các loại bạc hà, cam thảo. Nếu vị quản đau nhiều bổ sung thêm 20g bạch thược, 15g huyền minh, 12g cam thảo. Nếu viêm dạ dày thì cho 15g ngọa lăng tử và 10g nhi trà, bỏ thạch hộc.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc mỗi ngày dùng một thang sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc khổng thị thanh vị phương

  • Bài thuốc này giúp cải thiện mùi hôi trong miệng, khát nước, bị táo bón, đi tiểu tiện ra nước vàng đỏ.
  • Chuẩn bị: 20g sinh thạch cao; 12g các thảo dược tri mẫu, xạ can (đã qua bào chế); 10g mạch môn.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc cùng lượng nước vừa phải. Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sẽ thấy hiệu quả điều trị.

Bài thuốc hòa vị sơ trệ phương

  • Bài thuốc này giúp điều trị chứng đắng miệng do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chuẩn bị: 10g các thảo dược bạch linh, hoàng cầm, tân lang, sơn tra, chỉ xác, đại hoàng, thần khúc. Kết hợp cùng 6g các nguyên liệu bán hạ, trần bì, hậu phác; 4g thù du, 3 lát sinh khương, 3 quả đại táo và 2g hoàng liên.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch bán đem tán thành bột mịn. Mỗi lần hòa 10g với nước ấm rồi sử dụng, ngày uống 3 lần để đạt hiệu quả.

Các cách điều trị đắng miệng hiệu quả tại nhà

Bạn đọc có thể tham khảo những cách điều trị bệnh tại nhà hiệu quả dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bạn nên đánh răng thường xuyên và đúng cách, mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần. Đồng thời chải sạch mặt lưỡi để loại bỏ lượng vi khuẩn có hại có khả năng gây viêm nhiễm cho miệng. Mỗi tuần, bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa từ 3-4 lần để lấy mảng bám thức ăn giữa kẽ răng. Những biện pháp này sẽ ngăn ngừa các bệnh về nha khoa, làm giảm cảm giác đắng ở miệng hiệu quả.
Các nha sĩ sẽ phát hiện chính xác nguyên nhân làm cho miệng bạn có mùi khó chịu
Các nha sĩ sẽ phát hiện chính xác nguyên nhân làm cho miệng bạn có mùi khó chịu
  • Nhai kẹo cao su có vị bạc hà, cam, quýt… : Chúng sẽ kích thích tiết nước bọt trong miệng. Bên cạnh đó, vị của kẹo kẹo su sẽ lấn át vị đắng trong khoang miệng.
  • Uống đủ nước: Người bệnh nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cho cơ thể có đủ lượng nước, kích thích tăng tiết nước bọt và độ ẩm cho miệng. Từ đó loại bỏ cảm giác đắng chát cho người bệnh.
  • Mẹo dân gian uống trà mật ong: Nếu bạn bị đắng miệng khi ngủ dậy có thể chuẩn bị một cốc nước ấm hòa thêm mật ong vào để uống. Mẹo dân gian này không chỉ giúp bạn làm sạch miệng, trung hòa lượng axit dịch vị mà còn ngăn ngừa đắng miệng hiệu quả.

Đắng miệng nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học lành mạnh để nâng cao hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống của mình.

Hạn chế các thực phẩm làm gia tăng mùi khó chịu cho miệng như:

  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt…
  • Những món ăn chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
  • Tránh xa rượu bia, cà phê và các chất kích thích
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật
  • Hạn chế các thực phẩm được đóng hộp, chế biến sẵn như khoai tây, giò chả…

Người bị đắng miệng nên ăn gì? Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm hữu ích sau:

  • Ăn các thực phẩm dạng lỏng như cháo, canh, súp… : Điều này vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa giảm thiểu được nguy cơ trào ngược dạ dày gây đắng, chua miệng.
  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C: Bao gồm cam, quýt, bưởi… Những loại quả này sẽ kích thích hoạt động tiết nước bọt, giảm thiểu tình trạng đắng trong miệng.
Vitamin C trong các loại trái cây sẽ tăng tiết nước bọt giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Vitamin C trong các loại trái cây sẽ tăng tiết nước bọt giúp cải thiện triệu chứng bệnh
  • Ngậm ô mai: Ô mai có vị chua sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động mạnh, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó ngăn ngừa khả năng miệng có vị đắng.
  • Bổ sung rau xanh: Rau xanh có chứa thành phần chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh lý trào ngược dạ dày gây ợ chua, đắng miệng.

Một số lưu ý khi bị đắng miệng

Ngoài ra, bạn đọc cũng nên lưu ý một số điều sau để ngăn ngừa nguy cơ bị đắng miệng, tăng khả năng khỏi bệnh:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Việc làm này sẽ giảm thiểu áp lực lên dạ dày, tránh khả năng bị trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời giúp người bệnh hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn
  • Nằm tư thế cao đầu khi đầu: Điều này giúp giảm thiểu tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp đẩy lùi bệnh tật.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Việc dùng đúng loại thuốc và liều lượng mà bác sĩ đưa ra sẽ tăng khả năng khỏi bệnh. Đồng thời hạn chế tối đa những tác dụng phụ xấu ảnh hưởng sức khỏe.
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ: Biện pháp này sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
  • Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ: Bởi căng thẳng có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày gây ra hiện tượng đắng miệng.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về tình trạng đắng miệng. Khi tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn gặp vấn đề. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và tìm cách điều trị thích hợp nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?