Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp an toàn và hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào vừa an toàn vừa sớm khỏi là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Nếu không tìm đúng cách chữa, người bệnh có thể sẽ phải sống chung với bệnh lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, đời sống công việc hàng ngày.

Bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị bằng tây y

Khớp gối là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống xương khớp của cơ thể. Cơ quan này vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa. Y học hiện đại phát triển ngày càng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu,… Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cụ thể để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc

Trước khi chữa bệnh, chuyên gia có thể tiến hành chẩn đoán để xác định tình trạng thoái hóa. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị nội khoa. Nếu nhận thấy cơ thể không đáp ứng tốt biện pháp này, người bệnh có thể chuyển sang hướng điều trị khác phù hợp hơn.

Điều trị nội khoa có tác dụng kháng viêm, giảm đau, đẩy lùi triệu chứng hiệu quả. Dựa trên tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc như:

  • Thuốc kháng viêm Ibuprofen
  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc giãn cơ Myonal
  • Thuốc Glucosamine chống thoái hóa khớp
  • Thuốc không kê đơn OTC
  • Nhóm thuốc vitamin B
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây là biện pháp rất thông dụng
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây là biện pháp rất thông dụng

Ưu điểm của thuốc tây là mang tới tác dụng nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Nhưng tây y vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, nhiều trường hợp còn phát sinh tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc khi sử dụng. Tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của y bác sĩ.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu

Một trong những cách chữa có thể kiểm soát thoái hóa khớp là vật lý trị liệu. Phương pháp có khả năng hỗ trợ phục hồi chức năng đồng thời kích thích sản sinh sụn khớp.

Vật lý trị liệu tác động vào cơ khớp để làm giảm sự đau đớn, sưng tấy, phù nề. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp biện pháp này cùng với việc dùng thuốc. Những biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng bao gồm sóng cao tầng, điện trị liệu, tia hồng ngoại, tia laze, chườm nóng – lạnh, nhiệt trị liệu, hồng ngoại, thủy châm…

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp tế bào gốc

Đây là biện pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối và được áp dụng khá phổ biến ngày nay. Khi tiêm, khớp gối sẽ được bổ sung AH và trọng lượng phân tử của AH nội sinh. Lúc này, chức năng khớp dần dần được cải thiện, đồng thời còn làm giảm nhanh cơn đau tại khớp gối.

Biện pháp này có hiệu quả tương tự như tiêm corticoid nội khớp. Nhưng so với các cách khác, liệu pháp tế bào gốc có tính lâu dài hơn. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày tiêm chất nhờn, tình trạng đau nhức tại khớp gối đã biến mất. Thời gian thuốc lưu lại trong cơ thể và phát huy tác dụng là 6 tháng.

Nhược điểm của liệu pháp là không thể áp dụng với mọi đối tượng. Bên cạnh đó, chi phí điều trị khá cao nên có thể là gánh nặng kinh tế đối với nhiều người.

Biện pháp điều trị ngoại khoa

Nếu thoái hóa khớp ở mức độ nặng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định biện pháp phẫu thuật. Những đối tượng nằm trong trường hợp này là người có nguy cơ gặp biến chứng cao; không thể cử động và di chuyển khó khăn hậu phẫu thuật.

Bản chất của phẫu thuật là tác động đến khu vực thương tổn của sụn khớp.Từ đó, nó giúp ngăn chặn khả năng hình thành biến chứng. Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp như nội soi khớp, thay thế khớp, cắt bỏ xương…

Tuy nhiên phẫu thuật không thể phục hồi chức năng và khó giải quyết tình trạng mòn cơ, mòn khớp… Ngoài ra biện pháp này còn tồn tại rủi ro nhất định, chẳng hạn như chảy máu, nhiễm trùng, hôn mê… Do đó, người bệnh nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.

Khi biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cách chữa ngoại khoa
Khi biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cách chữa ngoại khoa

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Cách chữa bệnh tại nhà có hai ưu điểm, một là cải thiện triệu chứng ở mức độ nhẹ, hai là hỗ trợ với các biện pháp khác để điều trị bệnh lý hiệu quả. Bài thuốc dân gian có độ an toàn cao và ít gây ra tác dụng phụ. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa thoái hóa bằng cây thuốc nam tại nhà như:

Áp dụng cà gai leo

Đặc điểm: Tính ấm, vị hơi the, chứa kháng sinh tự nhiên như saponin, alkaloid, antioxidant… Dược liệu này có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do thoái hóa khớp gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: cà gai leo, cây cỏ xước, thổ phục, quế chi, thiên niên kiện, lá lốt.
  • Rửa sạch thảo dược và phơi khô dưới bóng râm
  • Nghiền tất cả thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh và đổ rượu trắng ngập dược liệu
  • Sau 15 ngày ngâm thảo dược là bạn có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày người bệnh uống 2 lần vào sau các bữa ăn sáng và tối khoảng 30 phút.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng nghệ

Đặc điểm: Tinh bột nghệ chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng đau nhức.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một quả trứng gà, 2 muỗng dầu dừa, một muỗng bột nghệ
  • Tách trứng, giữ lấy lòng đỏ và loại bỏ lòng trắng
  • Trộn đều lòng đỏ, dầu dừa và tinh bột nghệ
  • Uống hỗn hợp trực tiếp, mỗi ngày 1 lần.
  • Kiên trì áp dụng trong thời gian dài có thể cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh lý.

Cách điều trị từ lá lốt

Đặc điểm: Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, giúp chống viêm, kháng khuẩn, hạ khí. Bên cạnh việc cải thiện tình trạng đau nhức, thảo dược còn giúp giảm đau và loại bỏ tình trạng viêm khớp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 20g lá lốt và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút.
  • Sắc dược liệu với 500ml nước lọc, đun vừa lửa cho đến khi thuốc cạn còn 100ml thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã, chia thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày.
Một trong những cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay là sử dụng lá lốt
Một trong những cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay là sử dụng lá lốt

Bài tập điều trị thoái hóa khớp gối

Bên cạnh mẹo chữa bệnh dân gian, người bệnh có thể cải thiện tình trạng thoái hóa bằng các bài tập yoga. Người bệnh có thể áp dụng những bài tập sau để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối:

Tư thế chiến binh

Tác dụng: Tăng khả năng tập trung, mở rộng khuôn ngực để cải thiện hoạt động hô hấp. Mặt khác, tư thế này còn hỗ trợ mông, lưng, đùi để chúng chắc khỏe hơn.

Cách tập:

  • Đứng thẳng, dang hai tay và hai chân với khoảng cách 130 cm.
  • Nâng cánh tay song song với sàn nhà, một cánh tay hướng về phía trước, cánh tay còn lại hướng ra sau. Lòng bàn tay úp và hướng xuống mặt đất.
  • Uốn cong đầu gối, xoay chân trái về bên trái một góc 90 độ
  • Duỗi thẳng hai tay, quay đầu hướng sang trái và nhìn qua các ngón tay.
  • Giữ nguyên tư thế trong 1 phút, đổi sang tập với chân còn lại.

Tư thế trái núi

Tác dụng: Tăng sức lực ở đầu gối, đùi, mắt cá chân. Đồng thời, nó còn giúp thư giãn các khớp ở bộ phận bên dưới.

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai chân song song còn gót chân hơi cách nhau, tay xuôi thẳng
  • Nâng gối, điều chỉnh hai chân sao cho không làm cứng cơ bụng, mắt cá chân căng
  • Chuyển động nhẹ nhàng, thả lỏng ngón chân, giữ phần đầu và cột sống thẳng đồng thời kéo giãn vùng cổ
  • Hóp bụng, nâng xương ức, mở rộng ngực, hít thở đều
  • Giữ nguyên tư thế trong vài giây và thả lỏng cơ thể.

Tư thế vặn cột sống

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Thêm vào đó, tư thế này còn giúp kéo căng hông, vai, cột sống và tác động lên khu vực thắt lưng.

Cách tập:

  • Ngồi thẳng lưng, bắt chéo hai chân, hai tay đặt cạnh hông
  • Điều chỉnh phần gối về gần hông, giữ phần đùi và mắt cá chân ở tư thế thư giãn
  • Hít sâu và thở ra, vặn thân sang phía bên trái hết mức có thể
  • Đặt tay phải trên sàn tập, tay trái để trên đùi còn mông luôn ở trên sàn.
  • Đầu nhìn qua vai trong 30 – 60 giây
  • Hít thở đều và nhẹ nhàng để cảm nhận sự tác động tới vùng hông và thắt lưng.

Trong quá trình tập, bạn cần có sự giám sát của chuyên gia để thực hiện đúng động tác. Nếu tập quá cường độ hoặc không đúng tư thế, tình trạng thoái hóa sẽ diễn ra ở mức nghiêm trọng.

Thực hiện các bài tập hỗ trợ để rút ngắn thời gian khỏi bệnh
Thực hiện các bài tập hỗ trợ để rút ngắn thời gian khỏi bệnh

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng đông y

Các cách chữa tây y hay mẹo dân gian chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng và chưa thực sự chữa bệnh ở mức chuyên sâu. Đó là lý do nhiều trường hợp thoái hóa khớp diễn ra dai dẳng, trở thành mãn tính và khó chữa dứt điểm.

Với Đông y, phương pháp điều trị dựa trên nguyên tắc đi sâu vào tận CĂN NGUYÊN, kết hợp lưu thông khí huyết, phục hồi phủ tạng, nâng cao chính khí từ bên trong. Khi cơ thể khỏe mạnh, chính khí nâng cao, các triệu chứng sẽ tự khắc được chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ýphương pháp chữa thoái hóa bằng Đông y mang tới tác dụng chậm nên người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc

Thuốc Đông y hầu hết đều là thảo dược thiên nhiên vì thế đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để có hiệu quả điều trị tối ưu nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế y học cổ truyền và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Hiện nay, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y phổ biến sau: Độc hoạt tang ký sinh thang (đương quy; phòng phong; bách bộ; độc hoạt; sinh địa; đẳng sâm; đỗ trọng; quế chi; hương thảo;…) hoặc bài thuốc với dược liệu tục đoạn (kết hợp thêm đậu đen; thổ phục linh; rễ kế; cam thảo; đương quy; xương bồ; quế chi;…)

Thuốc Đông y thường phát huy hiệu quả chậm do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

Các bài thuốc đảm bảo vừa chữa khỏi bệnh vừa hạn chế phát sinh tác dụng phụ
Các bài thuốc đảm bảo vừa chữa khỏi bệnh vừa hạn chế phát sinh tác dụng phụ

Áp dụng biện pháp châm cứu

Châm cứu tác động trực tiếp tới huyệt đạo để tăng lưu thông máu tới vùng khớp thoái hóa. Từ đó, bệnh nhân có thể đẩy lùi hiệu quả tình trạng viêm sưng và triệu chứng đau nhức. Theo thời gian, bạn sẽ phục hồi lớp sụn bị tổn thương.

Bệnh nhân nên nằm sấp để lương y xác định đúng huyệt cần châm cứu. Sau khi khử trùng kim, thầy thuốc sẽ xác định huyệt đạo và châm kim vào từng khu vực. Thời gian điều trị có thể diễn ra liên tục từ 10 – 15 ngày hoặc dài hơn.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc châm cứu, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu khác. Đó là các phương pháp bấm huyệt, bài tập xương khớp theo lộ trình,….Với bấm huyệt, thủ thuật này sử dụng lực từ các đầu ngón tay, tác động đến một số huyệt đạo trên cơ thể, nhằm khai thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả.  Một số thủ thuật trong liệu pháp bấm huyệt là véo, ấn, day, xoa… Những huyệt được chỉ định gồm: Huyết hải, Ủy Trung, Động tỵ…Liệu trình điều trị vật lý trị liệu của mỗi người đều không giống nhau. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý áp dụng biện pháp này tại nhà.

Mặc dù điều trị tương đối an toàn nhưng cả ba phương pháp trên đều không thể phát huy hết tác dụng nếu áp dụng riêng rẽ. Đặc biệt, hai phương pháp vật lý trị liệu và châm cứu chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm đau, không thể coi là phương pháp điều trị chính. 

4.9/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?