Đau bụng trên rốn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào? Cách điều trị?

Đau bụng trên rốn có thể xảy ra ở mọi đối tượng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tình trạng này hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân, nếu bạn muốn biết chính xác yếu tố gây bệnh thì cần đi khám tại bệnh viện. Bài viết này sẽ tổng hợp một số căn bệnh thường gặp mà triệu chứng điển hình là đau bụng trên rốn.

Đau bụng trên rốn cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng đau bụng trên rốn có thể xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng. Ở một số đối tượng, cơn đau xuất hiện âm ỉ và kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý như:

Đau bụng trên rốn do giun

Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở quanh rốn, thi thoảng sẽ lên trên rốn. Trong một số trường hợp, giun chui vào ống mật khiến người bệnh phải chịu các cơn đau quặn thắt dữ dội, cơ thể mệt mỏi và ra khá nhiều mồ hôi.

Do bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng gồm hai thể: viêm cấp tính và viêm mãn tính. Ngoài việc bị đau bụng trên rốn, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, đầy hơi chướng bụng, có thể táo bón, đau âm ỉ tại vùng thượng vị.

Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng
Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Vì nhận thức về bệnh viêm đại tràng của người dân còn hạn chế nên nhiều bệnh nhân chưa có phương pháp dự phòng hiệu quả. Điều này khiến bệnh ngày càng phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính và phát sinh nhiều biến chứng.

Do đau dạ dày – tá tràng

Cơn đau tại dạ dày – tá tràng diễn ra âm ỉ và kéo dài. Đồng thời còn đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua, ợ hơi,… Nguyên nhân gây bệnh bao gồm cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, căn nguyên từ bên trong là do vi khuẩn virus ở trong cơ thể tràn vào máu và gây tình trạng viêm dạ dày.

Còn những yếu tố bên ngoài là khuẩn Hp, do thuốc, dị vật hoặc chế độ ăn uống. Nếu chữa bệnh ngay khi tình trạng viêm mới phát triển, sức khỏe sẽ không có gì đáng ngại. Ngược lại, bệnh ngày một nguy cấp và xuất hiện biến chứng khi người bệnh không chịu điều trị đúng cách.

Hội chứng ruột kích thích

Tên gọi khác của tình trạng này là hội chứng đại tràng co thắt hoặc viêm đại tràng co thắt. Nó thể hiện sự rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân.

Bạn có thể nhận biết việc bị hội chứng ruột kích thích thông qua biểu hiện như đau bụng từng cơn, táo bón, đi ngoài phân lỏng, quặn thắt vùng hạ vị hoặc vùng thượng vị.

Viêm ruột thừa

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột thừa là đau bụng, sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Bạn có thể mắc bệnh khi sự tắc nghẽn lòng ruột thừa làm gia tăng áp lực và tăng tiết dịch của lớp lót trong lòng ruột. Lúc này, ruột thừa bị viêm, sưng to, chứa đầy dịch mủ và có thể bị hoại tử, viêm phúc mạc…

Bệnh viêm ruột thừa cũng có dấu hiệu đau bụng trên rốn
Bệnh viêm ruột thừa cũng có dấu hiệu đau bụng trên rốn

Sỏi mật

Sỏi mật là một bệnh lý tại đường tiết niệu, nguyên nhân đến từ sự kết tinh thành dạng tinh thể rắn cholesterol và nhiều chất khác trong túi mật. Có các loại sỏi mật như sỏi cholesterol, sỏi bilirubin, sỏi hỗn hợp… Những bệnh lý trong cơ thể như tiểu đường, thừa cân, béo phì, lối sống và chế độ dinh dưỡng bất hợp lý… là nguyên nhân chính gây bệnh.

Bạn có thể phát hiện sỏi mật thông qua các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, màu nước tiểu đậm, vàng da, sốt, nhiễm trùng đường mật… Bệnh nhân nên cảnh giác với các biến chứng như tắc ống dẫn mật, thủng đường mật, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng ổ bụng…

Tắc ruột

Khi sự chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm và làm tắc thức ăn được gọi là tắc ruột. Triệu chứng của bệnh gồm đau quặn bụng, chán ăn, táo bón, bụng chướng, nôn chất giống phân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như chấn thương, phẫu thuật bụng, nhiễm trùng huyết, đau tim, rối loạn chức năng cơ, ung thư đại tràng… Do đó, người bệnh nên sớm đi thăm khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Chướng hơi – khó tiêu

Đây là hiện tượng bụng căng cứng và có cảm giác ọc ạch đầy nước. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi đường ruột tăng quá mức do rối loạn chuyển hóa tinh bột hoặc rối loạn vi khuẩn hệ tiêu hóa. Chướng bụng – khó tiêu không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra sự phiền toái trong ăn uống – sinh hoạt.

Lý do gây ra chứng đầy bụng chủ yếu là do việc ăn uống thiếu điều độ hoặc các bệnh về đường tiêu hóa. Để chữa bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân còn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Những vi sinh vật trong cơ thể có thể gây viêm dạ dày ruột. Tuy nhiên, tác nhân chính gây nên bệnh lý này là virus.

Bệnh có thể gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, đau cơ, đau đầu, miệng – lưỡi khô, mất nước… Vì vậy, nếu nghi ngờ cơ thể mất nước, nôn nhiều, không thể bù đủ dịch, sốt cao liên tục,… tốt nhất nên đi khám tại bệnh viện.

Bệnh lý về gan, tuyến tụy

Cơ quan lớn thứ 2 của cơ thể sau da chính là gan, do đó, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Các bệnh lý tại gan – tuyến tụy chủ yếu do di truyền, nhiễm virus, uống rượu… Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự tổn thươn tại các tế bào gan – tuyến tụy. Những bệnh lý phổ biến về gan là sỏi đường mật trong gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, áp xe gan, ung thư gan…

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh về gan – tuyến tụy. Khi không sớm ngăn chặn, bạn có thể gặp phải các biến chứng xấu. Có thể kể đến như giãn tĩnh mạch, hôn mê gan, suy thận, rối loạn đông máu, nhiễm trùng…

Cách xác định bệnh khi bị đau bụng trên rốn

Muốn biết đau bụng trên rốn là bệnh gì, bạn cần theo dõi tình trạng đau của bản thân. Nếu cơn đau không tái phát nhiều lần, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống. Việc ăn uống thiều điều độ khiến bản thân bị đầy bụng hoặc khó tiêu hóa.

Trường hợp đau đớn xuất hiện dai dẳng, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra hoặc siêu âm ổ bụng. Hoạt động này giúp người bệnh có thể kiểm tra gan, tụy, mật, lách hoặc hệ tiết niệu.

Bệnh nhân có thể tiến hành siêu âm ổ bụng để xác định vị trí đau bụng
Bệnh nhân có thể tiến hành siêu âm ổ bụng để xác định vị trí đau bụng

Trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi dạ dày để đưa ra kết quả chính xác nhất. Điều này giúp chuyên gia xác định mức độ nặng nhẹ và những yếu tố gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra vi khuẩn Hp và xác định phương pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn biến chứng.

Khi nào bị đau bụng nên gặp bác sĩ

Nếu bệnh nhân đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng vẫn không làm giảm tình trạng đau thì cần sớm đi gặp bác sĩ. Người bệnh có thể gặp triệu chứng bất thường và ảnh hưởng đến sức khỏe khi không tìm được cách can thiệp kịp thời. Những trường hợp cần sớm đi thăm khám là:

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ kịp thời khi cơn đau trở nên nguy cấp
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ kịp thời khi cơn đau trở nên nguy cấp
  • Nôn ói nhiều lần khiến cơ thể mệt mỏi
  • Cơn đau có dấu hiệu tăng cao và di chuyển dần dần xuống dưới bên phải bụng
  • Gặp phải các cơn đau cằm, ngực, cánh tay, sau lưng
  • Xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, khó thở
  • Sốt hơn 38 độ C
  • Cảm giác như bụng ngày càng phình to

Cách điều trị đau bụng trên rốn

Người bệnh có thể làm giảm tình trạng đau bụng trên rốn khi áp dụng đúng phương pháp. Một số cách cải thiện cơn đau là:

Cách làm giảm cơn đau tại nhà

Các phương pháp đơn giản nhất để giảm đau tại nhà và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng là:

  • Chườm nóng

Đây là phương pháp khá hiệu quả để làm giảm viêm và giảm đau. Bạn có thể chườm nóng bằng cách bọc bình nước nóng bằng khăn. Sau đó, bạn đặt khăn lên vùng bị đau trong 5 – 10 phút. Khi chườm, người bệnh chú ý không để vùng bụng bị bỏng, rát. Nếu cơn đau vẫn xuất hiện bạn cần lặp lại bước này.

  • Uống nước ấm

Nước sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các phản ứng hóa học xảy ra. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và làm giảm cơn đau do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu. Nhưng người bệnh không nên sử dụng những loại đồ uống chứa chất kích thích.

  • Dùng lá bạc hà

Bệnh nhân cần chuẩn bị nguyên liệu gồm gừng, lá bạc hà, tỏi băm, hạt thì là, tiêu đen. Bạn đem xay nhuyễn tất cả nguyên liệu với nhau rồi pha hỗn hợp cùng nước ấm. Mỗi ngày bạn uống 2 lần, kiên trì thực hiện từ 1 – 2 tuần để làm giảm cơn đau.

  • Sử dụng vỏ quýt

Nguyên liệu cần có gồm 10g vỏ quýt, 10g gừng tươi, 30g gạo. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, trộn đều, đun sôi hỗn hợp. Tiếp theo, bạn chắt phần nước này để uống hàng ngày. Vì vitamin C trong vỏ quýt có khả năng kháng viêm và giảm đau nên bệnh nhân sẽ sớm đẩy lùi bệnh tật.

Chữa đau bụng trên rốn bằng thuốc tây

Nếu cơn đau quá dữ dội thì người bệnh cần tìm đến các loại thuốc. Chẳng hạn như thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng,… Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung men vi sinh để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Lưu ý, thuốc tây chỉ là biện pháp tạm thời. Trên thực tế, tân dược không thể giải quyết được tận gốc căn nguyên gây đau bụng trên rốn. Do đó, tình trạng này hoàn toàn có thể tái phát trong tương lai. Mặt khác, tây y có thể phát sinh tác dụng phụ, vì vậy người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị.

Bị đau bụng trên rốn cần lưu ý gì?

Nếu cơ thể xuất hiện cơn đau ở vùng bụng trên rốn, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau để quá trình chữa bệnh mang lại hiệu quả tốt. Đồng thời, đây cũng là cách để hạn chế những biến chứng nguy hiểm

Tránh căng thẳng, lo âu

Não và ruột là hai cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu não bị căng thẳng sẽ làm nhu động ruột co bóp bất thường và hình thành các cơn đau. Lúc này, lợi khuẩn bị tiêu diệt và dịch vị axit được sản xuất nhiều để hại khuẩn phát triển. Vì vậy, người bệnh nên tập thiền, yoga, khí công nhẹ nhàng để đẩy lùi mệt mỏi, stress.

Kiểm tra cơ quan tiêu hóa – gan, mật

Nếu xuất hiện dấu hiệu đau nhói từng cơn trên rốn, bệnh nhân hãy đi nội soi tiêu hóa. Biện pháp này giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tận gốc. Thêm vào đó, nội soi còn giúp phát hiện các thương tổn tại ống tiêu hóa. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ xác định đúng mức độ sung huyết, lở loét tại niêm mạc dạ dày.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Một thực đơn dinh dưỡng có thể giúp người bệnh hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng đau bụng trên rốn. Do đó, bạn cần nhớ kỹ:

  • Chỉ sử dụng thực phẩm sạch và không chứa hóa chất. Thực hiện ăn chín uống sôi, nói không với gỏi cá, tiết canh
  • Hạn chế nạp vào cơ thể các thực phẩm chứa nhiều gia vị chua cay, dầu mỡ, lên men…
  • Tăng cường thức ăn giàu chất xơ như củ quả, rau xanh, trái cây… Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không ăn quá no vào buổi tối.
  • Không sử dụng hoặc hạn chế các sản phẩm từ sữa có đường lactose khó tiêu. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều lợi khuẩn Bifidobacterium để tăng sức đề kháng và tốt cho đường ruột.
Một thực đơn dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất lớn cho đường ruột
Một thực đơn dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất lớn cho đường ruột

Có thể thấy, đau bụng trên rốn tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Khi người bệnh không điều trị, tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Ngay từ bây giờ, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến bản thân để tránh những biến chứng có hại.

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?