Lợi ích tuyệt vời của đai đeo thoát vị đĩa đệm bạn nên biết

Đai đeo thoát vị đĩa đệm là dụng cụ hỗ trợ điều trị căn bệnh xương khớp được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm này có tác dụng và lợi ích gì? Sử dụng trong trường hợp nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lợi ích của đai đeo thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mắc. Đặc trưng nhất là tình trạng đau nhức ở người bệnh, cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ cho tới dữ dội, khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Đồng thời bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động trong tương lai. Nếu như không được điều trị ngay có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, phải kể tới các biến chứng như teo cơ, bại liệt, xơ hóa xương khớp.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì sử dụng dụng cụ đai đeo thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Phương pháp này đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. 

Đai đeo thoát vị đĩa đệm hoạt động với nguyên lý cố định cột sống
Đai đeo thoát vị đĩa đệm hoạt động với nguyên lý cố định cột sống

Dụng cụ này hoạt động với nguyên lý cố định cột sống, từ đó tác động để nhân nhầy trở về vị trí ban đầu. Cụ thể, đeo đai thường xuyên và đúng cách mang lại một số lợi ích như sau:

  • Giúp người bệnh giữ tư thế đúng chuẩn: Tư thế này sẽ giúp cho những hoạt động quá tầm của cột sống bị loại bỏ. Từ đó giúp các triệu chứng có liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm được thuyên giảm. Người bệnh nhanh chóng hồi phục.
  • Giúp giảm áp lực lên cột sống: Đai có khả năng giảm đi các áp lực chèn ép lên cột sống. Nhờ vậy, triệt tiêu hiệu quả nguyên nhân gây bệnh.
  • Nắn xương bị lệch: Với người có xương cột sống bị lệch do các hoạt động nặng nhọc hoặc do sai tư thế ngồi trong thời gian dài, sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ điều trị, đưa về tư thế chuẩn ban đầu.

Một số loại đai đeo chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại đai đeo thoát vị đĩa đệm. Sử dụng loại nào phù hợp và hiệu quả nhất cần dựa vào nguyên nhân, tình trạng cụ thể của người bệnh. Hiện nay, các loại đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm ngoài chức năng cố định, giảm đau còn được bổ sung tác dụng massage giúp giảm đau và thư giãn hiệu quả.

Đai đeo có tác dụng giảm đau hiệu quả, giảm áp lực lên vùng cột sống
Đai đeo có tác dụng giảm đau hiệu quả, giảm áp lực lên vùng cột sống

Dưới đây là tổng hợp một số sản phẩm phổ biến nhất người bệnh có thể tham khảo:

  • Đai đeo với tác dụng kéo giãn cột sống lưng: Đai đeo có tác dụng kéo giãn khoảng cách các đốt sống lưng. Từ đó giúp làm giảm áp lực lên vùng cột sống. Thiết bị cũng giúp đốt sống lưng và dây thần kinh được thư giãn. Kiên trì sử dụng và dùng đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức hiệu quả.
  • Đai đeo định hình cột sống: Đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho những người bị cong vẹo cột sống. Ngoài ra đai đeo còn được sử dụng trong các trường hợp bị biến chứng do thoát vị đĩa đệm. Sử dụng sản phẩm lâu dài sẽ giúp cột sống được định hình. Nhờ đó cột sống sẽ trở lại tư thế ban đầu trước khi bị bệnh.
  • Đai đeo cố định cột sống: Đây là loại đai đeo phổ biến nhất trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Loại đai đeo này được làm từ các chất liệu khác nhau. Trong đó phải kể tới chất liệu kim loại có gia cố nhựa hoặc chất liệu vải tổng hợp. Đai lưng dạng vải được sử dụng nhiều hơn nhờ trọng lượng nhẹ và tiện lợi khi sử dụng. Thiết kế dạng đai vải có miếng dán ở 2 đầu, 1 miếng nẹp để cố định phần cột sống. Sản phẩm giúp người bị thoát vị đĩa đệm, bị đau lưng, đau thắt lưng nhanh chóng giảm đau hiệu quả.

Ai nên và không nên dùng đai đeo điều trị thoát vị đĩa đệm?

Nhờ thiết kế đặc biệt, đai đeo chữa thoát vị đĩa đệm là dụng cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể sử dụng sản phẩm này.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là đối tượng nên sử dụng đai đeo lưng
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là đối tượng nên sử dụng đai đeo lưng

Dưới đây là tổng hợp các trường hợp có thể sử dụng dụng cụ này:

  • Sử dụng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có các cơn đau cấp tính. Những cơn đau này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. 
  • Sử dụng đai lưng với các trường hợp phải hoạt động nhiều, phải đi lại hoặc những người làm văn phòng, ngồi cố định lâu tại 1 chỗ.
  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi phải di chuyển bằng phương tiện giao thông và trên đoạn đường dài. Trường hợp này sử dụng đai lưng để cố định, tránh đường xóc ảnh hưởng tới vết thương.
  • Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sử dụng đai lưng để cố định xương. Sản phẩm này sẽ giúp người bệnh hạn chế cơn đau, nhờ đó đi lại và di chuyển dễ dàng hơn.

[middle_link]

Vậy đối tượng không nên sử dụng đai đeo thoát vị đĩa đệm? Sử dụng đai đeo quấn quanh lên vùng thắt lưng sẽ có tác dụng cố định cột sống, giảm các cơn đau. Sản phẩm còn giúp hạn chế tình trạng gù lưng hay gập cổ.

Tuy vậy không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng đai đeo này. Không sử dụng dụng cụ này cho những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Bệnh nhân bị gãy xương, loãng xương hoặc viêm cột sống dính khớp.
  • Trường hợp bệnh nhân có khối u hoặc bị nhiễm trùng cột sống.
  • Người bệnh đang dùng các loại thuốc làm loãng máu.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng, có một số tai biến có thể gặp với dụng cụ hỗ trợ này, đặc biệt là những tai biến khiến các cơn đau tăng nặng ở vùng thoát vị. Nguyên nhân là do hệ cơ hoặc dây chằng đã bị kéo căng đột ngột.

Một tai biến khác khi sử dụng đó là người bệnh cảm thấy choáng váng, kéo theo đó là thay đổi huyết áp. Nguyên nhân có thể là do đai đeo đã tác động và gây kích thích hệ thống dây thần kinh thực vật. Chính vì vậy, trước khi sử dụng đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý trong quá trình dùng đai đeo điều trị thoát vị đĩa đệm

Đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả và sản phẩm cũng ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên để dụng cụ này phát huy hết hiệu quả thì việc sử dụng đúng cách, đúng đối tượng là điều hết sức quan trọng.

Sử dụng sản phẩm bừa bãi, không tuân theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến bệnh tình kéo dài và trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sử dụng công cụ hỗ trợ này.

Lựa chọn những sản phẩm chất lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất
Lựa chọn những sản phẩm chất lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất
  • Đây chỉ là dụng cụ hỗ trợ, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng dụng cụ này. Nếu bạn đeo đai thường xuyên, phần cột sống của bạn sẽ mất đi tính dẻo dai, dần dần phụ thuộc hoàn toàn vào 1 thiết bị.
  • Chỉ nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên về thoát vị đĩa đệm.
  • Khi mua dụng cụ này nên chọn các cơ sở uy tín, chọn mua loại phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh.
  • Không nên sử dụng đai thường xuyên vào các ngày quá nóng bức.
  • Không bơm đai quá nhanh để tạo cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng nên dừng ngay nếu như thấy có sự thay đổi bất thường.
  • Người bệnh nên kết hợp việc sử dụng đai đeo với các biện pháp vật lý trị liệu để điều trị dứt điểm căn bệnh. 

Đai đeo thoát vị đĩa đệm là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên lạm dụng thiết bị này và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

4.8/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?