Top 6 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Tỏi Hiệu Quả, An Toàn 2022

Chữa tổ đỉa bằng tỏi là một cách khá hiệu quả để cải thiện triệu chứng trong trường hợp bệnh nhẹ. Bạn hãy tham khảo ngay 6 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi tại nhà trong bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình cách chữa hữu ích nhất nhé.

Tác dụng chữa bệnh tổ đỉa của tỏi

Tỏi là một gia vị quen thuộc trong mọi gian bếp Việt. Tỏi cũng được biết đến như một nguyên liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Phương pháp chữa tổ đỉa bằng tỏi cũng là một trong những mẹo dân gian được lưu truyền và sử dụng rộng rãi.

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, thường dùng để chữa khí hư, tiểu tiện khó, trướng bụng, tiêu nhọt… Tỏi được dùng để cải thiện một số triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu ở bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Hơn thế, những nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, các thành phần chống oxy hóa trong tỏi như allicin, phytonutrients có tác dụng làm giảm các tổn thương da và ngăn ngừa bệnh tổ đỉa phát triển. Dịch ép từ tỏi tươi còn giúp ức chế sự phát triển của các loại nấm men, vi khuẩn và virus.

Từ đó làm giảm nguy cơ tổ đỉa lan rộng, bội nhiễm và hạn chế tình trạng tái phát. Một số hoạt chất khác của tỏi có thể phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng ức chế sự hình thành gốc tự do, chống ung thư, có khả năng tiêu diệt hơn 60 loại nấm độc gây bệnh. Đồng thời các hoạt chất trong tỏi cũng kích thích sự phát triển của 20 loại lợi khuẩn khác, hỗ trợ tăng sức đề kháng và giúp bệnh chóng lành hơn.

Tỏi có nhiều công dụng tốt để chữa bệnh tổ đỉa
Tỏi có nhiều công dụng tốt để chữa bệnh tổ đỉa

Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa từ nguyên liệu chính là tỏi được đánh giá cao, cho hiệu quả tốt. Nếu bạn biết phối hợp việc sử dụng tỏi và chăm sóc, sinh hoạt đúng cách, bệnh tổ đỉa sẽ sớm được đẩy lùi.

Hướng dẫn cách thực hiện 6 mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi

Dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa tổ đỉa bằng tỏi, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như rượu, muối, mật ong… Dưới đây là một số cách được sử dụng phổ biến nhất:

Dùng nước ép tỏi chữa bệnh tổ đỉa

Đây là cách chữa đơn giản, dễ thực hiện nhất. Dịch ép tỏi được thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và sát trùng mạnh. Do vậy, nếu áp dụng mẹo chữa này thường xuyên, các triệu chứng bệnh tổ đỉa có thể nhanh chóng được cải thiện, đồng thời giảm nguy cơ bội nhiễm và tái phát.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi, bóc vỏ và giã nát.
  • Thêm 50ml nước vào, trộn đều và để khoảng 4 phút.
  • Chắt, gạn lấy nước cốt.
  • Dùng bông gòn thấm dịch ép tỏi và thoa nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị.
  • Để dịch ép trên da khô đi rồi thoa thêm 3 – 4 lớp nữa.
  • Sau 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước sạch và lau khô da.

Lưu ý: Dịch ép tỏi có vị cay nồng, có thể gây xót da. Vì vậy, bạn nên tránh áp dụng mẹo này khi da có vết thương hở hoặc các mụn nước đã vỡ.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi và mật ong

Phương pháp này thường được áp dụng khi các tổn thương đang trong giai đoạn hồi phục. Mật ong chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa và thành phần dưỡng ẩm cao, có khả năng làm dịu da, giảm ngứa, thúc đẩy tốc độ tái tạo da, giúp da nhanh chóng lành lại như bình thường.

Bên cạnh đó, mật ong còn có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt, giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm và tái phát bệnh.

Mật ong và tỏi thúc đẩy quá trình phục hồi da
Mật ong và tỏi thúc đẩy quá trình phục hồi da

Hướng dẫn cách làm:

  • Bóc vỏ 200g tỏi và cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ mật ong ngập tỏi, đậy kín và ngâm trong khoảng 2 tuần.
  • Mỗi lần uống 1 thìa mật ong, ngày dùng 2 lần.
  • Có thể kết hợp lấy tỏi chà xát lên vùng da đang điều trị và rửa sạch sau 15 phút.

Đây là phương pháp kết hợp cả trong và ngoài, vừa cải thiện triệu chứng, tăng tốc độ hồi phục bệnh vừa nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát và bội nhiễm.

Chữa tổ đỉa bằng tỏi và muối

Muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và giảm ngứa ngoài da rất tốt. Với những trường hợp tổ đỉa ngứa nhiêu, bạn có thể sử dụng tỏi kết hợp với muối.

Cách làm như sau:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước.
  • Chuẩn bị 5 – 7 tép tỏi, bóc vỏ, đập dập và cho vào nồi nước đang sôi.
  • Để trong khoảng 10 phút thì đổ nước tỏi ra chậu.
  • Thêm 2 thìa muối vào khuấy đều và để cho nước nguội bớt.
  • Ngâm vùng da tay, chân đang bị tổ đỉa vào chậu nước đến khi nguội hẳn thì dừng lại.
  • Dùng khăn bông mềm lau khô da.

Ngâm tay, chân bị tổ đỉa vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm, từ đó cải thiện giấc ngủ và thể trạng tốt hơn. 

Giảm ngứa do tổ đỉa bằng rượu tỏi

Rượu trắng có tính sát khuẩn và chống viêm ngoài da rất tốt. Khi kết hợp với tỏi có thể tối ưu tác dụng của cả 2 loại nguyên liệu này, giúp tăng cường khả năng chống ngứa, giảm viêm, tiêu mụn nước. Mẹo này thường được áp dụng trong giai đoạn mụn nước mới hình thành.

Rượu tỏi có tính kháng viêm, sát khuẩn rất tốt
Rượu tỏi có tính kháng viêm, sát khuẩn rất tốt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 tép tỏi, bóc vỏ và cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ vào bình 300ml rượu trắng và ngâm khoảng 7 – 10 ngày.
  • Làm sạch vùng da bị tổ đỉa, lấy bông gòn thấm rượu và thoa đều lên da.
  • Sau khi thoa rượu tỏi lên da không da không cần rửa lại, chỉ rửa lại khi tắm.

Về bản chất, rượu có khả năng làm khô da nếu sử dụng nhiều. Đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm, rượu có thể gây ra các hiện tượng kích ứng, bong tróc, phát ban, nổi mẩn. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc trước khi sử dụng rượu tỏi để chữa tổ đỉa tại nhà.

Chữa tổ đỉa bằng tỏi nhờ các món ăn đơn giản

Bên cạnh các phương pháp sử dụng tỏi tại chỗ để tổ đỉa, dân gian còn lưu truyền nhiều món ăn đơn giản nhằm hỗ trợ quá trình điều trị căn bệnh da liễu này.

Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu tích, hành khí. Bổ sung tỏi từ các món ăn không chỉ giúp đào thải các độc tố, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch mà còn tăng cường hấp thu, cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, ăn tỏi thường xuyên còn giúp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng Người bệnh tổ đỉa có thể bổ sung tỏi trong thực đơn hằng ngày bằng cách ăn sống, nêm nếm gia vị hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tỏi đường ăn uống với một liều lượng phù hợp. Bởi dùng quá nhiều tỏi có thể gây ợ nóng, đau dạ dày…

Chữa tổ đỉa bằng cách đắp gừng và tỏi

Chữa tổ đỉa bằng tỏi kết hợp với gừng là mẹo dân gian trị bệnh mang lại hiệu quả ca. Theo đó mẹo đắp gừng tỏi thích hợp với những trường hợp tổ đỉa có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tương tự như tỏi, gừng có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm cực tốt. Nó sẽ làm tiêu mụn nước, cải thiện triệu chứng cơ năng do bệnh tổ đỉa gây ra.

Đắp gừng tỏi chữa tổ đỉa hiệu quả
Đắp gừng tỏi chữa tổ đỉa hiệu quả

Thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn làm theo các bước sau:

  • Chuẩn bị ½ củ gừng, 2 nhánh tỏi, rửa sạch và giã nát.
  • Làm sạch vùng da cần điều trị sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp gừng tỏi lên da.
  • Để yên hỗn hợp này trên da khoảng 5 phút rồi dùng nước sạch để rửa lại.
  • Lưu ý: Với những trường hợp có vết thương hở không áp dụng biện pháp này.

Chữa tổ đỉa bằng tỏi tại nhà cần lưu ý điều gì?

Dùng tỏi để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da như tổ đỉa được đánh giá là có độ an toàn cao và chi phí thấp. Tuy nhiên, như đã nói, tỏi có đặc tính hơi độc, nên nếu dùng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây kích ứng, nóng da hoặc một số tác dụng không mong muốn khác. Vậy nên, khi áp dụng mẹo chữa bệnh này, bạn cần lưu ý:

Bạn nên kết hợp thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nâng cao hiệu quả điều trị
Bạn nên kết hợp thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Các mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi được dân gian lưu truyền, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nên không được dùng để thay thế các phương pháp chữa bệnh chính thống khác. Có thể dùng kết hợp song song theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa và thể trạng mỗi người. Vì vậy, nếu dùng một thời gian mà bệnh không tiến triển hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên ngừng sử dụng ngay.
  • Tuyệt đối không dùng tỏi cho những trường hợp da có tổn thương hở, lở loét hoặc các mụn nước đã bị vỡ, có dấu hiệu bội nhiễm (mưng mủ, đau nhức, sốt, mệt mỏi…)
  • Vệ sinh sạch sẽ các vùng da cần điều trị trước khi sử dụng tỏi dùng tại chỗ.
  • Tránh chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương trong quá trình thực hiện.
  • Chỉ nên áp dụng các mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi cho những trường hợp bệnh nhẹ. Với trường hợp bệnh nặng hơn, mụn nước lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và đi lại, người bệnh nên tìm gặp các bác sĩ để chích vỡ mụn và chỉ định các phương án điều trị phù hợp.
  • Nếu có xuất hiện bất cứ biểu hiện dị ứng hay bất thường nào, người bệnh nên ngừng sử dụng tỏi và đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Phần lớn các phương pháp chữa tổ đỉa bằng tỏi kể trên đây để rất hữu dụng và được ứng dụng nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý nhất. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?