Top 7 Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Quả 2022

Chữa á sừng bằng lá lốt là một trong những bài thuốc được dân gian lưu truyền từ rất nhiều đời. Cho đến nay hiệu quả của những bài thuốc này vẫn luôn được rất nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng mỗi ngày. Cùng học dân gian 7 cách chữa á sừng bằng lá lốt và những lưu ý trong quá trình điều trị chuyên gia khuyên bạn trong bài viết dưới đây.

Tại sao lá lốt chữa được bệnh á sừng

Lá lốt là một loại cây mọc hoang hoặc được trồng trong vườn nhà với chiều cao từ 30 – 40cm, lá mọc đơn có mùi thơm đặc trưng. Từ lâu, người ta đã biết đến loại cây này như một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà ít ai để ý đến những công dụng chữa bệnh của chúng. 

Lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và thúc đảy làm lành da
Lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và thúc đảy làm lành da

Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 cho biết, trong đông y, lá lốt là một vi thuốc có vị cay tính ấm, có tác dụng chống phong hàn, giảm đau và làm liền vết thương khá tốt. Do vậy, chúng được dùng để chữa một số bệnh ngoài da như vảy nến, á sừng. 

Ngoài ra, với các bệnh ngoài da như á sừng, người ta tìm thấy trong lá lốt một số hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm hiệu quả.

Do vậy, sử dụng lá lốt là một trong những bài thuốc dân gian điều trị bệnh á sừng đến nay vẫn được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng.

Các bài thuốc chữa á sừng bằng lá lốt phổ biến nhất

Về cơ bản, bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có liên quan mật thiết đến di truyền và các rối loạn miễn dịch của cơ thể. Do vậy, việc sử dụng lá lốt hay bất cứ nguyên liệu tự nhiên nào để chữa bệnh đều nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng ngứa, khô da, bong sừng, nứt nẻ và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.

Bạn có thể tham khảo và áp dụng 6 cách chữa á sừng bằng lá lốt sau:

Cách 1: Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt nhờ bài thuốc ngâm rửa

Đây là phương pháp được khá nhiều bệnh nhân áp dụng hằng ngày và thấy được tiến triển khá tốt sau một thời gian kiên trì thực hiện.

Giã lá lốt để đắp lên vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng là một phương pháp rất hữu hiệu
Giã lá lốt để đắp lên vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng là một phương pháp rất hữu hiệu

Để áp dụng bài thuốc này, bạn cần:

  • Lấy khoảng 100g lá lốt đem rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng để diệt khuẩn đồng thời tăng cường công dụng chữa bệnh.
  • Vò nát lá lốt rồi đun sôi với khoảng 1,5l nước trong 10 – 15 phút để dược chất từ lá lốt hòa tan vào nước.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da mắc bệnh và nhớ dùng bã lá lốt chà nhẹ lên nhanh chóng làm lành các tổn thương da.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần. Sau một thời gian sẽ nhận thấy da bớt bong sừng và đỡ khô hơn.

Cách 2: Đắp lá lốt chữa bệnh á sừng

Với cách này, bạn có thể tiến hành theo các bước:

  • Dùng khoảng 50g lá lốt tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối như cách 1 và để ráo. 
  • Giã nát lá lốt và đem đắp ngay lên vùng da bị á sừng. Dùng vải cố định lá lốt trong khoảng 30 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm lên.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh giảm hẳn.

Cách 3: Xông hơi chữa bệnh á sừng bằng lá lốt

Đây cũng là một phương pháp chữa bệnh á sừng được nhiều người sử dụng vì thực hiện đơn giản và hiệu quả mang lại không hề thua kém bất kỳ cách chữa nào khác.

Cách chữa á sừng bằng phương pháp xông hơi với lá lốt
Cách chữa á sừng bằng phương pháp xông hơi với lá lốt

Để thực hiện phương pháp xông hơi này, bạn cần:

  • Dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo như 2 cách trên.
  • Vò nát lá lốt và đun sôi với 1l nước trong khoảng 3 – 5 phút, thêm 1 chút muối biển.
  • Đổ nước ra bát to hoặc chậu nhỏ rồi tiến hành xông hơi vùng da cần điều trị. Tinh dầu cùng các dược chất có trong lá lốt sẽ thấm vào da và nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Nên thực hiện cách này ít nhất 5 – 7 ngày, hoặc cho đến khi khỏi bệnh.

Cách 4: Uống nước lá lốt chữa bệnh á sừng

Với cách chữa bệnh này, bạn cần chuẩn bị khoảng 50g lá lốt rồi thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa sạch lá lốt sau đó thái nhỏ rồi bỏ lên chảo và sao vàng.
  • Cho phần lá lốt đã sao vào sắc cùng 3 chén nước, đến khi cạn còn 1 chén thì uống trực tiếp.
  • Uống liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng bệnh.

Cách 5: Dùng lá lốt để ăn

Lá lốt không chỉ là một nguyên liệu chữa bệnh mà còn là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Các món ăn sử dụng lá lốt có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng nhờ dược chất đi sâu và thấm vào máu qua đường tiêu hóa.

Một số món ăn từ lá lốt mang lại công dụng chữa bệnh á sừng
Một số món ăn từ lá lốt mang lại công dụng chữa bệnh á sừng

Để chữa bệnh á sừng, bạn có thể ăn sống lá lốt hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến các món như chả cuốn lá lốt, bún lươn cuốn lá lốt, đậu phụ cuốn lá lốt,… 

Chả cuốn lá lốt

Nguyên liệu: Thịt lợn băm nhỏ, hành lá, lá lốt, gia vị, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt bỏ cuống và rửa sạch rồi để ráo nước để khi rán không bị bắn dầu.
  • Cho hành lá thái nhỏ và trộn cùng thịt lớn.
  • Cho thêm gia vị vừa ăn vào trộn cùng, có thể thêm ớt, tiêu tùy khẩu vị.
  • Cuốn thịt đã ướp được vào mặt trái của lá lốt và cuốn miếng vừa ăn.
  • Đun nóng dầu trên chảo và cho lá lốt vào rán đều 2 mặt.
  • Gắp chả ra đĩa và ăn cùng cơm nóng.

Đậu phụ cuốn lá lốt

Nguyên liệu: Đậu, lá lốt, nấm rơm, mộc nhĩ, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch và để ráo nước, khô đều. Mộc nhĩ, nấm rơm rửa và cắt nhỏ.
  • Trộn đậu hũ cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị và ướp khoảng 20 phút.
  • Cuốn đậu hũ vào lá lốt vào chiên trên chảo đã nóng dầu.
  • Đến khi chín đều cả 2 mặt thì gắp để trên giấy thấm dầu.

Cách 6: Chữa á sừng bằng cách tắm lá lốt 

Với phương pháp này, bạn không chỉ dùng lá lốt mà có thể dùng toàn cây, bao gồm cả rễ và thân cây.

Hướng dẫn:

  • Lấy 10 cây lá lốt (bao gồm cả rễ) rửa sạch với nước
  • Đun với 2l nước trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Để nguội bớt hoặc pha thêm với nước lạnh để tắm. Trong quá trình tắm có thể lấy bã lá lốt chà nhẹ lên vùng da bị á sừng. 
  • Dùng khăn bông sạch lau khô người mà không cần tắm lại nước sạch.

Cách 7: Dùng nước lá lốt bôi lên vùng da bị á sừng

Tương tự như dùng bã lá lốt đắp lên vùng da bị á sừng, dùng nước lá lốt bôi cũng giúp các tổn thương mau lành hơn. Khi bôi nước lá lốt người bệnh sẽ không cần thay băng gạc nhiều lần và có thể thực hiện với những vùng da bị á sừng lớn.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch bụi bẩn và để ráo trong rổ.
  • Giã nát rồi ép lấy nước cốt, phần bã đem bỏ.
  • Rửa sạch và lấy khăn lau khô vùng da bị á sừng.
  • Bôi nước ép vừa thu được lên da một lớp mỏng và để qua đêm.
  • Áp dụng cách này mỗi ngày khoảng 1 lần là được.

Một số lưu ý khi chữa á sừng bằng lá lốt

Theo bác sĩ Lê Phương, các bài thuốc chữa á sừng bằng lá lốt khá an toàn và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính, nhằm mục đích hỗ trợ điều trị triệu chứng, không có tác dụng loại bỏ căn nguyên và ngừa bệnh tái phát. Do vậy, những trường hợp bệnh mãn tính, triệu chứng nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý:

Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào
Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào
  • Lựa chọn nguyên liệu chữa bệnh (lá lốt) sạch, nguồn gốc rõ ràng, sơ chế sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Khi ăn hoặc uống lá lốt chỉ nên dùng 1 lượng vừa phải. Bởi tính chất lá lốt nếu dùng quá nhiều có thể gây nóng trong người, nổi mụn, làm da khô và dễ nứt nẻ hơn.
  • Không chà xát hoặc bóc lớp sừng da khi chúng chưa bong hoàn toàn trong quá trình điều trị.
  • Cần kiên trì và áp dụng thường xuyên mới thấy được hiệu quả do dược chất trong lá lốt tác dụng khá chậm.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để ngăn chặn tình trạng sừng hóa da. Tốt nhất nên bôi 3 lần/ ngày.
  • Kết hợp chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ nước, hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hài, xà phòng, đồ vật mạ kim loại đặc biệt là niken và coban. Nếu công việc buộc phải tiếp xúc, bạn nên có các biện pháp bảo hộ an toàn.
  • Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy có dấu hiệu dị ứng hoặc bất thường, bạn nên dừng sử dụng và đến các cơ sở y tế kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về 7 bài thuốc chữa á sừng bằng lá lốt trên đây, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.

XEM THÊM:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?