3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Tay, Ngón Tay Hiệu Quả 2022

Những cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng Tây y, Đông y hay mẹo dân gian đều có thể làm giảm khô ngứa, nứt nẻ, bong tróc da hiệu quả. Tuy nhiên, các biện pháp này đều có những ưu nhược điểm nhất định. Vậy sử dụng các phương pháp chữa á sừng ở bàn tay, ngón tay này như thế nào để an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh này.

Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một chứng viêm da cơ địa được đặc trưng bởi tình trạng sừng hóa, nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy, chảy máu ở da. Á sừng ở tay là thể của bệnh á sừng. Khi đó, các tổn thương chủ yếu xảy ra ở  một số vị trí như khuỷu tay, đầu ngón tay, lòng hoặc rìa bàn tay. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng một số yếu tố như cơ địa, di truyền, thời tiết, hóa chất, dinh dưỡng… được xem là những tác nhân chính.

Bệnh á sừng ở tay cần được điều trị sớm, đúng cách
Bệnh á sừng ở tay cần được điều trị sớm, đúng cách

Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cầm nắm nhưng lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng móng, nhiễm trùng, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến người bệnh mặc cảm, mất tự tin trong giao tiếp.

Do đó, để kiểm soát bệnh, ngừa biến chứng và tái phát, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Sau đây là 3 phương án điều trị tốt nhất các chuyên gia có thể hướng dẫn bạn:

Chữa bệnh á sừng ở tay bằng thuốc Tây

Là phương án chữa bệnh á sừng ở tay được ưu tiên và lựa chọn phổ biến nhất do tính tiện lợi và cho hiệu quả tác dụng nhanh. Thông thường, để điều trị bệnh á sừng ở tay, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi và thuốc uống để kiểm soát bệnh và cải thiện các triệu chứng.

Thuốc bôi ngoài da trị á sừng

  • Thuốc Acid Salicylic  Đây là một hoạt chất có tác dụng tiêu sừng, hoạt động bằng cách tăng lượng hơi ẩm trong da và phân rã các chất làm các tế bào da dính lại với nhau, để loại bỏ chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, acid salicylic còn có tác dụng chống viêm, sát trùng, giảm thiểu tình trạng da bị viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây hoại tử da nếu người bệnh sử dụng không đúng liều lượng và thời gian quy định. 
  • Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có chứa các hoạt chất Betamethason, Dexamethason, Clobetason… để chống viêm, chống phù nề, giảm hiện tượng bong sừng tiến triển trong các đợt cấp của bệnh á sừng. Nhóm thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng kéo dài trên diện tích da lớn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dibetalic là dạng kết hợp acid salicylic và betamethason thường được dùng để chữa á sừng ở tay
Dibetalic là dạng kết hợp acid salicylic và betamethason thường được dùng để chữa á sừng ở tay
  • Thuốc chống nấm: Một số mỡ bôi chống nấm chứa griseofulvin, nizoral hoặc dẫn xuất imidazol,… được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp á sừng ở tay có nhiễm nấm.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Nhóm thuốc này có thể kể đến như Pimecrolimus, Tacrolimus có tác dụng giảm các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với dị nguyên, điều hòa quá trình tạo sừng ở da. Từ đó giảm và cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Kem dưỡng da: Các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại kem dưỡng da chuyên dụng, có các thành phần lành tính, an toàn cho làn da nhạy cảm để cải thiện các tình trạng khô ngứa, nứt nẻ, bong tróc da tay.

Á sừng uống thuốc gì?

  • Thuốc corticoid (Prednisolon, Dexamethason…): Bên cạnh những chế phẩm dạng bôi ngoài, bác sĩ có thể chỉ định 5 – 10 ngày Corticoid đường uống để hỗ trợ điều trị triệu chứng trong các trường hợp nặng.
  • Thuốc kháng Histamin H1 (Fexofenadine, Loratadin và Cetirizin): Các thuốc nhóm này hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình gắn histamin, một chất trung gian hóa học gây dị ứng, vào thụ thể của chúng tại tế bào da để gây ra các phản ứng ngứa, khô. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng này.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Nhóm thuốc này được chỉ định khi có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm ở da.
  • Vitamin tổng hợp: Các loại vitamin A, D, E, C, B… được bổ sung trong các đơn thuốc trị á sừng ở bàn tay, đầu ngón tay để tăng cường chức năng cải thiện triệu chứng và thúc đẩy quá trình tái tạo, làm lành tổn thương da.

Trong quá trình sử dụng các thuốc tây y dạng bôi, viên uống người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn để để tránh những ảnh hưởng không tốt khi sử dụng:

  • Các loại thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu không được dùng đúng liều lượng và thời gian. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ quy định và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ điều trị. 
Sử dụng thuốc tây đúng liều lượng và thời gian để tránh tác dụng không mong muốn
Sử dụng thuốc tây đúng liều lượng và thời gian để tránh tác dụng không mong muốn
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng, vì hiệu quả càng nhanh càng dễ gây ra biến chứng sức khỏe về lâu dài như suy thận, suy gan, loét dạ dày, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đái tháo đường…
  • Các loại thuốc bôi ngoài da có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như dùng đường uống
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi mới thấy triệu chứng thuyên giảm và chưa khỏi hẳn hoàn toàn.
  • Không tự ý đổi thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có biểu hiện bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Các mẹo dân gian chữa bệnh á sừng ở tay

Phương pháp này thường áp dụng với những trường hợp á sừng ở tay ở mức độ nhẹ, cấp tính và chưa chó tổn thương hở như nứt nẻ, chảy máu.

Một số biện pháp dân gian có thể áp dụng để điều trị tại nhà như:

Một số nguyên liệu thảo dược tự nhiên dùng để chữa bệnh á sừng
Một số nguyên liệu thảo dược tự nhiên dùng để chữa bệnh á sừng
  • Chữa á sừng ở tay bằng lá lốt: Lấy khoảng 10 – 15 chiếc lá lốt, rửa sạch, đun sôi cùng 1 – 2l nước và một chút muối biển. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da tay bị á sừng.
  • Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay bằng trầu không: Có rất nhiều cách sử dụng lá trầu không để chữa á sừng tại nhà như: uống nước lá đun sôi; ngâm rửa hoặc xông hơi bằng cách sử dụng nước đun sôi lá trầu không với 1 chút muối biển. Hoặc giã nát và đắp lá trầu không lên vùng da cần điều trị.
  • Cách chữa bệnh á sừng ở bàn tay, ngón tay bằng lá đinh lăng và huyết dụ: Dùng 1 nắm lá cây đinh lăng với 1 nắm lá huyết dụ, rửa sạch và sắc với nước. Uống mỗi ngày 1 – 2 lần thuốc nước này cho đến khi khỏi bệnh.
  • Dùng lá chè xanh chữa bệnh á sừng ở tay: Chỉ cần đun sôi lá chè xanh với nước và một chút muối biển. Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị á sừng 1 tiếng mỗi ngày. Có thể dùng trước khi đi ngủ để giúp cải thiện giấc ngủ.
  • Sử dụng lá rau răm:  Lấy 1 nắm rau răm rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng 15 – 20 phút. Cho rau răm vào cối, nghiền nát và đắp trực tiếp lên vùng bị á sừng 1 – 2 lần mỗi ngày.

Ngoài ra người bệnh còn có thể dùng chanh, tỏi, nha đam (lô hội), cây vòi voi… . Chữa á sừng bằng dân gian rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chỉ dừng lại ở mức độ cải thiện triệu chứng, không có tác dụng điều trị bệnh. Cách chữa này cũng phù hợp với các tình trạng bệnh nhẹ, trường hợp nặng người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý để chữa bệnh á sừng ở tay an toàn, hiệu quả

Á sừng ở tay là bệnh mãn tính, tỷ lệ tái phát rất cao, đặc biệt là khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như thời tiết lạnh, hóa chất, dị nguyên, thực phẩm, thuốc… Do vậy, để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn và phòng tránh bệnh quai trở lại, các chuyên gia khuyến cáo bạn một số lưu ý:

  • Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc tâm dược vì dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
  • Tuyệt đối không được dùng tay cào gãi hay lấy vật cứng chà xát lên vùng da bệnh vì nó sẽ làm da bị trầy xước, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và khiến tổn thương lan rộng hơn.
  • Hạn chế ngâm chân, ngâm tay vào nước quá lâu, nhất là ngâm với nước muối và nước quá nóng vì nó sẽ khiến da bị khô hơn và dễ bong tróc hơn.
  • Dưỡng ẩm da tay thường xuyên bằng việc bôi kem dưỡng ẩm loại tự nhiên, chuyên dụng cho da á sừng.
Thuyền xuyên dưỡng da tay để nâng cao hiệu quả điều trị và ngừa bệnh tái phát
Thuyền xuyên dưỡng da tay để nâng cao hiệu quả điều trị và ngừa bệnh tái phát
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, dầu rửa bát, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, kim loại… Nếu trong trường hợp buộc phải tiếp xúc, bạn nên có biện pháp phòng hộ như đeo bao tay cao su, khẩu trang y tế.
  • Luôn giữ cho tay sạch sẽ để không bị nhiễm khuẩn. Bởi đây là cơ hội cho bệnh phát triển càng nặng hơn. Thường xuyên cắt móng tay sạch sẽ.
  • Xây dựng  chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các loại rau củ, trái cây tươi. Tránh xa thực phẩm gây dị ứng và các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Việc lựa chọn và áp dụng các cách chữa bệnh á sừng ở tay nên căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ và thể trạng của từng người. Mỗi phương pháp chữa đều có ưu nhược điểm nhất định. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa bệnh á sừng ở tay nào để đảm bảo an toàn và phòng tránh nguy cơ biến chứng và tái phát bệnh.

Nếu Quý độc giả muốn được đánh giá cụ thể về tình trạng bệnh của bản thân hay cần được tư vấn hướng giải quyết phù hợp nhất, hãy liên hệ với các chuyên gia Da liễu theo thông tin sau đây:

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

4/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?