3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Tốt Nhất

Có rất nhiều cách chữa bệnh á sừng ở chân dựa vào Tây y, Đông y hoặc các mẹo dân gian được ghi chép hoặc truyền miệng lại. Mỗi cách chữa có những ưu nhược điểm khác nhau. nếu áp dụng đúng đối tượng bệnh nhân vào đúng thời thích hợp, bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện tốt. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những lưu ý và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các phương pháp chữa bệnh á sừng ở chân.

Á sừng ở chân là một trong những bệnh lý da liễu xuất hiện phổ biến vào mùa đông, gây khô da, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu, nổi mụn nước… Bệnh khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi và gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại hằng ngày. Do thường xuyên đi lại và tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nên việc chữa trị á sừng ở chân thường gặp nhiều khó khăn hơn các vị trí khác. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, đúng cách, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Hình ảnh bệnh á sừng ở chân
Hình ảnh bệnh á sừng ở chân

Hiện nay có 3 phương pháp chữa bệnh á sừng được áp dụng phổ biến là sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian và thuốc Đông y. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và được sử dụng cho những thời điểm khác nhau.

Thuốc chữa bệnh á sừng ở chân tây y

Nguyên tắc của cách chữa á sừng ở chân bằng thuốc Tây y là kiểm soát và cải thiện triệu chứng ngoài da, kết hợp bổ sung nước và vitamin thiết yếu, tránh các nguyên nhân gây nên bệnh.

Tùy thuộc vào từng thể trạng, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:

Thuốc bôi ngoài da chữa bệnh á sừng ở chân

Hầu hết các trường hợp á sừng điều trị bằng tây y đều được sử dụng thuốc bôi ngoài da. Đây là giải pháp có tính tiện lợi và mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng tại chỗ nhanh chóng tại thời điểm dùng thuốc.

Các loại thuốc bôi phổ biến là:

  • Thuốc acid salicylic: có tác dụng giảm tốc độ quá trình sừng hóa da, nhanh chóng bong sừng, bạt vảy, giúp làn da bị tổn thương dần hồi phục như ban đầu, mềm mịn và hạn chế tình trạng bong tróc. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm tại vùng da bị á sừng. 
  • Nhóm thuốc bôi chứa Corticoid: Nhóm này có thể là các loại kem, mỡ bôi chứa 1 hoạt chất corticosteroid (Fucicort, Decocort…)hoặc dạng kết hợp với hoạt chất chống nấm, Acid salicylic (như Dibetalic). Hầu hết các trường hợp á sừng ở chân thể trung bình và nặng đều được chỉ định loại thuốc này để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, sưng nề…
Các loại thuốc bôi ngoài da thường là lựa chọn đầu tay khi điều trị á sừng
Các loại thuốc bôi ngoài da thường là lựa chọn đầu tay khi điều trị á sừng
  • Mỡ bôi chống nấm: Như Nizoral, Griseofulvin, và các dẫn xuất Imidazol khác.. dùng khi có nhiễm nấm ngoài da.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus… có thể làm giảm hiện tượng quá mẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh , làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Thuốc uống

Các loại thuốc dùng đường uống với mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh á sừng ở chân trong các trường hợp bệnh trung bình, nặng. Các nhóm thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống viêm: Bệnh nhân có thể được sử dụng  5 – 10 ngày corticoid liều trung bình đường uống để kiểm soát các phản ứng viêm và dị ứng ngoài da.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Dùng trong trường hợp bệnh á sừng do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc có bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm ngoài da.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Fexofenadin, Loratadin, Cetirizin… Đây là nhóm thuốc có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng ngứa da dữ dội. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ trên thần kinh (buồn ngủ, buồn nôn…) tim mạch và huyết áp…
  • Vitamin: Bổ sung các loại vitamin A,C,D,E… giúp tăng hiệu quả bảo vệ và cấp ẩm cho da, đồng thời hỗ trợ làm giảm triệu chứng khô và bong tróc da.

Kem dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm là quá trình cực kỳ quan trong trọng việc điều trị các bệnh ngoài da như á sừng. Cung cấp độ ẩm phù hợp là giải pháp ngăn chặn tình trạng khô da, hạn chế việc ngứa ngáy, bong tróc da và tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng ngoài da.

Bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất tự nhiên, không chứa cồn và chất bảo quản độc hại. Các loại kem dưỡng ẩm có thành phần như Axit lactic, Ure, Aqua đều có hiệu quả hỗ trợ cải thiện triệu bệnh á sừng ở chân. 

Khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cần chú ý đến liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất bạn nên chọn mua những sản phẩm chuyên dùng cho bệnh da liễu, được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Thời gian thoa kem dưỡng ẩm tốt nhất là 3 – 5 phút sau khi tắm và trước khi đi ngủ để hạn chế da mất nước nhanh gây khô ngứa.

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng thuốc Tây có ưu điểm tiện lợi và cho hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, đi kèm với ưu điểm này thì chúng cũng gây ra một số tác dụng phụ khá nguy hiểm nếu bệnh nhân dùng sai cách, sai hướng dẫn về liều lượng và thời gian.

Thuốc Tây y có thể gây nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng
Thuốc Tây y có thể gây nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn điều trị, bạn cần chú ý:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị. 
  • Không tự ý tăng liều uống, tăng lượng thuốc bôi vì có thể gây quá liều, phản tác dụng
  • Không ngừng thuốc đột ngột (kể cả thuốc bôi và thuốc uống) vì có thể khiến cơ thể bị kháng thuốc, phụ thuộc thuốc
  • Không tự ý thay đổi loại thuốc 
  • Trong các trường hợp da bị rỉ dịch, mủ, bong tróc mảng lớn, á sừng lan rộng hoặc tình trạng bệnh có xu hướng xấu đi sau hai tuần dùng thuốc thì người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn tăng liều hoặc đổi thuốc phù hợp.

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng mẹo dân gian

Để chữa bệnh á sừng ở chân, dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên lành tính, dễ kiếm. Một số bài thuốc phổ biến, đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi có thể kể đến như:

  • Cách chữa bệnh á sừng ở chân từ lá lốt: Lá lốt có tác dụng làm lành các vết thương ngoài da, sát khuẩn và chống viêm. Để chữa bệnh á sừng ở chân, người ta thường dùng lá lốt để ngâm rửa theo cách làm sau: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi từ 10 – 15 phút. Sử dụng nước này để xông hơi hoặc ngâm rửa những vùng da chân bị bệnh á sừng.
  • Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng rau răm và sài đất: Lấy một nắm lá rau răm, rửa sạch, để ráo nước, rồi giã và đắp lên vùng da bị á sừng. Sau khi đắp 1 tiếng, sử dụng nước lá sài đất đun sôi để ngâm rửa chân. Thực hiện hằng ngày.
  • Chữa á sừng bằng tỏi: Dùng vài nhánh tỏi tươi đem bóc vỏ rồi giã nhuyễn, chắt lấy phần tinh chất. Lấy tăm bông thấm tinh chất tỏi rồi bôi lên vùng da bị á sừng. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút thì rửa lại với nước sạch và lau khô chân.
Tỏi có nhiều công dụng tốt để chữa bệnh á sừng
Tỏi có nhiều công dụng tốt để chữa bệnh á sừng
  • Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá trầu không: Một số hoạt chất và tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng như kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, giảm bớt tình trạng ngứa và bong tróc da. Để điều trị á sừng ở chân, bạn có thể dùng nước lá trầu không để ngâm rửa hoặc xông hơi vùng da cần điều trị với cách làm tương tự như bài thuốc dùng lá lốt. 
  • Chữa á sừng bằng lá chè xanh: Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp sát khuẩn, kích thích tái tạo và làm lành da. Bạn có thể đun sôi lá chè xanh với nước và một chút muối hạt. Dùng nước này ngâm rửa vùng da chân bị á sừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm lá chè xanh uống nước hằng ngày giúp thanh lọc cơ thể và giải độc hiệu quả. 
Các bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng an toàn
Các bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng an toàn

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng mẹo dân gian sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ và khá rẻ tiền. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc này khá chậm, người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài. Hơn nữa, phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì rất khó để trị dứt điểm.

Những lưu ý để chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả

Để các cách chữa á sừng ở chân phát huy tối đa hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn dùng thuốc và điều trị
  • Hạn chế đi lại trong thời gian điều trị
  • Tránh cào gãi, dùng các vật dụng cứng để chà xát, gây tổn thương lên vùng da chân bị á sừng
  • Sử dụng các loại giày dép, tất chân có chất liệu thoáng mát, vừa kích cỡ
  • Nếu có sử dụng tất thì nhớ phải thay thường xuyên để giữ vệ sinh. 
  • Tuyệt đối không tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, xăng dầu, đồ vật mạ kim loại… Hạn chế làm các việc như giặt đồ, lau nhà… trong thời gian đang điều trị.
  • Sử dụng ủng latex nếu cần đi lại trong khu vực đất, nước bẩn, có nhiều hóa chất
  • Vệ sinh chân, vệ sinh thân thể sạch sẽ
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi chứa nhiều vitamin.
  • Không ngâm chân vào dung dịch nước muối tự pha vì nếu dung dịch nước muối ưu trương sẽ dễ khiến da chân trở nên khô và dễ nứt nẻ hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh, tránh xa các thực phẩm dị ứng và thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các cách chữa á sừng ở chân trên đây sẽ được cân nhắc áp dụng linh hoạt phù hợp. Mỗi phương pháp, mỗi loại thuốc, bài thuốc đều có những ưu nhược điểm và cách sử dụng khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn, áp dụng bất kỳ cách chữa bệnh nào. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?