Chảy máu cam có nguy hiểm không? Đây là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu cam là tình trạng xảy ra phổ biến với những người có tinh thần căng thẳng, mệt mỏi. Thông thường, máu sẽ ngừng chảy chỉ sau 5 – 10 phút nhưng nếu hiện tượng này tái phát thường xuyên và thời gian chảy kéo dài, bạn cần sớm tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể.

Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu cam

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là tình trạng thường xuyên xuất hiện ở người có tinh thần mệt mỏi, căng thẳng. Máu chảy từ các mạch máu nhỏ đến phần sụn (vùng phân cách 2 lỗi mũi và thực hiện nhiệm vụ làm vách ngăn mũi).

Trong vách ngăn chứa nhiều mạch máu. Đa phần tình trạng chảy máu mũi phía trước thường xuất hiện nhưng ít nghiêm trọng. Chỉ đến khi chảy máu cam hình thành từ mạch máu phía sau mũi mới thực sự nguy hiểm. Trường hợp này cũng khó điều trị hơn so với những bệnh nhân thông thường.

Chảy máu cam có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể
Chảy máu cam có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể

Hiện tượng chảy máu mũi sau chủ yếu liên quan tới những mạch máu lớn. Hiện tượng này có xu hướng xảy ra ở người bệnh bị xơ vữa động mạch, rối loạn chảy máu hoặc ở đối tượng từng phẫu thuật xoang mũi. Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu mũi cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Chảy máu cam là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

Bệnh lý tim mạch

Chảy máu mũi sẽ xuất hiện thường xuyên ở những bệnh nhân bị cao huyết áp; chưa thể ổn định hoặc chưa kiểm soát huyết áp. Mặt khác, xơ cứng động mạch cũng là yếu tố tác động khiến nhiều người lớn tuổi bị chảy máu cam.

Ngoài ra, chảy máu mũi cũng xuất hiện ở những đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch bệnh khí phế thủng, tổn thương trung thất, hẹp van tim hai lá và một số bệnh liên quan đến tình trạng tăng huyết áp tĩnh mạch.

Một số bất ổn trong cơ thể khiến người bệnh gặp triệu chứng tắc nghẽn ứ huyết. Nếu bệnh nhân sử dụng lực tác động hoặc gặp một số yếu tố khác như: bị kích động, dùng sức quá độ hoặc bị táo bón, hắt xì, xoa bóp mũi hay thở mạnh cũng có thể gây giãn nứt mạch máu và chảy máu. Bệnh nhân thường bị chảy máu ở phần tĩnh mạch nằm ở phía sau của xoang mũi.

Bệnh lý về máu

Những bệnh lý làm giảm chức năng và kết cấu mạch máu có thể là nguyên nhân gây chảy máu mũi:

  • Hội chứng thiếu vitamin C
  • Ban xuất huyết do thuốc, ban xuất huyết Henoch – Schonlein
  • Giảm mao mạch tính di truyền
  • Ban xuất huyết mạch máu do nhiễm khuẩn
  • Bệnh rối loạn chức năng tiểu cẩu
  • Rối loạn chức năng đông máu

Mặt khác, tình trạng chảy máu mũi còn xảy ra do tác dụng mạnh của thuốc chống đông máu.

U xơ lành tính

Nếu bạn bị chảy máu đi kèm tình trạng lờ đờ uể oải, thể trạng kém, da xanh xao, có thể đây là dấu hiệu của bệnh u xơ lành tính. Muốn chẩn đoán chính xác, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để xác định xem có phải u xơ vòm mũi hoặc khối u xâm lấn vào dây thần kinh vận nhãn hay không.

Chảy máu cam có thể là triệu chứng của tình trạng u xơ lành tính
Chảy máu cam có thể là triệu chứng của tình trạng u xơ lành tính

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để xác định mức độ phát triển của bệnh lý. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u và hạn chế nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân không tìm được biện pháp can thiệp phù hợp, khối u sẽ phát triển lớn và xâm lấn sang các dây thần kinh quan trọng. Từ đó, nó sẽ gây ra một số vấn đề về mắt như bị lé, suy giảm thị lực,… Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị thiếu máu mãn tính do u xơ.

Triệu chứng điển hình nhất của u xơ lành tính là chảy máu cam. Lý do gây ra tình trạng này là do viêm xoang hoặc bệnh nhân gặp phải sang chấn nhẹ. Trong thời gian mắc bệnh, chỉ cần ngoáy mũi nhẹ hoặc hắt hơi cũng khiến người bệnh bị vỡ điểm mạch dẫn đến chảy máu.

U xơ ác tính

Theo chuyên gia, chảy máu cam có thể là biểu hiện sớm của bệnh u xơ ác tính (biến chứng thành ung thư vòm họng). Ở một số trường hợp, triệu chứng này chứng tỏ bệnh nhân đang bị lở loét, viêm nhiễm hoặc khối u ngày càng phát triển.

Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội soi để chẩn đoán khả năng bị u xơ ác tính. Do đó, nếu thấy tình trạng chảy máu cam tái phát đi kèm triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Tại đây, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp để phòng tránh nguy hiểm.

Ở trường hợp hiếm gặp hơn, triệu chứng chảy máu mũi kéo dài có thể do bệnh ung thư hàm sàng. Người bị ung thư hàm sàng có thời gian sống kém hơn ung thư vòm họng tới 5 năm.

Vẹo vách ngăn mũi

Vẹo vách ngăn chủ yếu xảy ra ở vách ngăn lệch bề mặt lồi hoặc xương sườn xương sống mũi. Khi lượng không khí lưu thông thay đổi, niêm mạc sẽ bị khô và làm giãn nứt mạch máu dẫn đến chảy máu.

Do đó, người đang mắc bệnh liên quan đến vách ngăn mũi, có niêm mạc thành khoang mũi khô hoặc bào mòn dẫn đến bong tróc sẽ bị chảy máu cam.

Các chứng viêm trong khoang mũi

Các tình trạng viêm xoang cấp tính, viêm mũi dạng khô, viêm mũi dạng co,… đều gây chảy máu nhưng lượng máu không nhiều.

Chảy máu mũi cũng là biểu hiện của một số bệnh truyền nhiễm bên trong khoang mũi. Có thể kể đến như mũi lao, giang mai mũi, bệnh mề đay, bệnh bạch cầu,… Đây đều là những bệnh lý dễ làm bào mòn niêm mạc, gây viêm loét, nổi hạch thủng vách ngăn mũi và làm chảy máu mũi.

Sốt truyền nhiễm cấp tính

Tình trạng này có thể là biểu hiện của những bệnh như: thương hàn, sốt virus, sốt xuất huyết, sốt tinh hồng nhiệt, sốt rét… Đây đều là những bệnh truyền nhiễm cấp tính khiến mạch máu bị tổn thương khi sốt cao.

Ngoài ra, khi bị bệnh truyền nhiễm, niêm mạc mũi áp xe, xung huyết, khô rát. Các mao mạch giãn nở và dần dần gây chảy máu. Lượng máu xuất hiện ít khi bị sốt, vị trí chảy máu là ở trước mũi xoang, đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở.

Một số người mắc bệnh truyền nhiễm cũng gặp phải tình trạng xuất huyết tại mũi
Một số người mắc bệnh truyền nhiễm cũng gặp phải tình trạng xuất huyết tại mũi

Tổn thương khoang mũi

Chấn thương do va đập, tai nạn hoặc một số tác động mạnh trực tiếp tại sống mũi sẽ làm mũi bị chảy máu. Những nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này là:

Trong hoặc sau quá trình điều trị các bệnh lý liên quan tới đầu và cổ. Lúc này, niêm mạc mũi bắt đầu xuất hiện tình trạng phù nề, bong da, viêm nhiễm.

Khi lặn hoặc ngồi máy bay trên cao, khí áp bên ngoài và bên trong khoang mũi đột ngột thay đổi gây ra chênh lệch lớn. Từ đó, niêm mạc và khoang mũi sẽ giãn nở dần dần và dẫn đến chảy máu.

Một số bệnh lý khác trong cơ thể

Trong giai đoạn mang bầu, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ chịu nhiều sự tác động. Nguyên nhân là do tính cứng giòn mao mạch đột ngột tăng cao.

Ngoài rối loạn đông máu, người mắc bệnh gan nặng cũng có thể bị chảy máu cam. Đặc biệt, tình trạng nhiễm độc niệu đạo còn làm tăng nguy cơ xuất tiết. Nếu bạn bị thấp khớp, chảy máu cam có thể là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh lý này.

Bị chảy máu cam phải làm thế nào?

Nhiều người thấy mũi chảy máu sẽ có thói quen ngước mặt nhìn lên trời để ngăn máu. Tuy nhiên đây không phải là cách xử lý phù hợp vì máu có thể chảy từ mũi xuống cổ họng, dạ dày và khiến xuất hiện cảm giác buồn nôn.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên ngửa đầu
Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên ngửa đầu

Khi bị chảy máu mũi, người bệnh nên ngồi trên ghế, hơi cúi đầu về phía trước, dùng hai đầu ngón tay bóp chặt cánh mũi. Bạn giữ nguyên trạng thái này từ 5 – 10 phút và thở bằng miệng. Nếu thấy máu chảy nhiều xuống cổ họng, bạn có thể nằm sấp trên đùi của người thân và nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Nếu gặp phải những trường hợp sau bạn cũng cần thông báo ngay với bác sĩ:

  • Xuất hiện nhiều vết bầm, tím trên cơ thể
  • Chảy máu cam, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Bị chảy máu quá 15 phút, cảm thấy khó thở và nhịp thở nhanh
  • Sốt cao, choáng váng, nôn ra máu, đầu óc mệt mỏi
  • Chảy máu cam kèm bệnh lý liên quan đến tình trạng đông máu hoặc vừa mới hoàn thành một đợt hóa trị
  • Bị chảy máu khi đang chữa bệnh và uống các loại thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc aspirin.

Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam

Chảy máu cam nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó bạn không nên coi thường tình trạng này. Muốn hạn chế tình trạng chảy máu mũi, bạn hãy thực hiện những hành động sau:

  • Hạn chế ngoáy mũi
  • Duy trì độ ẩm mũi ở mức nhất định
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Không để cơ thể bị nóng hoặc lạnh đột ngột
  • Bảo vệ mũi khi thời tiết trở lạnh và làm mát mũi nếu thời tiết oi nóng
  • Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ tuần
Mỗi người cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe để tránh gặp tình trạng này
Mỗi người cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe để tránh gặp tình trạng này

Chảy máu cam không phải tình trạng bình thường như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu không cẩn thận, hiện tượng này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, xuất huyết tại niêm mạc mũi còn có thể cảnh báo sự bất ổn trong cơ thể. Thay vì chủ quan, tốt nhất, bạn nên thực hiện các biện pháp thăm khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe.

4.6/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?