Tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến mà rất nhiều người từng mắc phải. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên khi bệnh kéo dài có thể gây mất nước, thậm chí dẫn tới biến chứng suy dinh dưỡng, suy thận… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Tiêu chảy là gì? Phân loại các cấp độ bệnh

Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với tần suất nhiều hơn 3 lần một ngày. Bởi thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi ngoài với tần suất 1-2 lần/ngày. Phân tạo thành khuôn không bị lỏng hay nát.

Bệnh thường xảy ra chủ yêu vào mùa hè. Thậm chí có thể bùng phát lây lan thành dịch nếu không được xử lý kịp thời. Mọi đối tượng đều có khả năng mắc bệnh từ trẻ em đến người trưởng thành và người cao tuổi.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với tần suất nhiều hơn 3 lần một ngày
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với tần suất nhiều hơn 3 lần một ngày

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, thời gian mắc bệnh mà tiêu chảy được phân thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính.

Tiêu chảy cấp tính

Tình trạng này thường kéo dài từ 1-2 tuần và có thể tự khỏi. Chúng xảy ra khi bạn bị dị ứng thức ăn hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm. Trong đó, virus rota có khả năng gây tiêu chảy nặng, thậm chí đe dọa tính mạng của các bé dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy mãn tính

Bệnh được coi là mãn tính khi kéo dài dai dẳng trên 4 tuần. Khi mắc phải tình trạng này, cơ thể bạn sẽ dễ dàng bị suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức lực do mất nước. Chúng cũng có thể cảnh báo bạn đọc đang mắc phải một bệnh lý sức khỏe nào đó. Do đó, ngay khi gặp phải tình trạng trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, bạn nên nhận biết và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn.

Một số biểu hiện điển hình của bệnh bạn có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Đi ngoài nhiều lần, thường xuyên, liên tục. Phân nát, lỏng không thành hình. Trường hợp mắc bệnh tả do vi khuẩn, người bệnh sẽ đi ngoài ra phân toàn nước. Phân có màu đục giống nước vo gạo.
  • Đau bụng âm ỉ, cảm thấy bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Buồn nôn và nôn mửa. Lúc đầu chỉ nôn ra thức ăn sau đó thì nôn ra toàn nước trong hoặc có màu vàng nhạt.
  • Đi tiểu ra nước có màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và sốt.
  • Dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến nặng: Khát nước, miệng và da khô, tụt huyết áp, tiểu tiện ít, chân tay lạnh… thậm chí dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy kéo dài do đâu?

Tiêu chảy xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Các tác nhân có hại từ bên ngoài đi vào cơ thể. Chúng kích thích các mô của đường tiêu hóa gây ra viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở người bệnh. Nguyên nhân này thường xảy ra khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Chúng chứa các vi khuẩn như Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… gây ngộ độc cho người bệnh.

Nhiễm khuẩn đường ruột có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy
Nhiễm khuẩn đường ruột có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Ngoài ra, vi khuẩn, các loại ký sinh trùng và giun sán cũng tồn tại trong những thực phẩm tươi sống, gỏi. Hoặc những loại rau sống được chăm bón bằng nước bẩn, phân tươi. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này, nếu muốn ăn thì cần đảm bảo sơ chế sạch sẽ, cẩn thận.

Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm. Chúng không chỉ gây ra bệnh ỉa chảy mà còn làm bùng phát thành dịch như tả, lỵ, thương hàn…

Vệ sinh kém gây tiêu chảy

Việc giữ vệ sinh cá nhân hoặc môi trường sống kém cũng tăng khả năng lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy. Do đó, mọi người cần phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh không gian sống. Đồng thời giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Như vậy mới hạn chế được nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Tiêu chảy do rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó làm tăng nhu động ruột, giảm hấp thu gây ra triệu chứng đau bụng quanh rốn, đi ngoài nhiều lần. Phân ở dạng lỏng không thành khuôn hoặc phân sống.

Không dung nạp được đường

Một số người có thể trạng không hấp thu được các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose. Chúng tồn tại nhiều trong các loại hoa quả tươi, mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa… 

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa đường lactose có khả năng gây bệnh
Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa đường lactose có khả năng gây bệnh

Do đó, khi họ dung nạp những thực phẩm chứa các loại đường này sẽ bị tiêu chảy kéo dài dai dẳng. Trường hợp cơ thể thiếu các men sucrase-isomaltase, lactase… cũng là lý do gây ỉa chảy.

Tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây tiêu chảy cũng có thể là do ngộ độc thực phẩm. Hiện tượng này xảy ra khi bạn sử dụng những thức ăn đã ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa chất phụ gia. Lúc này, bạn sẽ có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục sau khi ăn xong kèm theo nôn mửa, sốt cao… Nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới co giật và tử vong.

Hội chứng ruột kích thích gây bệnh

Hội chứng này thuộc vào dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính. Nguyên nhân hình thành nên hội chứng ruột kích thích do ăn phải một số thực phẩm lạ hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị.

Hội chứng này khiến ruột bị co thắt quá mức làm cho thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Đồng thời lượng nước trong cơ thể không được tái hấp thu hoặc bị tiết ra quá mức dẫn tới chứng tiêu chảy.

Tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng

Người bị viêm đại tràng thường cũng mắc phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả tiêu chảy. Bệnh xuất hiện do cơ thể nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm. Hoặc bị ngộ độc hóa chất, rối loạn thần kinh thực vật, stress, căng thẳng…

Các phương pháp điều trị tiêu chảy tốt nhất

Đa phần những người bị tiêu chảy mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi bệnh trong một thời gian ngắn mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mãi không khỏi, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và chỉ dẫn điều trị.

Những phương pháp điều trị bệnh thường được các bác chỉ định bao gồm:

Bù nước và chất điện giải

Khi bị tiêu chảy, cơ thể người bệnh sẽ mất khá nhiều nước và rối loạn chất điện giải. Do đó, việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể là rất cần thiết.

Bạn nên uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây hoặc sử dụng dung dịch bột thuốc Oresol theo hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước như nước cháo loãng, nước gạo rang…

Trường hợp bị tiêu chảy mãn tính, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không hiệu quả thì phải truyền tĩnh mạch.

Lưu ý: Người bệnh không được tự ý truyền nước ở nhà mà cần phải tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

Điều trị tiêu chảy bằng thuốc kháng sinh Tây y

Trường hợp xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy do virus, vi khuẩn gây ra, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y. Phương pháp này sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Các loại thuốc kháng sinh như Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… giúp điều trị trường hợp nhiễm trực khuẩn E.coli, Salmonella. Nếu bị nhiễm khuẩn tả, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc Tetracyclin, Chloramphenicol hoặc Biseptol. Thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả nếu nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ virus.

Thuốc Ciprofloxacin giúp điều trị trường hợp mắc bệnh do nhiễm trực khuẩn E.coli, Salmonella
Thuốc Ciprofloxacin giúp điều trị trường hợp mắc bệnh do nhiễm trực khuẩn E.coli, Salmonella

Trường hợp tiêu chảy là dấu hiệu của một bệnh lý khác, các bác sĩ sẽ ưu tiên chữa trị vấn đề đó trước. Chẳng hạn như bạn bị viêm ruột gây ra tình trạng ỉa chảy, bác sĩ sẽ tìm cách chữa bệnh viêm ruột trước. Từ đó cũng ngăn ngừa được triệu chứng ỉa chảy cho người bệnh.

Các bài thuốc Đông y chữa tiêu chảy

Ngoài thuốc Tây y, những người mắc tiêu chảy có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để trị bệnh. Các bài thuốc này sử dụng thành phần chính là những thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe.

Bạn đọc có thể tham khảo những bài thuốc Đông y chữa bệnh được nhiều người tin dùng sau.

Bài thuốc số 1:

  • Công dụng của bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng đi ngoài liên tục, nôn mửa, phân vàng có hạt, mùi thối.
  • Chuẩn bị: 12g các loại thảo dược sắn dây, song hoa, rau má sao, cam thảo dây, quế rừng; 10g các nguyên liệu mã đề, hoàng liên.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch bạn đem sắc thành thuốc. Mỗi ngày uống 1 thang, sử dụng từ 2-3 lần/ngày sẽ thấy bệnh cải thiện.

Bài thuốc số 2:

  • Trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn hoặc viêm đại tràng nên áp dụng bài thuốc này.
  • Chuẩn bị: 13g bố chính sâm; 12g các thảo dược củ mài, ý dĩ sao; sa nhân, trần bì mỗi vị 8g; 6g các loại gừng khô, vỏ rụt.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu cùng 700ml nước. Đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp, bắc ra để nguội. Chia chỗ nước thu được thành 3 phần đều nhau sử dụng trong ngày. Kiên trì uống đều đặn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc số 3:

  • Bài thuốc Đông y này sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài ra phân nát hoặc sống, cơ thể mệt mỏi, mặt xanh xao.
  • Chuẩn bị: 12g các loại bạch truật (sơn khương), đảng sâm, hoài sơn sao; 8g trần bì và 6g các thảo dược cam thảo, sa nhân.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đun thành thuốc dưới lửa nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, dùng liên tục đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

Áp dụng mẹo dân gian chữa trị bệnh

Các mẹo dân gian cũng có khả năng chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả. Do hoàn toàn sử dụng nguyên liệu tự nhiên làm thuốc nên chúng không hề gây tác dụng phụ nào cho người người bệnh.

Một số mẹo dân gian phổ biến thường được nhiều người sử dụng chữa bệnh bao gồm

Sử dụng lá ổi

Hoạt chất tanin trong lá ổi giúp làm săn niêm mạc ruột, kháng khuẩn hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nát cho người bệnh.

Lá ổi giúp làm săn niêm mạc ruột, kháng khuẩn hiệu quả
Lá ổi giúp làm săn niêm mạc ruột, kháng khuẩn hiệu quả

Cách thực hiện: Đen 15 – 20 lá ổi non rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng loại bỏ bụi bẩn. Vò nát lá ổi cho vào nồi cùng với 500ml đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Chắt bỏ bã lấy nước, chia đều thành 3 phần sử dụng trong ngày. Người bệnh nên sử dụng trước khi ăn khoảng 15 phút để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá mơ chữa tiêu chảy

Hoạt chất sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ giúp diệt trừ vi khuẩn gây tiêu chảy và kháng viêm rất tốt. Chính vì thế, chúng được nhiều người bệnh sử dụng làm thuốc.

Cách thực hiện:

  • Đem 100g lá mơ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra, để ráo.
  • Giã lá mơ thật nhỏ để vào bát, đập 1 quả trứng gà và thêm một ít muối rồi trộn đều.
  • Đem hỗn hợp lá mơ và trứng gà rán chín đều hai mặt rồi để ra đĩa thưởng thức.
  • Mỗi ngày ăn 2 lần sẽ thấy thuyên giảm bệnh

Chữa bệnh bằng vỏ cam

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong vỏ cam giúp điều chỉnh nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. Vỏ cam còn chứa thành phần pectin tạo cơ hội cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột phát triển. Do đó, chúng giúp điều trị chứng tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi… rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Hãm 1-2 vỏ cam bóc sẵn với nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Để nước nguội bớt rồi uống. Cách này sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng bệnh hữu hiệu.

[pr_middle_post]

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và lây lan thành dịch, người bệnh nên lưu ý sử dụng các biện pháp sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn các thức ăn lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp… Thức ăn dạng này vừa bù nước cho cơ thể vừa hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Bổ sung các loại thực phẩm như chuối, táo, sữa chua, bánh mì nướng…
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn mau khỏi bệnh
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn mau khỏi bệnh
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê,…
  • Tránh dùng các thực phẩm có đường vì chúng sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh nên hạn chế dùng sữa và chế phẩm từ sữa, các thực phẩm giàu magie.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn.
  • Vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng các thực phẩm sống để tránh bị nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng. Bởi chúng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới đi ngoài liên tục.
  • Trường hợp cần phải điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ thì mới có hiệu quả.

Tiêu chảy là một bệnh lý có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi thấy các triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?