Bật mí cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Có thể bạn đã biết, tỏi là một loại dược liệu có chất kháng sinh tự nhiên rất tốt và được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Đặc biệt, khi kết hợp tỏi với  rượu sẽ đem đến lợi ích lớn trong điều trị các bệnh về xương khớp. Vậy cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp tiến hành như thế nào?

Tại sao rượu tỏi có thể chữa bệnh xương khớp?

Tỏi thuộc họ hành và được sử dụng rất phổ biến, vừa làm gia vị trong các món ăn hàng ngày vừa có thể dùng như thuốc chữa bệnh. Lợi ích của tỏi đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và được các chuyên gia đánh giá cao.

Vị thuốc này là chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn nhẹ, giúp ngăn ngừa ung thư, điều hòa đường huyết, giảm huyết áp và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch cơ thể.

Tỏi có rất nhiều thành phần giúp chữa xương khớp
Tỏi có rất nhiều thành phần giúp chữa xương khớp

Cụ thể các thành phần trong tỏi với công dụng tuyệt vời như:

  • Allicin: Khi giã nhỏ hoặc cắt nhỏ hoạt chất kháng sinh allicin sẽ được giải phóng. Allicin giúp chống nhiễm khuẩn, giảm đau do bệnh viêm đau khớp, nhờ đó giảm cơn đau nhức hiệu quả.
  • Selen: Hoạt chất này có trong tỏi giúp ức chế phản ứng viêm.
  • Chất chống oxy hóa: Đây là một chất chứa khá nhiều trong tỏi, nhờ có chất chống oxy hóa mà các phần sụn khớp được bảo vệ, ngăn ngừa tổn thương gây bệnh xương khớp
  • Canxi, sắt, magie, kali, photpho: Các khoáng chất này giúp xương khớp cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Hoạt chất Phitoncid: Có tác dụng chống khuẩn, giảm đau, giúp các khớp không bị sưng, ngăn ngừa vi khuẩn và các chất gây hại cho khớp.
  • Cholesterol: Giúp lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu đến cơ xương khớp trên cơ thể, giúp điều hòa, nuôi dưỡng phần mô khớp hoạt động tốt hơn, tăng cường sức mạnh.

[middle_link]

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Bên cạnh nhiều mẹo dân gian như điều trị viêm khớp bằng quả dứa; với ngải cứu; với gạo nếp cẩm;…cách ngâm rượu tỏi chữa xương khớp cũng được ứng dụng phổ biến và hiệu quả.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần chú trọng đến việc lựa chọn nguyên liệu ngay từ bước đầu tiên. Ngoài ra, cách bảo quản cũng là một trong các bước cần được chú ý để tránh rượu mới ngâm đã phải bỏ đi.

Các nguyên liệu cần thiết:

  • Tỏi (300g): Các loại tỏi nên sử dụng để thực hiện cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp là tỏi ta, tỏi Lý Sơn,…Đặc biệt lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,không nên sử dụng các loại tỏi Trung Quốc. Chú ý lựa những củ tươi ngon, rắn chắc, tép to, không dùng tỏi sâu, úa vàng. 
  • Rượu gạo 40-42 độ (600ml): Sử dụng loại rượu trắng được ủ men theo cách truyền thống, nếu có thể sử dụng rượu nếp là tốt nhất. Nồng độ rượu không nên sử dụng quá thấp khiến tỏi bị thối và các chất có lợi cho xương khớp không thể tiết ra đủ để phát huy công dụng chính của nó.
  • Hũ/chai thủy tinh sạch: Lựa chọn bình ngâm làm bằng thủy tinh, sành hoặc sứ có miệng rộng để dễ dàng sử dụng và có phần nắp đậy kín để tránh bị thoát hơi rượu ra ngoài. Lưu ý không sử dụng lọ làm từ nhựa, tránh việc tiết ra các chất độc hại.
Các nguyên liệu ngâm tỏi cần lựa chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn cụ thể
Các nguyên liệu ngâm tỏi cần lựa chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn cụ thể

Khi các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn sàng, bạn cần thực hiện các bước tiếp theo để ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp:

  • Sơ chế tỏi: Tách tỏi thành từng tép, lột vỏ đem rửa sạch rồi mang phơi nắng đến khi khô nước. Sau đó, mang phần tỏi ra khô giã dập hoặc có thể cắt lát mỏng (Phải được cắt hoặc đập dập phần thì kháng sinh allicin trong tỏi mới có thể phát huy tác dụng).
  • Ngâm tỏi – rượu: Đổ hết phần tỏi đã được cắt hoặc giã vào bình, sau đỏ thêm rượu ngập nguyên liệu. Công thức rượu tỏi thực hiện với tỷ lệ 1:2 ( 1kg tỏi sẽ phải ngâm với 2 lít rượu), sau đó đậy chặt nắp bình.
  • Bảo quản và sử dụng: Đặt bình rượu ở nơi thoáng mát hoặc hạ thổ. Lưu ý không để rượu tỏi nơi quá nóng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng bạn có thể lắc đều rượu giúp thấm sâu vào phần tỏi được ngâm.

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp này có thể sử dụng được sau 2 tuần. Rượu ngâm thành công phải có màu vàng nghệ cùng hương thơm đặc trưng.

Cách dùng: Dùng một ít rượu tỏi thoa vào vùng xương khớp bị tổn thương, rồi xoa bóp, massage nhẹ nhàng để phần rượu ngâm thấm vào xương khớp. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng theo phương pháp này giúp kích thích lưu thông máu ở vùng bị viêm giúp giảm sưng, thư giãn vùng xương khớp. Đây được đánh giá một trong những cách điều trị viêm đau khớp có hiệu quả cải thiện triệu chứng tốt.

Sử dụng rượu tỏi đúng cách giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả cao
Sử dụng rượu tỏi đúng cách giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả cao

Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi chữa đau khớp

Để đạt hiệu quả tốt nhất với phương pháp ngâm rượu tỏi và tránh những tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý: 

  • Tỏi có thể kích ứng đến những vùng da nhạy cảm. Vì vậy nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì nên sử dụng các loại bông thấm, khăn mỏng để thấm thuốc dần dần.
  • Không sử dụng rượu tỏi trực tiếp lên các vùng da bị trầy xước, có vết thương hở.
  • Nếu sử dụng trong thời gian dài cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước để được tư vấn.
  • Nếu dùng rượu tỏi để uống cần có liều lượng vừa phải, không quá lạm dụng làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nếu thấy bất cứ dấu hiệu lạ nào như dị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc đông máu hoặc chuẩn bị làm phẫu thuật không được sử dụng vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu tỏi cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người bệnh nên đi thăm khám và sử dụng kết hợp với các loại thuốc trị bệnh viêm đau khớp khác theo chỉ định của bác sĩ.

Ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Dược lực của phương pháp này không đủ đi sâu vào căn nguyên, giải quyết gốc rễ gây đau nhức xương khớp. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn giải pháp xương khớp từ căn nguyên ngay ở giai đoạn đầu, đảm bảo chữa trị dứt điểm, không để lại di chứng.

4.3/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?