6 Cách Lấy Sỏi Amidan Nhanh Chóng Và Hiệu Quả Nhất 2024

Có nhiều cách để lấy sỏi amidan nhưng người bệnh phải áp dụng tùy theo tình huống cụ thể. Trường hợp nào có thể tự lấy sỏi tại nhà an toàn và trường hợp nào nên đến bệnh viện để phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp loại bỏ sỏi amidan hiện nay.

Cách lấy sỏi amidan hiệu quả, an toàn hiện nay

Người bệnh có thể tự loại bỏ sỏi amidan tại nhà trong trường hợp sỏi kích thước nhỏ. Nhưng với trường hợp sỏi lớn bạn nên đến bệnh viện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cách lấy sỏi amidan tại nhà bằng mẹo dân gian

Sỏi amidan hình thành do quá trình vôi hóa của thức ăn, tế bào thoái hóa kết hợp với muối vô cơ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian giúp hòa tan sỏi để loại bỏ chúng ra khỏi amidan:

  • Trà gừng: Gừng sở hữu một lượng tinh dầu chứa cineol có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng viêm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do sỏi amidan gây ra. Đồng thời trà gừng cũng giúp xóa tan hơi thở hôi do vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Mỗi ngày, bạn hãy cắt một vài lát gừng hãm cùng với nước sôi và pha thêm mật ong vừa đủ. Khi uống, bạn nên ngậm trong họng một lúc rồi nuốt xuống từ từ.
  • Nước chanh: Mỗi ngày, bạn lấy nước chanh pha cùng với một ít muối để súc họng. Với hàm lượng vitamin C dồi dào cùng thành phần axit citric sẽ giúp giảm kích thước sỏi và sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả. 
  • Giấm táo: Tương tự như chanh, giấm táo cũng có khả năng làm giảm kích thước của sỏi. Axit axetic trong giấm táo sẽ giúp bào mòn, sát trùng, giảm viêm và trị hôi miệng do sỏi amidan gây ra. Mỗi ngày, bạn hãy pha loãng giấm táo và nước lọc theo tỷ lệ 1:2 để súc miệng.

Mẹo dân gian chỉ phù hợp dùng trong trường hợp sỏi có kích thước nhỏ. Hiệu quả của bài thuốc dân gian sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, không phải ai áp dụng cũng đạt được hiệu quả tích cực. Sau khoảng 7-10 ngày dùng mẹo dân gian không có kết quả tốt, người bệnh nên chuyển sang biện pháp lấy sỏi bằng tăm bông hoặc đến bệnh viện tái khám.

Cách lấy sỏi amidan bằng máy tăm nước

Với những trường hợp kích thước viên sỏi không quá to và số lượng không nhiều, bạn có thể dùng máy tăm nước để loại bỏ chúng. Theo đó tăm nước là thiết bị điện tử dùng tia nước áp suất cao để làm sạch kẽ răng, nướu, khoang miệng sau khi ăn. Với lực tác động mạnh bệnh nhân có thể tận dụng điều này để loại bỏ sỏi amidan.

Cách thực hiện:

  • Bạn súc miệng bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng, tránh việc thức ăn thừa tích tụ trong amidan.
  • Điều chỉnh máy tăm nước về mức độ phù hợp, không nên để tai nước quá mạnh sẽ khiến niêm mạc amidan bị đau, tổn thương.
  • Dùng gương lớn và đèn pin xác định vị trí sỏi amidan, tiếp đó dùng tia nước bắn vào viên sỏi.
  • Sau khi sỏi bị đánh bật ra khỏi bề mặt amidan thì bạn dừng lại và lấy nước muối súc miệng tránh viêm nhiễm.

Dùng tăm bông lấy sỏi amidan

Nếu như bạn không đủ điều kiện để mua máy tăm nước, bạn có thể dùng tăm bông để lấy sỏi amidan. Hoặc bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để lấy sỏi amidan. Thế nhưng phương pháp sử dụng bàn chải đánh răng thường không được khuyên dùng bởi mô amidan khá yếu. Khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng để loại bỏ sỏi có thể gây ra nhiều biến những như nhiễm trùng hoặc chảy máu.

Sử dụng tăm bông để lấy sỏi amidan
Sử dụng tăm bông để lấy sỏi amidan

Vì thế bạn nên dùng tăm bông đầu tròn, không góc cạnh để loại bỏ sỏi amidan. Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh dùng đèn pin và gương để xác định chính xác vị trí viên sỏi.
  • Tiếp đó bạn dùng tăm bông ấn nhẹ vào lớp mô amidan gần viên sỏi để cho nó nhô ra khỏi bề mặt, đồng thời loại bỏ hẳn chúng ra ngoài.
  • Sau khi loại bỏ hết sỏi amidan, bạn dùng nước muối sinh lý để súc miệng, tránh nhiễm trùng.

Dùng thuốc trị sỏi amidan

Thuốc được dùng trong trường hợp sỏi amidan gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Hoặc ở người bị viêm amidan có xuất hiện tình trạng vôi hóa thành sỏi. Thông thường, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Zinnat, cephalexin, clamoxyl, augmentine…
  • Thuốc lợi khuẩn: Salivarius K12 
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin. 
  • Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề: Các men chống viêm a choay, amitase
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Súc họng (nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm loãng như bicarbonat natri…), thuốc sát khuẩn (betadine, oropivalone, lysopaine…).

Việc dùng thuốc điều trị có thể giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh nhanh và không cần can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc thì sỏi có thể hình thành lại. Thuốc Tây y cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, xuất huyết dạ dày… Nhiều người bị dị ứng kháng sinh có thể bị sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thuốc tân dược loại bỏ sỏi amidan hiệu quả
Thuốc tân dược loại bỏ sỏi amidan hiệu quả

Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị mà cần đến khám tại bệnh viện. Sau đó dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng để tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.

Can thiệp bằng Laser

Can thiệp bằng Laser là biện pháp loại bỏ sỏi nhanh chóng và hầu như không gây tổn thương amidan. Người bệnh sẽ được gây tê tại amidan, sau đó bác sĩ sử dụng chùm tia Laser carbon dioxide để triệt tiêu sỏi. Biện pháp này ít xâm lấn và có khả năng ngăn ngừa tái hình thành sỏi. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật bằng Laser tương đối cao. Ngoài ra, người bệnh cần lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện thủ thuật này. Bởi việc điều khiển chùm tia Laser tương đối khó. Bác sĩ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong xử lý Laser.

Phẫu thuật cắt amidan

Cắt amidan chỉ được thực hiện trong những trường hợp viêm amidan có khả năng gây biến chứng và hình thành thêm sỏi. Phần lớn là trường hợp viêm amidan hốc mủ bã đậu không đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc. Muốn cắt amidan, bệnh nhân phải có đủ điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh về tim, máu, huyết áp, suy thận, suy gan…

Bởi việc cắt amidan cần tốn rất nhiều máu, hô hấp phải kiểm soát tốt. Toàn bộ quá trình cắt phải gây mê nên dễ xảy ra biến chứng sốc phản vệ. Nếu người bệnh không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe thì không được thực hiện cắt amidan. Sau khi cắt cũng cần chăm sóc tốt vết mổ để tránh biến chứng nhiễm trùng, chảy máu không cầm được…

Cắt amidan chỉ được thực hiện trong những trường hợp bệnh có khả năng gây biến chứng
Cắt amidan chỉ được thực hiện trong những trường hợp bệnh có khả năng gây biến chứng

Những lưu ý khi lấy sỏi amidan cần biết

Sau khi lấy xong sỏi amidan, nếu người bệnh vẫn còn tình trạng viêm amidan, viêm họng thì cần tiếp tục điều trị tận gốc các căn bệnh này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc điều trị như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh tái hình thành sỏi amidan:

  • Sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn: Nguyên nhân gây sỏi chủ yếu là do vôi hóa của thức ăn nên bạn đọc cần loại bỏ yếu tố này ngay bằng việc sử dụng dung dịch súc miệng chuyên dụng, thức ăn và mảng bám trong kẽ răng sẽ được loại bỏ tốt, vi khuẩn cũng được tiêu diệt triệt để.
  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày: Luôn đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để ngăn ngừa vi khuẩn và phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Thời gian lý tưởng nhất là đánh răng sau khi mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý sau mỗi lần đánh răng: Sau khi đánh răng xong, bạn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng và súc sâu trong họng. Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn rất tốt và được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 
  • Không ăn các thực phẩm chứa nhiều muối: Muối vô cơ là yếu tố thúc đẩy quá trình vôi hóa thức ăn tạo thành sỏi. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng natri lớn. Chẳng hạn thực phẩm đã qua chế biến (thịt hộp, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích…), đồ ủ chua, muối chua…

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc biết cách lấy sỏi amidan an toàn và hiệu quả. Sỏi amidan xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ bị viêm amidan. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong điều trị, loại bỏ sỏi amidan. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, sưng tấy amidan bạn cần đến bệnh viện để thăm khám ngay. Viêm amidan cũng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

4.7/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?