Sỏi Amidan Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Và Biện Pháp Phòng Tránh

Sỏi amidan có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều bạn đọc cần được giải đáp. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở đường hô hấp và gây ra chứng hôi miệng. Trên thực tế, sỏi amidan còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác nếu không được điều trị kịp thời.

Sỏi amidan là gì?

Sỏi amidan là tình trạng xuất hiện khối vôi hóa màu trắng bên trong hốc amidan. Thành phần trong sỏi bao gồm canxi, amoniac, magie cacbonat, photpho. Khối vôi này thường thấy nhất ở những người bị viêm amidan. Nhưng ở người bình thường cũng có thể xuất hiện tình trạng này. Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và lười vệ sinh răng miệng.

Sỏi amidan là tình trạng vôi hóa thức ăn dư thừa, tế bào thoái hóa có sự kết hợp của muối vô cơ
Sỏi amidan là tình trạng vôi hóa thức ăn dư thừa, tế bào thoái hóa có sự kết hợp của muối vô cơ

Nguyên nhân và triệu chứng sỏi amidan 

Amidan có nhiệm vụ sản sinh ra tế bào tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Dù vậy, nếu số lượng vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt sẽ khiến các tế bào amidan không đủ sức chống chọi. Xác của các tế bào thoái hóa theo thời gian tích tụ lại, kết hợp với thức ăn bị vướng lại kẽ hở của amidan, muối vô cơ dẫn đến tình trạng vôi hóa. 

Sỏi amidan là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu hiện nay. Nếu sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Theo thời gian, sỏi sẽ được tích tụ và kích thước ngày càng lớn. Người bệnh bắt đầu cảm thấy vướng họng khi nhai nuốt thức ăn, đau rát dữ dội kèm theo sưng tấy amidan. Thỉnh thoảng, người bệnh có thể thấy những mảnh vụn màu trắng vàng cứng như đá rơi ra khỏi miệng khi đang nhai nuốt. Khi nội soi sẽ thấy rõ đá trắng vàng ở trong hốc amidan.

Sỏi amidan có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Sỏi amidan có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào kích thước của sỏi. Nếu sỏi có kích thước nhỏ thì sau khi xử lý sẽ không gây ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Nhưng nếu sỏi có kích thước lớn thì có thể khiến amidan bị biến dạng. 

Ngoài ra, sỏi amidan là nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, từ đó phát sinh viêm amidan. Ở người đã bị viêm amidan sẵn, sỏi có thể gây viêm amidan hốc mủ bã đậu hoặc áp xe amidan. Đây là hai dạng nhiễm trùng amidan khó điều trị nhất. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành điều trị ngay nếu thấy có khối vôi hóa tại amidan. Dễ nhận biết nhất là tình trạng hôi miệng ngày càng gia tăng.

Sỏi amidan có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào kích thước của sỏi
Sỏi amidan có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào kích thước của sỏi

Cách điều trị khi bị sỏi amidan

Sỏi amidan có kích thước nhỏ có thể tự lấy tại nhà. Nhưng với sỏi to, người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Có nhiều cách điều trị sỏi viêm amidan, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số cách chữa phổ biến hiện nay bao gồm:

Cách chữa sỏi amidan tại nhà bằng mẹo dân gain

Thực tế, sỏi nhỏ tự đào thải ra khỏi cơ thể khi có sự cọ xát với thức ăn. Tuy nhiên, trường hợp này thường rất ít nên người bệnh phải chủ động lấy sỏi ra ngoài. Người bệnh có thể tự lấy tăm bông gảy nhẹ sỏi ra khỏi amidan nhưng cần hết sức cẩn thận để tránh tổn thương lớp niêm mạc. 

Dùng tăm bông lấy sỏi amidan
Dùng tăm bông lấy sỏi amidan

Ngoài ra, với những sỏi có kích thước to, người bệnh có thể sử dụng các loại gia vị như tỏi, sả, nghệ, bạc hà ăn hàng ngày để thu nhỏ kích thước sỏi. Các gia vị này cũng giúp giảm triệu chứng sưng viêm hiệu quả. Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh nên sử dụng cùng nước muối sinh lý để tăng hiệu quả diệt khuẩn.

Tuy nhiên, hiệu quả của mẹo dân gian còn phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của từng người. Nếu người bệnh không thấy có tiến triển tốt sau 7-10 ngày điều trị, hãy đến tái khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc trị sỏi amidan 

Trường hợp sỏi gây viêm amidan, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Các triệu chứng như sốt, sưng tấy amidan sẽ được sử dụng thêm các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm, chống phù nề, xung huyết… Sau khi sử dụng thuốc, nếu kích thước sỏi không giảm thì người bệnh cần đến bệnh viện gắp sỏi, triệt sỏi.

Cách chữa viêm họng mủ theo Tây y
Cách chữa viêm họng mủ theo Tây y

Phẫu thuật gắp sỏi amidan

Hiện nay, người bệnh có thể loại bỏ sỏi amidan bằng các thủ thuật ngoại khoa như nạo sỏi, can thiệp bằng Laser, cắt amidan… Mỗi phương pháp sẽ được chỉ định tùy theo trường hợp cụ thể. Thông thường, chỉ trường hợp viêm amidan mãn tính có sỏi mới cần đến phẫu thuật cắt amidan.

Phòng tránh bị sỏi amidan như thế nào?

Sỏi amidan hình thành do quá trình vôi hóa của thức ăn và sự phát triển của các vi sinh gây hại nên muốn phòng tránh bệnh, bạn đọc cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Đây là biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa sỏi amidan. Theo đó bạn nên đánh răng mỗi ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa và súc miệng sau khi ăn. Những cách này sẽ giúp bạn loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn bị tiêu diệt, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi amidan.
  • Sử dụng nước muối: Nước muối giúp làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả, đồng thời giảm sự khó chịu, lây lan của sỏi amidan trong vòm họng. Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối sinh lý càng thường xuyên càng tốt.
  • Uống nhiều nước hơn: Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước sẽ giúp bạn phòng tránh sỏi amidan hiệu quả. Không những vậy nước cũng làm ẩm họng, miệng, ngăn chặn sỏi amidan phát triển.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên hạn chế uống sữa hoặc ăn chế phẩm từ sữa, vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi amidan. Đồng thời kiêng những thực phẩm được chế biến cay, nhiều dầu mỡ, khô cứng, có tính axit. Chúng sẽ tác động và gây ảnh hưởng đến amidan, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, vitamin và khoáng chất. Đây là những chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa amidan.

Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc sỏi amidan có nguy hiểm không. Cũng như biết thêm nhiều kiến thức về bệnh lý này. Nếu xuất hiện các triệu chứng sưng tấy, sốt cao, quan sát thấy quanh sỏi có tụ mủ trắng, bạn đọc hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời. Rất có thể sỏi amidan đã gây nhiễm trùng và tạo thành viêm amidan hốc mủ bã đậu.

XEM THÊM:

4/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?