Người bị phong ngứa nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp khi bị phong ngứa và cách cải thiện triệu chứng nhanh chóng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh này. Dưới đây là bài viết sẽ hướng dẫn người bệnh phong ngứa chọn lựa các loại thực phẩm phù hợp, nên ăn gì, cần tránh gì để bệnh chóng thuyên giảm.

Bị phong ngứa không nên ăn gì?

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa các chất khiến da bị sưng, viêm và ngứa hơn. Để việc điều trị phong ngứa đạt hiệu quả, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm này. Vậy khi bị phong ngứa không nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất đạm

Bị phong ngứa không nên ăn thực phẩm giàu chất đạm: Thịt đỏ, thịt gà, trứng, sữa,… Các thực phẩm này rất giàu dưỡng chất cho cơ thể nhưng lại có nhiều ảnh hưởng không tốt với bệnh nhân bị phong ngứa, mề đay. 

Nhóm thực phẩm giàu đạm có chứa hoạt chất Histamine gây dị ứng. Vì vậy khi bổ sung vào cơ thể sẽ khiến gia tăng tình trạng nổi mề đay, ngứa. Nguy hiểm hơn có thể xuất hiệu triệu chứng sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Bị phong ngứa không nên ăn gì? – Hải sản

Đa số các loại hải sản đều chứa rất nhiều chất gây dị ứng Histamine. Đây là nhóm thực phẩm được liệt vào danh sách nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. 

Một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm, chỉ cần ăn một chút hải sản cũng có thể nổi mề đay, mẩn ngứa ngay lập tức.

Vì vậy, khi bị phong ngứa cần tránh xa các loại hải sản nếu không sẽ khiến tình trạng ngứa gia tăng, mề đay lan rộng ra khắp cơ thể và điều trị rất lâu khỏi.

Bị phong ngứa không nên ăn hải sản
Bị phong ngứa không nên ăn hải sản

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng làm tăng nhiệt độ trong cơ thể khiến gia tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, khi chế biến món ăn cần lựa chọn các món thanh đạm, không chứa ớt, tiêu, mù tạt,…

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh: Đồ hộp, các loại socola, bánh mì, đồ ăn ngọt, những thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng,… chứa rất nhiều dầu mỡ hoặc các thành phần có hại dễ gây dị ứng. Nhóm thực phẩm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Một số loại gia vị dễ gây kích ứng da

Muối, đường, tiêu, ớt,… là các loại gia vị sẽ khiến gia tăng tình trạng kích ứng da. Người bị phong ngứa nên hạn chế sử dụng nhiều các loại gia vị này.

Phong ngứa không nên ăn gì? – Các chất kích thích

Đây là các chất bạn cần tuyệt đối kiêng khi điều trị bất cứ tình trạng bệnh nào. Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây kích ứng và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu quá mức khiến mạch máu giãn nở làm gia tăng cảm giác ngứa. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến gan thận, làm suy giảm chức năng đào thải độc tố, khiến độc tố tích tụ và bị phát ban trên da. 

Không nên sử dụng các chất kích thích
Không nên sử dụng các chất kích thích khi bị bệnh

Trên đây là các nhóm thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị phong ngứa và hồi phục da. Để việc điều trị có kết quả tốt nhất các bạn nên chú ý chế độ ăn uống hàng ngày. Tìm hiểu rõ bị phong ngứa không nên ăn gì để có biện pháp phòng tránh.

Người bị phong ngứa nên ăn gì?

Bên cạnh việc quan tâm bị phong ngứa kiêng ăn gì, để tình trạng bệnh nhanh thuyên giảm các bạn cũng nên chú ý bổ sung một số thực phẩm như:

Thực phẩm giàu Omega 3

Đây là nhóm thực phẩm giúp bổ sung DHA có khả năng giúp kháng viêm và khắc phục hiệu quả. Ngoài ra, Omega 3 còn chứa EPA giúp lọc máu, giảm quá trình đông tụ máu, giảm cholesterol, tăng cường khả năng tuần hoàn máu để da hồng hào, khỏe mạnh. 

Một số loại thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, dầu oliu, quả óc chó, hạt lanh, súp lơ,…

Lưu ý: Cá có thể gây ra tình trạng kích ứng da, vì vậy khi lựa chọn bạn cần chú ý.

Các loại Vitamin

Những loại vitamin giúp giảm triệu chứng phong ngứa mề đay là: C, D, E, Magie. Các loại vitamin này có nhiều trong rau củ quả tươi, vì vậy người bị phong ngứa nên ăn hàng ngày.

  • Vitamin C: 

Có thể ngăn cản quá trình giải phóng Histamine gây ra phản ứng phát ban, ngứa ngáy của bệnh phong ngứa. Vitamin E còn tham gia vào quá trình tái tạo da giúp giảm thâm, sẹo. 

Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại thực phẩm: Bưởi, đu đủ, cà chua, kiwi, ổi,…

  • Vitamin D: 

Các loại thực phẩm giàu vitamin D tham gia vào quá trình tổng hợp khoáng chất thiết yếu giúp da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. 

Những thực phẩm giàu vitamin D: Cam, yến mạch, ngũ cốc,…

Tuy nhiên cần chú ý: Không phải loại thực phẩm chứa vitamin D nào cũng phù hợp cho người bị mề đay. Ví dụ như trứng, sữa, gan động vật, nấm hương,…cần được loại bỏ nếu như bạn không muốn thêm nặng. 

Bị phong ngứa nên ăn nhiều rau xanh
Rau xanh giúp bổ sung vitamin cho cơ thể
  • Vitamin E:

Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc làm giảm IgE, liên quan đến các phản ứng dị ứng, ngứa ngáy. Ăn các thực phẩm chứa vitamin E, sẽ làm giảm các cơn ngứa do phong ngứa gây ra.

Các thực phẩm chứa vitamin E cần bổ sung là: Dầu cọ, khoai lang, hướng dương, hạnh nhân,…

  • Magie:

Theo các nghiên cứu cũng cho thấy: Magne hoàn toàn có thể kháng histamine ( nguyên nhân gây ra những dị ứng ở người bị phong ngứa). 

Hạnh nhân, hạt điều là các loại hạt chứa nhiều Magie.

Người bị phong ngứa nên ăn tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất có thể kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng. Có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng phong ngứa, giảm sưng, xoa dịu vết đỏ trên bề mặt da. 

Vitamin có trong tỏi tươi giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh từ đó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh phong ngứa, bệnh mề đay hiệu quả.

Nghệ tươi

Nghệ tươi có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn và dị ứng, nổi mẩn ngứa ngáy. Là loại thực phẩm nên ăn thường xuyên khi bị phong ngứa.

Nước trà xanh

Nước trà xanh có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, và các hoạt chất có khả năng kháng Histamine. Vì vậy nước trà có thể hỗ trợ quá trình điều trị phong ngứa rất hiệu quả. 

Trên đây là một số loại thực phẩm nên ăn khi bị phong ngứa để giúp giảm triệu chứng, bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. 

Một số cách chế biến thực phẩm tốt cho việc điều trị phong ngứa

Nấu canh chua thịt băm:

Đây là món ăn giúp thanh nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là trong ngày hè.

Nguyên liệu gồm có: Cà chua, thịt băm, nấm hương, nấm kim châm, dứa, hành tươi, hành khô và gia vị.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch cà chua, bổ miếng cau
  • Ướp thịt băm với muối, mắm
  • Băm nhỏ hành khô và thái hành tươi
  • Phi hành khô với dầu, sau khi hành có mùi thơm thả thịt, cà chua vào đảo đều
  • Đến lúc cà chua hơi nhừ thì cho thêm dứa vào đảo qua
  • Thêm nước và đun sôi
  • Nước sôi cho thêm nấm và hành tươi vào rồi thưởng thức.

Làm nước ép trái cây: 

Làm nước ép rất đơn giản, dễ thực hiện. Bạn chỉ cần rửa sạch trái cây rồi cho vào ép lấy nước uống. 

Nước ép trái cây giúp giảm triệu chứng phong ngứa
Nước ép trái cây giúp giảm triệu chứng phong ngứa

Nước ép giúp mát gan, hạ nhiệt, bổ sung dưỡng chất làm giảm mẩn ngứa cho cơ thể.

Các bạn có thể chọn cho mình loại trái cây ưa thích hoặc có thể mix một số loại cùng với nhau để tăng mùi vị, độ ngon.

Tuy nhiên theo các chuyên gia da liễu, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp chỉ là biện pháp giúp kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng hoặc ngăn ngừa tình trạng phong ngứa tiến triển nặng, gây biến chứng mà không thể thay thế các phương pháp điều trị. Vì vậy nếu tình trạng phong ngứa kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh cần áp dụng biện pháp điều trị chuyên sâu để có được hiệu quả tốt nhất. Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi bị phong ngứa không nên ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Đồng thời bài viết cũng gợi ý phải pháp điều trị an toàn, hiệu quả, đang được nhiều người tin dùng hiện nay để người bệnh có thể tham khảo.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?