Nguyên nhân bệnh phong ngứa, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh phong ngứa, còn được gọi là phong ngứa da (Pruritus), là một triệu chứng thường gặp có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Phong ngứa có biểu hiện gần giống với một số bệnh dị ứng khác nên dễ gây nhầm lẫn. Vậy bệnh có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nào hiệu quả nhất?

Bệnh phong ngứa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Phong ngứa (hay ) là một căn bệnh dị ứng khiến da nổi mẩn đỏ, gây ngứa. Đây là căn bệnh về da thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ nhỏ và phụ nữ trước, sau sinh.

Bệnh phong ngứa là bệnh về da thường gặp
Bệnh phong ngứa là bệnh về da thường gặp

Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn là:

  • Giai đoạn cấp tính: Cơn ngứa và các nốt mẩn đỏ kéo dài trong 2 -3 tuần rồi tự biến mất.
  • Giai đoạn mãn tính: Tình trạng bệnh có biểu hiện kéo dài trên 6 tháng. Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm, tình trạng phong ngứa sẽ thường xuyên tái phát trở lại, điều trị khó khăn.

Bị phong ngứa có nguy hiểm không? – Theo đó, đây KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH NGUY HIỂM đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thẩm mỹ làn da. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến sang mãn tính, các nốt mề đay, mụn đỏ lan rộng khiến cơn ngứa kéo dài và gây một số ảnh hưởng như:

  • Mất ngủ thường xuyên, cơ thể suy nhược, có biểu hiện trầm cảm
  • Da bị tổn thương gây viêm da, loét, lâu dài sẽ để lại sẹo
  • Nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời

Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường trên da, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị, ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh.

Bệnh phong ngứa có lây không? Nguyên nhân do đâu?

Bệnh phong ngứa là bệnh ngoài da nhưng KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH LÂY NHIỄM. Bệnh khởi phát chủ yếu do cơ địa và thể trạng của từng người. Theo đó, các chuyên gia da liễu chỉ ra một số nguyên nhân gây phong ngứa thường gặp như:

  • Di truyền: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh. Gia đình có bố, mẹ mắc bệnh, con cái sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Hay trong quá trình mang thai, người mẹ ăn quá nhiều chất đạm khiến trẻ sinh ra dễ mắc phong ngứa (tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ nhỏ).
  • Do nhiễm khuẩn: Người mắc bệnh viêm gan B, C hay các bệnh về tai – mũi – họng, nội tạng,… rất dễ mắc phong ngứa.
  • Do dị ứng với thuốc: Đây là biểu hiện tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc xương khớp, thuốc ngủ, thuốc trị huyết áp, thuốc gây mê,… có thể xuất hiện sau khoảng 5- 7 ngày dùng thuốc.
  • Do suy giảm chức năng gan: Gan có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố cho cơ thể. Khi gan bị suy giảm chức năng, có thể khiến các độc tố bị tích tụ và hình thành phong ngứa trên da.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng: Lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, thời tiết,… là tác nhân gây phong ngứa, dị ứng ở nhiều đối tượng có cơ địa nhạy cảm. 
  • Do thực phẩm: Khi dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản,… cũng rất dễ gây bệnh.

Các triệu chứng bệnh phong ngứa mề đay

Các triệu chứng của bệnh phong ngứa dễ nhầm lẫn với các tình trạng mề đay, dị ứng khác trên da. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị sai cách, chậm gây hậu quả không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh cần kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường, đi khám để có phương pháp điều trị, can thiệp đúng cách.

Với bệnh phong ngứa, sẽ có một số dấu hiệu điển hình người bệnh cần lưu ý như:

  • Ban đầu trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn nhỏ màu hồng hoặc trắng gây ngứa. Về sau các nốt này xuất hiện dày hơn và lan ra khắp cơ thể.
  • Các mẩn nhỏ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, càng gãi sẽ càng ngứa hơn.
  • Ngứa xuất hiện theo từng cơn, dữ dội hơn là vào buổi sáng, chiều tối và về đêm. Các cơn ngứa có thể kéo dài trong vài giờ tùy thuộc tình trạng của mỗi người bệnh.
  • Xuất hiện mụn nước gây ngứa trên da.
  • Triệu chứng phong ngứa có dấu hiệu xuất hiện ở vùng da nhạy cảm: mí mắt, môi, bộ phận sinh dục,… 
Biểu hiện bệnh là khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa
Biểu hiện bệnh phong ngứa khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa

Tình trạng phong ngứa kéo dài trên 6 tuần là đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó bệnh điều trị khó khăn, mất nhiều thời gian hơn gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 

Chẩn đoán và khám như thế nào cho chính xác?

Bệnh phong ngứa có rất nhiều triệu chứng lâm sàng để nhận biết. Theo đó, tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có các phương pháp kiểm tra chẩn đoán như:

  • Test lẩy da: Có tác dụng kiểm tra nguyên nhân gây bệnh. Được thực hiện bằng cách đưa một hoặc một vài dị nguyên vào da và so sánh, đánh giá độ tương đồng với triệu chứng phong ngứa. Khi làm test lẩy da, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc kháng histamine ít nhất trước 5 ngày.
  • Xét nghiệm Panel dị ứng: Phương pháp này xét nghiệm dựa trên mẫu máu của người bệnh nên có thể xác định cùng lúc 60 đến 107 dị nguyên gây bệnh phổ biến. Sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu dị ứng với nhiều chất hoặc chưa xác định được nguyên nhân.
  • Test huyết thanh: Phương pháp được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu nổi mề đay kéo dài từ 6 tuần trở lên mà chưa rõ nguyên nhân. Bác sĩ sẽ lấy huyết thanh của người bệnh và tiêm lại vào da để xác định rõ tình trạng bệnh. Trước khi làm xét nghiệm, cần ngưng thuốc histamine H1 ít nhất trước 3 ngày.
  • Test thử thách thuốc: Xét nghiệm bằng cách đưa thuốc với liều từ thấp đến cao vào cơ thể bằng đường dùng thuốc tự nhiên. Giúp loại trừ các trường hợp dị ứng thuốc không rõ ràng khiến bệnh nhân lo lắng. 

Dựa trên kết quả kiểm tra, chẩn đoán bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bị phong ngứa làm sao hết? Điều trị như thế nào?

Bị phong ngứa làm sao hết? – Đầu tiên khi phát hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần tránh xa ngay các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Tiếp đó, nếu bệnh diễn tiến nặng cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Một số cách chữa phổ biến hiện nay gồm:

Thuốc điều trị phong ngứa nổi mề đay:

Tùy theo tình trạng cụ thể mà các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Một số thuốc dùng khi bị bệnh phong ngứa mề đay là:

Thuốc chống dị ứng:

Là loại thuốc chống histamin thế hệ 1 và 2 gồm có dạng uống (Loratadin, Cetirizin…), dạng xịt và nhỏ mũi (Azelastin và Olopatadin…). Thuốc có tác dụng giảm mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban và ngăn chặn sản xuất histamin (hoạt chất làm tăng nguy cơ dị ứng). Thuốc có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các nhóm khác. 

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng phong ngứa

Thuốc ngăn tình trạng mẫn cảm:

Nhóm thuốc này có công dụng ngăn chặn các yếu tố gây ra dị ứng. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng khi bị phong ngứa:

  • Thuốc kháng IgE
  • Thuốc kháng Cytokine của tế bào Lympho
  • Thuốc kháng Thromboxane A2

Thuốc chứa Corticoid:

Đây là nhóm thuốc giúp giảm viêm, dị ứng nhanh chóng. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp bệnh phong ngứa ở mức độ vừa và nặng. 

Nhóm thuốc này rất đa dạng về chủng loại và cách sử dụng: Có dạng uống, dạng xịt, dạng nhỏ, dạng hít, dạng kem bôi,…

Thuốc Tây y có tác dụng trị bệnh phong ngứa rất nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹo chữa phong ngứa bằng dân gian tại nhà:

Cũng như một số bệnh về da khác, bệnh phong ngứa mề đay có thể chữa bằng nhiều mẹo dân gian. Một số lá cây được dân gian sử dụng trong chữa phong ngứa là: tía tô, hẹ, khế, rau tần,… 

  • Mẹo chữa phong ngứa bằng lá hẹ: Lấy một nắm lá hẹ tươi và rửa sạch, để ráo nước. Cắt lá hẹ thành từng khúc từ 2 – 3 cm. Cho lá hẹ vừa cắt cùng với nước lên bếp đun sôi. Để nguội và dùng khăn sạch thấm nước lau lên dùng da nổi mẩn giúp giảm ngứa, rát hiệu quả.
  • Giảm ngứa ngáy bằng lá tía tô: Lấy 50g lá tía tô rửa sạch. Giã nát cùng và vắt lấy nước để uống. Phần bã còn lại dùng để đắp trực tiếp lên vùng . Lá tía tô trước khi dùng cần rửa sạch với nước muối.
  • Chữa phong ngứa mề đay bằng lá khế: Người bệnh sử dụng khoảng 50g lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó đem đun với nước và pha tắm hoặc vệ sinh vùng da bị mề đay mẩn ngứa.
Lá tía tô giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả
Lá tía tô giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả

Các loại lá thuốc này đều có chung công dụng giảm ngứa, mề đay hiệu quả. Là thảo dược nên các mẹo chữa bệnh phong ngứa này rất an toàn khi sử dụng. Đặc biệt là đối với bệnh phong ngứa ở trẻ em. 

Bài thuốc Đông y chữa phong ngứa:

Phong ngứa trong Đông y là bệnh thuộc chứng phong, do hàn nhiệt xâm nhập, tạng phủ suy giảm. Chính vì vậy các bài thuốc Đông y đều tập trung giải quyết tình trạng bệnh từ bên trong cơ thể.

Bài 1: Dùng các vị thuốc: thục địa (12g), cỏ nhọ nồi (10g), dây kim ngân (10g). Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi sắc lấy nước. Dùng uống hàng ngày để đem lại hiệu quả cao.

Bài 2: Dùng các vị thuốc: Vỏ núc nác (12g), kim ngân hoa (12g), lá đơn đỏ (6g). Cho các vị thuốc sắc cùng với nước và uống hàng ngày.

Bị phong ngứa nên ăn gì? kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Ăn uống có tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh phong ngứa. Để bệnh giảm nhanh các triệu chứng ngứa, mề đay, bạn cần:

Nên ăn một số thực phẩm giúp hỗ trợ quá trình điều trị:

  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 như cá nước lạnh, hạt óc chó,…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C, E, A như cà rốt, cam, chanh, đu đủ,…
  • Các loại rau, củ quả tươi 
  • Uống đủ nước
Chữa bệnh phong ngứa nên ăn nhiều rau xanh
Chữa bệnh phong ngứa nên ăn nhiều rau xanh

Cần đặc biệt kiêng:

  • Những loại thực phẩm giàu đạm: trứng, thịt đỏ, tôm, cua,..
  • Đồ cay nóng, chiên xào, đồ ăn sẵn,…
  • Rượu, bia, đồ uống có ga, và một số chất kích thích khác
  • Hạn chế sử dụng muối và đường.

Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh

Để chăm sóc và phòng tránh bệnh phong ngứa người bệnh cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống, vệ sinh thân thể như:

  • Chăm sóc và vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, cần kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng da
  • Cẩn thận khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng
  • Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Dọn dẹp vệ sinh nơi ở và làm việc sạch sẽ

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về bệnh phong ngứa cũng như cách phòng, điều trị bệnh hiệu quả. Dựa trên những triệu chứng lâm sàng bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Nên phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm: 10+ Cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian an toàn, hiệu quả

4.8/5 - (29 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?