Nguyên nhân gây nổi mề đay khắp người và cách chữa tốt nhất

Bị nổi mề đay khắp người là một tình trạng da khá khó chịu và có thể gây nhiều phiền toái. Mề đay (urticaria) là một loại phản ứng dị ứng của da, khiến da xuất hiện nổi mẩn đỏ và ngứa do tổn thương của các mạch máu nhỏ trong da. Điểm khác biệt giữa mề đay và mẩn ngứa là mề đay xuất hiện nhanh chóng và có thể biến mất trong vòng vài giờ hoặc một vài ngày.

Nổi mề đay khắp người là gì? Làm sao để nhận biết?

Nổi mề đay khắp người là tình trạng da xuất hiện các sẩn phù, ngứa ngáy khó chịu. Các nốt ngứa nổi mề đay khắp người xuất hiện trong thời gian ngắn, lặn mất sau khoảng 15 phút nhưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu bởi cơn ngứa ngáy trải toàn thân. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu người bệnh liên tục gãi, chà xát vào các vết mẩn đỏ. 

Hình ảnh nổi mề đay khắp người
Hình ảnh nổi mề đay khắp người

Ngoài những triệu chứng cơ bản như ngứa ngáy khó chịu, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như:

  • Phát ban: Da xuất hiện những vết sần đỏ, hồng với nhiều kích thước khác nhau trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể. Nếu gãi hay chà xát quá mạnh vào các vết sần này, tình trạng ngứa nổi mề đay khắp người sẽ trở nên trầm trọng hơn. 
  • Sưng phù: Vùng da bị mề đay do dịch tích trữ lâu ngày có thể xuất hiện tình trạng sưng phù. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ nổi cục như muỗi đốt. 
  • Nóng da: Người bị có thể cảm thấy nóng da tại những vùng nổi mẩn đỏ, sưng tấy. 
  • Sốt: Tình trạng nổi mề đay toàn  thân nếu kéo dài hơn 4 tuần có thể khiến người bệnh bị sốt cao, người mệt mỏi, tay chân bủn rủn, khó thở, chán ăn,…
  • Xuất hiện mụn nước: Người bệnh có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ trên da, nếu các mụn nước này bị vỡ, chúng có thể gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân nổi mề đay khắp người 

Có nhiều nguyên nhân khiến mề đay nổi khắp người, trong đó, các nguyên nhân chính phải kể tới:

  • Dị ứng thực phẩm: Thực phẩm như hải sản (tôm, cua, ghẹ,…) thịt đỏ, đồ uống chứa chất kích thích,… có thể là yếu tố dẫn tới tình trạng ngứa da nổi mề đay toàn thân. Khi ăn các thực phẩm này, cơ thể sẽ giải phóng các histamin từ đó dẫn tới tình trạng nổi mề đay. 
  • Dị ứng thuốc: Một trong những tác dụng phụ của thuốc là gây nổi mề đay. Nếu không nắm rõ được thành phần của thuốc, người bệnh có thể bị nổi mề đay khắp người. 
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cơ thể không có thời gian thích ứng sẽ khiến sức đề kháng suy yếu, từ đó dễ hình thành mề đay. 
  • Môi trường ô nhiễm: Nước bẩn, khói bụi, khí thải,… luôn tiềm ẩn virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Do đó, nếu tiếp xúc với các yếu tố này, da dễ bị viêm nhiễm, lâu ngày hình thành các cơn ngứa tại một hoặc nhiều vùng da trên cơ thể. 
  • Do di truyền: Nổi mề đay toàn thân là bệnh có tính di truyền. Theo các nghiên cứu, người có người thân trong gia đình mắc mề đay cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần người bình thường.  

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như ký sinh trùng trong máu, nội tiết tố thay đổi do mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, cơ thể mắc bệnh lý viêm nhiễm (viêm da, viêm mũi dị ứng, bệnh tuyến giáp tự miễn,…). Trong một số trường hợp, nổi mề đay khắp người không xác định được nguyên nhân gây bệnh. 

Nổi mề đay mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không? Có chữa khỏi hoàn toàn không? 

Nổi mề đay mẩn ngứa khắp người là bệnh da liễu khác phức tạo, mặc dù không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, trong  một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải gặp một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù mạch
  • Khó thở do dây thanh quản bị co thắt
  • Viêm da, nhiễm trùng da
  • Sốc phản vệ
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Về vấn đề nổi mề đay khắp người có chữa khỏi không, nhiều chuyên gia y tế nhận định đây là bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách, phù hợp. Tuy nhiên, nếu để lâu, không chữa kịp thời, bệnh có thể dai dẳng, dễ tái phát gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc để cải thiện tình trạng.

Trong trường hợp mề đay mãn tính, các triệu chứng bệnh trầm trọng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, người bệnh cần lựa chọn cơ sở tin cậy, uy tín, bác sĩ giàu chuyên môn để khám và chẩn đoán bệnh hiệu quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu?

Người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy dữ dội, không dứt, gây mất ngủ, ngủ không ngon
  • Nổi mẩn đỏ lan sang các vùng da lành khác
  • Nốt đỏ tạo thành mảng phù, sần, kích thước càng ngày càng lớn
  • Da xuất hiện mụn nước, mụn nhọt, các nốt mụn này có thể bị vỡ
  • Cơ thể bị sốt cao, sốt nhẹ xảy ra liên tục
Cần liên hệ bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm nổi mề đay khắp người
Cần liên hệ bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm nổi mề đay khắp người

Các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da bị tổn thương bằng cách soi da, test da nhằm xác định chính xác mức độ nổi mề đay đồng thời tìm  nguyên nhân gây bệnh. Khi đã xác định được các yếu tố này, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và cách chăm sóc da phù hợp với từng người bệnh. 

Điều trị nổi mề đay khắp người thế nào?

Dị ứng nổi mề đay toàn thân khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, việc sớm tìm giải pháp điều trị là điều cần thiết. Hiện nay có nhiều biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng này, trong đó phải kể tới chữa bằng thuốc Tây, chữa bằng mẹo dân gian hay chữa bằng thuốc Đông y. 

Trị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người tại nhà 

Khi các cơn ngứa ngứa dị ứng nổi mề đay xuất hiện gây khó chịu, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau nhằm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

  • Hạn chế gãi, chà sát vào vùng da bị dị ứng nổi mề đay 
  • Tắm nước lạnh, chườm lạnh nhằm giảm cơn ngứa.  Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da nổi mề đay nhằm tránh tình trạng da bị tổn thương nặng hơn. 
  • Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng như các tác nhân có thể khiến bệnh trầm trọng hơn như thực phẩm gây dị ứng, lông động vật, khói bụi, mỹ phẩm,…
  • Người bệnh nổi mề đay cần tránh lao động nặng hay các hoạt động thể chất có thể gây toát mồ hôi 
  • Nên nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng 
  • Có thể sử dụng một số loại lá như trà xanh, lá khế,… đun nước tắm nhằm giảm các triệu chứng bệnh. 

Các mẹo kể trên giúp giảm cơn ngứa nhanh chóng tuy nhiên không giúp chữa dứt điểm bệnh. Do đó, người bị nổi mề đay khắp người cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất. 

Chữa nổi mề đay khắp người bằng thuốc Tây 

giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng, sử dụng tiện lợi nên đa phần bệnh nhân lựa chọn điều trị bằng phương pháp này. Một số loại thuốc giúp đẩy lùi nổi mề đay phải kể tới:

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa
  • Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng ức chế hệ miễn dịch và ngăn ngừa phản ứng của cơ thể. Người bệnh cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. 
  • Thuốc Corticosteroid đường uống: Giúp hỗ trợ giảm sưng, đỏ, giảm ngứa hiệu quả. Thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, cho bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng như phù mạch. Không nên lạm dụng loại thuốc này vì nó có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm. 
  • Thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab: Thường được kê đơn cho bệnh nhân mãn tính, dai dẳng, thường xuyên tái  phát. Đây là thuốc dạng tiêm, được sử dụng theo liều 1 lần/ tháng. 
  • Thuốc kháng Leukotriene: Là thuốc được sử dụng cho bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng histamin, thường gặp nhất là Zafirlukast, Montelukast.

Khi điều trị nổi mề đay toàn thân bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.

Chăm sóc khi bị nổi mề đay khắp người 

Nổi mề đay khắp người gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, việc điều trị sớm,đúng cách là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để bệnh nhanh khỏi, hạn chế tái phát. 

Bệnh nhân đang bị mề đay cần chú ý chăm sóc da, cơ thể như sau:

  • Ăn đầy đủ các thực phẩm chứa khoáng chất, vitamin A, B, C,… như trái cây, rau xanh, rau củ, thịt nạc, ngũ cốc,…
  • Uống nước đầy đủ, từ 2-3 lít nước mỗi ngày 
  • Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, giàu đạm, chất béo,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày, tắm gội thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi,… Khi tắm nên sử dụng nước ấm, tránh tắm quá lâu. 
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với gió, khói bụi, không khí lạnh… bởi đây là những yếu tố khiến tình trạng ngứa ngáy trầm trọng hơn. 
  • Hạn chế gãi, cọ xát mạnh và các vết nổi mẩn đỏ bởi điều này có thể khiến tình trạng ngứa ngáy trầm trọng hơn, gây trầy xước, nhiễm trùng…
  • Người bệnh cần lạc quan, giảm căn thẳng, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. 

Trên đây là thông tin xoay quanh bệnh nổi mề đay khắp người và cách điều trị hiệu quả. Để tránh các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, sưng môi, mí mắt hay ngất xỉu,… bệnh nhân cần sớm điều trị bằng phương pháp phù hợp. 

     Đọc thêm: 

3.5/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?