Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tương đối nguy hiểm vì nếu không điều trị sớm, nó có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.. Lúc này, cơ thể gặp phải nhiều biến chứng xấu và trực tiếp đe dọa tới tính mạng của các bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có tên gọi khác là tiểu đường vị thành niên, xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ nhỏ, thanh niên, thanh thiếu niên. Nếu mắc phải bệnh lý này, tuyến tụy của bệnh nhân sản xuất ít hoặc thậm chí không có insulin khiến họ phải điều trị bằng insulin suốt đời.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Chỉ tới khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị tác động tới mức khiến lượng đường trong máu tăng thì triệu chứng của bệnh lý mới bắt đầu xuất hiện.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng
Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng

Tỷ lệ bị tiểu đường type 1 chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số các trường hợp. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh phổ biến thường từ 30 trở xuống.

Lưu ý, vì tiểu đường 1 là bệnh tự miễn nên những đối tượng mắc bệnh tự miễn như Hashimoto hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát cũng có khả năng gặp phải bệnh lý này.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1

Đến nay, vẫn chưa có báo cáo nào khẳng định yếu tố gây bệnh tiểu đường. Bình thường, các tế bào hệ miễn dịch của cơ thể chỉ chống lại tác nhân gây hại nhưng vì một lý do nào đó nó đã phá hủy tế bào tiết insulin. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận thấy tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan tới sự phơi nhiễm virus và có mối quan hệ với yếu tố di truyền.

  • Một số gen quy định về hệ miễn dịch hoặc gen liên quan tới tuyến tụy di truyền cho thế hệ sau. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ con cái mắc bệnh khi người mẹ bị là 3%, trong khi ở người cha là 5%.
  • Sự tấn công của hại khuẩn tới tuyến tụy đã dẫn tới các biến đổi bất thường tại cơ quan này. Do vậy, hệ miễn dịch sẽ tấn công và loại bỏ chúng khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường.
  • Môi trường: hóa chất độc hại đã gây ra ảnh hưởng lớn dẫn tới sự thay đổi bất thường của tuyến tụy.
  • Tiền sử mắc các bệnh liên quan tới tuyến tụy làm hệ miễn dịch bị nhầm lẫn.
 
Những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
Những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám để đo nồng độ đường huyết cao hoặc chỉ số HbA1c. Sau đó, bệnh nhân sẽ làm thêm xét nghiệm nồng độ insulin trong cơ thể để xác định hàm lượng insulin.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể tự chẩn đoán tình hình sức khỏe thông qua những dấu hiệu sau:

  • Khát nước, đi tiểu thường xuyên, hay đói, suy nhược cơ thể…
  • Dù ăn rất nhiều và thường cảm thấy đói nhưng vẫn bị giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Nhiễm trùng da, nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thường xuyên cáu kỉnh.
  • Đái dầm vào ban đêm.
  • Biến chứng cấp tính: Rối loạn ý thức, tụt huyết áp, hơi thở có mùi táo thối, buồn nôn.
  • Biến chứng mạn tính: Nhìn mờ, đau ngực do biến chứng mạch vành, bàn chân bị tê bì dị cảm, nhiễm trùng bàn chân, chậm tiêu, đầy bụng.

Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Nhiều người cảm thấy giai đoạn 1 không nguy hiểm nên tỏ ra khá thờ ơ. Tuy nhiên, trong trường hợp không kiểm soát tốt lượng đường huyết bên trong cơ thể, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Nhiễm cetone acid gây hôn mê, thậm chí là tử vong.
  • Mắc bệnh võng mạc hoặc đục thủy tinh thể.
  • Nhiễm trùng da, chân, bộ phận sinh dục
  • Suy thận, mắc bệnh thần kinh, tai biến mạch máu não.
Nếu không kịp thời điều trị, bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không kịp thời điều trị, bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài biến chứng của bệnh lý, một điều cũng được nhiều phái nữ quan tâm là tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Đối với câu hỏi này, các chuyên gia cho biết căn bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cả mẹ và bé. Cụ thể:

  • Ở người mẹ: Tăng nguy cơ bị đa ối, tiền sản giật, thai to phải đẻ mổ.
  • Ở thai nhi: Nhiều khả năng sẽ bị hạ đường huyết hoặc có trọng lượng lớn. Sau khi sinh, hệ miễn dịch của bé tương đối yếu, dễ mắc bệnh hô hấp…

Vì khả năng con cái mắc bệnh tiểu đường nằm ở top cao khi bố và mẹ cùng bị bệnh nên các cặp vợ chồng cần đặc biệt chú ý trong việc sinh hoạt. Bạn cần đảm bảo thực hiện một lối sống lành mạnh và môi trường sống lý tưởng để giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Mặc dù nguy hiểm nhưng nếu phát hiện bệnh sớm, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể điều trị thành công. Y học ngày càng hiện đại nên càng có nhiều phương pháp được áp dụng để chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả thuốc Tây, thuốc Nam, mẹo dân gian và kết hợp lối sống lành mạnh.

Phương pháp chữa bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường phát sinh do lượng đường trong máu tăng cao làm cơ thể bị thiếu insulin dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa. Do vậy, một trong các cách chữa bệnh hiện nay là cải thiện insulin trong cơ thể. Người mắc bệnh loại 1 sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn thay vì chỉ sử dụng insulin. Các cách chữa bệnh lý bao gồm:

Trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng thuốc Tây

Ưu điểm của thuốc Tây là gia tăng tác dụng nhanh hơn các biện pháp khác. Người bệnh chỉ cần điều trị trong một khoảng thời gian ngắn là có thể cải thiện tốt các dấu hiệu bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên phương pháp này tồn tại rất nhiều bất cập. Nhược điểm của tân dược là có thể phát sinh phản ứng phụ và dễ gây nhờn thuốc. Nếu bệnh nhân điều trị bằng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm đái tháo đường trở nên nghiêm trọng hơn. Người mắc tiểu đường tuýp 1 có thể áp dụng 2 loại thuốc trị bệnh sau:

  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết: Thuốc làm chậm khả năng hấp thụ glucose và kích thích hoạt động tiết insulin. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tạo đường và làm giảm đề kháng.
  • Sử dụng Insulin: Tiêm đúng giờ và phải tuân theo đúng phác đồ để không làm tụt đường huyết. Các loại bổ sung là insulin thường, insulin bán chậm và insulin chậm.

[pr_middle_post]

Tây y là một trong những biện pháp phổ biến nhất của người mắc bệnh tiểu đường
Tây y là một trong những biện pháp phổ biến nhất của người mắc bệnh tiểu đường

Cách điều trị bằng y học cổ truyền

Hiện nay, trong Đông y xuất hiện rất nhiều bài thuốc có khả năng làm giảm triệu chứng tiểu đường thông qua chứng thèm ăn, tiểu nhiều, khát nước… Các bài thuốc đông y nằm trong những thể bệnh như thận âm hư, vị âm hư, phế âm hư, thận dương hư…

Mục tiêu của thuốc là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, nền tảng là sinh tân dịch. Những bài thuốc nam này sẽ tập trung điều trị triệu chứng để làm giảm các biểu hiện của tiểu đường.

Vì thuốc Nam chủ yếu sử dụng mạch môn, khổ qua, hoài sơn… nên bảo đảm tính an toàn và phù hợp với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần dựa vào tình trạng của cơ thể để áp dụng đúng liều lượng của các vị thuốc.

Các bài thuốc chữa tiểu đường phổ biến hiện nay để bạn tham khảo là:

Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

Chứng trạng: Thường xuyên cảm thấy khát nước, miệng khô lưỡi đắng, cơ thể suy nhược….

Cách sắc:

  • Thảo dược có tri mẫu, sa sâm, sinh thạch cao, thiên hoa phấn, sinh địa… Liều lượng dược liệu dựa trên quy định của bác sĩ.
  • Đổ 700ml nước và đem đi sắc.
  • Nếu thuốc sôi khoảng 20 – 25 phút bạn tắt bếp và uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bổ thận âm – Dưỡng thận dương

Chứng trạng: tiểu liên tục và nước tiểu vẩn đục, suy nhược cơ thể, đi ngoài liên tục, cảm giác khó ăn…

Cách sắc:

  • Gồm vị thuốc như nhục quế, mạch môn, phục linh, đan bì, sơn thù du, huyền sâm, trạch tả.
  • Đổ nước ngập thảo dược khoảng 1 – 2cm.
  • Đun sôi khoảng 15 phút thì hầm nhỏ lửa, thấy nước giảm khoảng 2/3 so với ban đầu thì tắt bếp
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc trong 3 tuần.

Trị tiểu đường hoạt huyết hóa ứ

Chứng trạng: Cơ tay chân co lại, nước tiểu đục.

Cách sắc:

  • Nguyên liệu cần có là ngũ linh chi, xích thược, xuyên khung, đương quy, đào nhân, diên hồ sách…
  • Trộn đều thảo dược và đổ ngập nước
  • Thời gian sôi cần duy trì là 20 phút sao cho nước thuốc cô đặc và giảm còn 1/3 ban đầu.
  • Sau khi để nguội thì bạn đem chia làm 4 lần rồi uống trong hai ngày.
Đông y sẽ điều trị bệnh lý bằng biện pháp bảo tồn nên ít gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Đông y sẽ điều trị bệnh lý bằng biện pháp bảo tồn nên ít gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
 

Áp dụng cách điều trị bằng bài thuốc dân gian

Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, ít tốn kém và không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc điều trị tiểu đường ngay tại nhà như:

Chữa bệnh bằng vỏ dưa hấu

Đông y quan niệm, vỏ dưa hấu có vị thanh ngọt, tính mát, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt. Đặc biệt, nó còn chứa các acid folic, trực tiếp tham gia vào quá trình tạo máu nên rất tốt cho người bị tiểu đường.

Cách chữa bệnh:

  • Cần có vỏ bí xanh và vỏ dưa hấu, mỗi loại 30g
  • Rửa sạch dược liệu rồi sắc với nước, đến khi cô cạn thì tắt bếp.
  • Uống thuốc với hỗn hợp bí xanh và dưa hấu 3 lần/ ngày, kiên trì trong 1 tháng.

Cách chữa bằng mướp đắng

Mướp đắng có khả năng giải độc, thanh nhiệt, chủ yếu trị bệnh ngoài da, phòng chống ung thư và hỗ trợ loại bỏ tiểu đường. Ngoài ra, loại quả này còn chứa thành phần tương tự insulin nên có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Cách chữa bệnh:

  • Nguyên liệu cần có gồm ớt ngọt xanh, dưa chuột, nửa quả mướp đắng và 1 cọng rau cần.
  • Sau khi rửa sạch các loại quả, bạn bỏ hạt của mướp đắng và ớt rồi cho tất cả vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Mỗi ngày uống 2 lần vào các buổi sáng, chiều.
 
Nếu phát hiện bệnh ở thể nhẹ, bạn có áp dụng bài thuốc từ mướp đắng

Phương pháp trị bệnh bằng tỏi

Tỏi là loại dược liệu chứa Phytoncid có khả năng diệt khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch và điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường. Nếu dùng tỏi thường xuyên, bạn có thể giải phóng insulin trong máu, giúp làm giảm lượng đường và hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose.

Cách chữa bệnh:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 40g tỏi khô và 100ml rượu nếp có nồng độ 50 độ.
  • Bóc vỏ và thái nhỏ tỏi, sau đó cho vào lọ thủy tinh sạch.
  • Đổ rượu nếp vào lọ rồi ngâm cho tới khi tỏi chuyển từ trắng sang vàng thì lấy ra sử dụng.
  • Để tỏi ngấm đều rượu, thi thoảng lắc nhẹ lọ.
  • Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần chỉ sử dụng 1 thìa cà phê.

Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả nhất

Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh đái tháo đường, bạn có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Một số biện pháp có thể bổ trợ tối ưu cho quá trình điều trị tiểu đường là:

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế tình trạng căng thẳng, nên dành 15 – 30 phút để thư giãn tinh thần.
  • Từ bỏ triệt để các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia…
  • Mỗi ngày nên tập thể dục 30 – 40 phút và thực hiện các môn thể thao vừa sức.
  • Chia tổng lượng thức ăn trong ngày thành các bữa nhỏ và đừng ăn quá nhiều vào bữa chính.
  • Trong trường hợp lượng đường huyết quá cao, bạn nên chọn loại ngũ cốc giàu chất xơ hoặc sử dụng yến mạch thay cơm trắng.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát lượng đường huyết đối với người bị tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, bạn không thể vì thế mà thờ ơ với sức khỏe của bản thân. Nếu không may mắc bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để lắng nghe lời khuyên của người có chuyên môn.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?