Người bị bệnh tiểu đường uống trà được không? Top 3 loại trà được khuyên dùng

Trà là thức uống quen thuộc đối với người Việt Nam, tác động đến sức khỏe trên nhiều phương diện, đặc biệt là với những người bị tiểu đường. Trong trà có chứa chất chống gốc tự do, vitamin,… giúp bệnh nhân giảm đi những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thường xuyên. Vậy người bị bệnh tiểu đường uống trà được không?

Người bị tiểu đường uống trà được không?

Trà là thức uống quen thuộc, đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi. Không những giúp cải thiện nhiều chức năng của cơ thể, trà còn được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả ổn định đường huyết trong thời gian trị liệu. Đây cũng chính là lý do mà các chuyên gia đầu ngành sức khỏe luôn khuyên bạn sử dụng nước trà hàng ngày. Vậy người bị tiểu đường uống trà được không? 

Người bị tiểu đường uống trà được không?
Người bị tiểu đường uống trà được không?

Trong nước chiết xuất từ trà có chứa thành phần chống gốc tự do, chất này thúc đẩy quá trình giãn mạch, từ đó hạ huyết áp và giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn cản quá trình hình thành mảng bám trên thành động mạch. Do vậy, trà có tác động rất tốt với thể trạng bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Trà cũng kích thích sự sản sinh insulin từ tuyến tụy và tăng sự nhạy cảm của insulin với tế bào. Do đó, quá trình chuyển hóa và trao đổi glucose được ổn định và giảm nguy cơ bị tăng đường huyết.

Nếu bạn uống nước trà thường xuyên, chỉ số cơ thể cũng được kiểm soát tốt hơn. Điều này tác động tốt đến các bệnh nhân đái tháo đường type II, có mức đường huyết phụ thuộc vào chế độ ăn.

Như vậy, có thể kết luận rằng người bị tiểu đường nên sử dụng nước trà thường xuyên. Tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích, mà bạn sẽ lựa chọn được loại trà phù hợp trong top 3 loại dưới đây.

Top 3 loại trà được khuyên dùng

Dưới đây là top 3 loại trà được các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyên dùng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Bạn lưu ý, trà có tác dụng bổ trợ là chính và không thể thay thế bất kỳ một dạng thuốc đặc trị nào khác, do vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nhé!

Trà xanh

Người bị tiểu đường uống chè xanh được không? Theo các nghiên cứu gần đây, trà xanh có chứa epigallocatechin gallate, đây là chất có khả năng kích thích sự hấp thu đường đơn (glucozơ) vào tổ chức cơ xương thông qua tế bào. Chính vì vậy, lượng đường huyết giảm dần và trở về được mức cân bằng.

[pr_middle_post]

Theo các nghiên cứu gần đây, trà xanh có chứa epigallocatechin gallate
Theo các nghiên cứu gần đây, trà xanh có chứa epigallocatechin gallate

Trên thử nghiệm lâm sàng đối với hơn 1000 bệnh nhân bị tiểu đường cho thấy uống nước trà xanh sẽ giảm huyết sắc tố và đường đơn trong máu, đây là biểu hiện rõ rệt của quá trình kiểm soát đường huyết.

Trong trà xanh còn có thêm hoạt chất beta carotene, giúp chống lại quá trình oxy hóa và kháng viêm rất hiệu quả. Việc sử dụng thường xuyên nước trà sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng trên cơ thể. Và bạn nên sử dụng 3 ly mỗi ngày để đạt được tác dụng phòng ngừa hiệu quả nhất.

Trà đen

Trà đen chứa các thành phần thực vật mạnh mẽ như: Theaflavins, thearubigins… Đây là chất được chứng minh có tác dụng chống viêm, hạ đường huyết và chống oxy hóa hiệu quả.

Trà đen chứa các thành phần thực vật mạnh mẽ như: Theaflavins, thearubigins…
Trà đen chứa các thành phần thực vật mạnh mẽ như: Theaflavins, thearubigins…

Theo thử nghiệm trên người, trà đen ngăn cản sự hấp thu tinh bột thông qua quá trình ức chế enzym, do vậy kiểm soát được lượng đường huyết. Bên cạnh đó, những người sử dụng đều đặn loại trà này sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn rất nhiều. Vậy nên bạn có thể dùng trà đen mỗi ngày nếu như còn thắc mắc bị tiểu đường có uống trà được không?

Chuyên gia y tế cũng khuyên bạn nên dùng 3-4 cốc trà đen/ngày để kiểm soát đường huyết được tốt hơn.

Trà hoa cúc

Theo nghiên cứu gần đây, người bị đái tháo đường nên dùng 150mL trà hoa cúc mỗi bữa và duy trì 3 lần/ngày, sau 8 tuần bạn sẽ thấy những cải thiện rõ rệt về mức đường huyết. Bên cạnh đó, loại trà này sẽ giảm tình trạng stress hoặc suy giảm trí nhớ do xuất hiện góc tự do.

Lưu ý, khi sử dụng trà, bạn không nên thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác với hàm lượng cao. Điều này sẽ khiến đường huyết tăng và phản tác dụng.

Người bị tiểu đường uống trà cần lưu ý gì?

Việc sử dụng các loại trà để thúc đẩy quá trình chuyển hóa là điều nên thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc cơ sở y tế
Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc cơ sở y tế
  • Sử dụng trà chỉ tốt khi đúng liều lượng được khuyên, bạn không nên dùng quá lượng này hoặc bị lạm dụng quá nhiều. Vì nếu dùng nhiều quá, hệ tim mạch và tổ chức dạ dày có thể bị tổn thương.
  • Không nên sử dụng trà vào ban đêm, điều này khiến giấc ngủ của bạn không được sâu hoặc khó ngủ hơn.
  • Sử dụng trà khi bụng không đói và không quá no để đảm bảo hấp thu được tốt nhất các hoạt chất.
  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà.
  • Sử dụng trà cần được kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, đặc biệt bổ sung kèm theo chất xơ và khoáng chất cần thiết.
  • Trong thời gian đang sử dụng các dạng thuốc đặc trị, bạn nên hỏi ý kiến nhân viên y tế nếu muốn dùng thêm nước trà để đảm bảo không có tương kỵ hoặc nguy hiểm.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường uống trà được không. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về loại thực vật này và kiểm soát được lượng đường huyết sau một thời gian sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?