Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Đường huyết bao nhiêu là cao? Có thể nói đây là thắc mắc của khá nhiều người, bởi hiện nay bệnh nhân bị tiểu đường ngày càng gia tăng cả về số lượng và đa dạng hơn về độ tuổi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số đường huyết được gọi là cao khi nó đạt mức trên 7mmol/l lúc đói và trên 7,9 mmol/l sau khi ăn được 2 tiếng.

Đường huyết là gì? Bao nhiêu là ổn định?

Đường huyết hay glucose máu, là một thuật ngữ mà y học dùng để chỉ hàm lượng đường hoặc mức glucose tồn tại trong máu. Với người bình thường nồng độ đường trong cơ thể sẽ duy trì ở mức tương đối ổn định khi:

  • Trước bữa ăn: 90 – 130mg/dl tương đương với 5,0 – 7,2mmol/l.
  • Sau khi ăn 1 – 2 giờ: < 180mg/dl tức nhỏ hơn 10mmol/l.
  • Trước lúc đi ngủ vào buổi tối: 110 – 150mg/dl tương đương với 6,0 – 8,3mmol/l.
Máy đo đường huyết giúp bạn kiểm tra chính xác lượng đường trong máu
Máy đo đường huyết giúp bạn kiểm tra chính xác lượng đường trong máu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh, tổ chức não bộ và cả hoạt động của con người. Tuy nhiên, khi lượng đường huyết cao hơn mức bình thường lại có thể gây nên khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Đường huyết bao nhiêu là cao?

Để xác định chính xác xem mình có bị tiểu đường hay không, bạn có thể tự kiểm tra chỉ số đường huyết của mình lúc đói hoặc sau ăn. Ở mỗi thời điểm đo, bạn sẽ nhận được các kết quả khác nhau.

Để đo chỉ số đường huyết lúc đói, thời điểm thích hợp nhất mà bạn nên lựa chọn là vào buổi sáng hoặc sau khi đã nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Cụ thể:

  • Với người khỏe bình thường, chỉ số đường huyết an toàn là 4,0 – 5,9 mmol/l.
  • Chỉ số đường huyết cao (có khả năng mắc bệnh tiểu đường) là trên 7mmol/l.
  • Nếu đo đường huyết sau khi ăn 2 tiếng, bạn vừa có thể kiểm tra được hàm lượng đường trong máu mà vừa có thể nắm được thông tin để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Cụ thể:
  • Chỉ số đường huyết bình thường: Dưới 7,8 mmol/l.
  • Chỉ số đường huyết tương đối cao: 7,9 – 11,1 mmol/l (dấu hiệu tiền tiểu đường).
  • Chỉ số đường huyết rất cao: trên 11,1 mmol/l (dấu hiệu bệnh tiểu đường).

Như vậy, lượng đường huyết bao nhiêu là cao còn phụ thuộc vào thời điểm bạn đo. Theo lời khuyên của các bác sĩ, để chẩn đoán bệnh tiểu đường một cách chính xác nhất, bạn nên thực hiện thêm xét nghiệm HbA1c.

Đường huyết bao nhiêu là cao phụ thuộc vào từng thời điểm bạn đo
Đường huyết bao nhiêu là cao phụ thuộc vào từng thời điểm bạn đo

Đây là chỉ số thể hiện lượng đường huyết chuẩn xác nhất mà không phụ thuộc tình trạng no hay đói của cơ thể. HbA1c bình thường khi đạt từ 5,5% – 6,2% và cảnh báo tiểu đường nếu HbA1c cao trên mức 7%.

Hạ đường huyết ở người bình thường là hiện tượng gì?

Hạ đường huyết ở người bình thường là tình trạng lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống mức quá thấp. Lúc này, cơ bắp và tế bào não của người bệnh sẽ không có đủ năng lượng cần thiết để hoạt động tốt.

Đáng chú ý, hiện tượng hạ đường huyết còn có thể xảy ra ở cả những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên chỉ trong trường hợp cơ thể của họ đã sản xuất hoặc dung nạp quá nhiều insulin. Đây chính là một loại hormone có khả năng phá vỡ đường huyết để sử dụng nó làm năng lượng cho cơ thể.

Với người không bị tiểu đường, hiện tượng hạ đường huyết sẽ xảy ra khi cơ thể họ hoàn toàn không có đủ khả năng để tự ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó cũng có thể do cơ thể họ đã sản xuất quá mức hormone insulin sau khi ăn. Tuy nhiên, tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường sẽ ít gặp hơn so với những người bị đái tháo đường hoặc đang mắc các bệnh liên quan.

Các triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường
Các triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường

Nguyên nhân gây nên hiện tượng hạ đường huyết ở người bình thường bao gồm:

  • Tác dụng của thuốc sử dụng điều trị bệnh nào đó.
  • Bị rối loạn chức năng ăn uống hoặc suy dinh dưỡng.
  • Đã từng thực hiện phẫu thuật dạ dày hoặc tiến hành chạy thận nhân tạo.
  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
  • Tuyến tụy có khối u.
  • Phụ nữ bị thiếu hụt đáng kể lượng nội tiết tố nữ.
  • Cơ thể sản sinh hoặc hấp thụ quá nhiều insulin.
  • Bổ sung quá nhiều carbohydrate tinh chế từ các thực phẩm nhiều đường hay bánh mì trắng.
  • Ảnh hưởng của hội chứng Dumping.
  • Đối tượng hạ đường huyết nhưng không bị tiểu đường có thể là trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, những người sau thường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này gồm:
  • Người đang thừa cân, béo phì.
  • Người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường;
  • Người đã từng thực hiện phẫu thuật tại dạ dày.
  • Người đã không may bị tiền tiểu đường.

Đọc thêm

Biện pháp giúp ổn định lượng đường huyết

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người có chỉ số đường huyết cao cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt như sau:

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Người có chỉ số đường huyết cao cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm như:

  • Tinh bột và đường: Điều này nhằm mục đích tránh tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn no.
  • Kiêng chất béo, nhất là các axit béo bão hoà: Giúp nguy cơ rối loạn chuyển hoá mới được đẩy lùi.
  • Tránh ăn các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất tạo ngọt như đường bắp, saccharin hay aspartame,…

Những thực phẩm người có đường huyết cao nên ăn gồm:

  • Loại carbohydrate có trong gạo lứt, bánh mì đen,… :Theo nghiên cứu, nó có thể cung cấp chất đạm tới 1 – 1,5 gam/kg cân nặng/ngày cho chúng ta.
  • Ăn cá ít nhất 1 tuần 3 lần, với những người ăn chay thì vẫn có thể bổ sung nguồn đạm bằng các loại đậu như đậu phụ, đậu đen hay đậu đỏ,…
  • Chỉ nên dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no. Chẳng hạn như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá.

Tóm lại, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn cần được điều chỉnh một cách hợp lý cả về giờ giấc cũng như lượng thức ăn có trong các bữa chính và phụ.

Chế độ vận động, sinh hoạt

Người có chỉ số đường huyết cao nên đi bộ mỗi ngày trung bình 30 phút đến 1 giờ. Việc làm này không chỉ giúp bạn rèn luyện thể chất, thoải mái tâm trạng mà còn giúp giảm lượng đường trong máu về mức an toàn.

Thói quen đi bộ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết mỗi ngày
Thói quen đi bộ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết mỗi ngày

Ngời ra, các bài tập yoga nhẹ nhàng, bài tập dưỡng sinh, môn võ thái cực quyền hay việc leo cầu thang, đạp xe,… đều là những môn thể thao giúp bạn giảm đáng kể lượng đường trong máu. Qua đó, vóc dáng của bạn cũng sẽ đẹp và săn chắc hơn.

Mỗi ngày, dù là người bị tiểu đường hay không đều cần ngủ đủ 8 tiếng. Có như vậy, cơ thể mới có đủ thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị đủ năng lượng cho ngày hôm sau.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Việc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng là điều cần thiết. Tại nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã áp dụng cách này hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vốn có rất nhiều loại thực phẩm chứng năng giả, không có nguồn gốc hay xuất xứ rõ ràng. Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng chúng để hạ đường huyết thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc tham khảo gợi ý từ các bác sĩ chuyên khoa.

Chú ý: Thực phẩm chức năng thực chất chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế thuốc hạ đường huyết.

Dùng thuốc hạ đường huyết

Việc nên hay không sử dụng thuốc đối với bất cứ đối tượng nào đều phụ thuộc chỉ số đường huyết và thể trạng, tình hình sức khỏe và các biến chứng xảy ra. Tốt nhất, bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao? Để cân bằng lại lượng đường trong máu, điều quan trọng nhất là bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động và cả sinh hoạt sao cho phù hợp hơn với tình hình sức khỏe của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?