Viêm xoang nghẹt mũi và 9 cách đào thải dịch viêm hiệu quả tại nhà

Nghẹt mũi là một dấu hiệu điển hình của viêm xoang, do chức năng dẫn lưu dịch bị ảnh hưởng nên dịch tiết không thể lưu thông và gây tắc nghẽn tại mũi. Vậy cơ chế dẫn đến tình trạng này là gì và người bệnh phải làm sao để điều trị hiệu quả? Hãy cùng giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao viêm xoang gây nghẹt mũi?

Khi bị viêm xoang tức là lớp lót niêm mạc bị nhiễm trùng và sưng nề. Lớp lót này tiết ra các men kháng khuẩn ở trong chất dịch, có vai trò chống lại sự xâm nhập của các vi sinh gây bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh lý mũi là độ thông thoáng của lỗ thông khe, hoạt động của lông chuyển và độ quánh của dịch tiết nhầy.

Khi lớp lót sưng nề khiến không khí trong xoang lưu thông kém, chức năng lông chuyển bị rối loạn, lớp phủ nhầy hoạt động không bình thường, lỗ thông bị tắc và độ quánh của dịch tiết thay đổi trở nên đặc hơn thì diễn ra tình trạng tắc nghẽn mũi. 

Viêm xoang thường gây ra tình trạng nghẹt mũi do khả năng dẫn lưu dịch giảm
Viêm xoang thường gây ra tình trạng nghẹt mũi do khả năng dẫn lưu dịch của xoang giảm

Người bệnh có thể bị viêm xoang nghẹt 1 bên mũi hoặc cả 2 bên tùy vào mức độ viêm nhiễm. Nếu người bệnh bị viêm xoang nghẹt mũi trong khoảng 4 tuần trở lại là ở giai đoạn viêm xoang cấp. Còn viêm xoang mãn tính thì các triệu chứng sẽ kéo dài từ 8-12 tuần cho dù có điều trị tích cực.

Tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang diễn tiến trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển. Các dịch tiết không thể đào thải ra ngoài chảy ngược về thanh quản, họng, tai có thể dẫn đến các bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác. Chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…

Vì vậy, khi thấy nghẹt mũi đi kèm với các dấu hiệu sốt, đau đầu, đau mặt, khó thở, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh…thì người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay.

Viêm xoang nghẹt mũi phải làm sao? 9 cách điều trị bệnh hiệu quả

Để làm giảm nghẹt mũi do viêm xoang, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau:

Dùng thuốc xịt mũi làm giảm triệu chứng viêm xoang

Trong phác đồ điều trị của tây y thường có thuốc xịt mũi chứa 0,05% Oxymethazolone, Xylomethazoline… Loại thuốc này có tác dụng chống sung huyết mũi, giúp thông thoáng xoang và đào thải dịch tiết dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có thuốc xịt chứa Corticoid giúp giảm phù nề niêm mạc mũi có tác dụng tương tự.

Thuốc xịt mũi cho tác dụng nhanh nhưng dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc xịt mũi cho tác dụng nhanh nhưng dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm

Tuy nhiên các loại thuốc này tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng quá liều. Cho nên người bệnh không được sử dụng kéo dài quá 7 ngày. Thông thường, bác sĩ chỉ kê cho người bệnh dùng thuốc xịt mũi trong khoảng 3 ngày, mỗi ngày dùng không quá 4 lần đối với người lớn và chỉ dùng khoảng 1-2 lần với trẻ nhỏ.

Cách chữa viêm xoang nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh niêm mạc mũi xoang mỗi ngày. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn tốt nhờ rút hết nước trong tế bào của vi khuẩn. Nếu người bệnh bị viêm xoang nghẹt mũi kéo dài thì nên sử dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi thay vì dùng thuốc xịt của tây y. Quá trình thực hiện như sau:

  • Sử dụng một chiếc xi lanh 20ml hoặc một ống nhựa có vòi bơm dung dịch nước muối NaCl 0,9%.
  • Nghiêng đầu sang bên trái và bơm dung dịch nước muối vào bên mũi phải để nước muối làm sạch từ mũi phải sang mũi trái.
  • Lặp lại bước trên tương tự với bên mũi trái, mỗi ngày người bệnh nên rửa mũi ít nhất 2 lần và có thể thực hiện bất cứ lúc nào bị nghẹt mũi.

Xông lá bạch đàn chữa viêm xoang 

Xông tinh dầu là một trong những biện pháp điều trị viêm mũi xoang đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Người bệnh nên sử dụng lá bạch đàn để xông mũi xoang vì loại lá này giúp điều trị viêm nhiễm đường hô hấp rất hiệu quả. Cách làm đơn giản như sau:

Dùng các loại tinh dầu trị viêm đường hô hấp để xông mũi
Dùng các loại tinh dầu trị viêm đường hô hấp để xông mũi
  • Mua một bó bạch đàn tươi, rửa sạch và đun cùng nước sôi để tinh dầu trong lá được giải phóng.
  • Xông mũi trong khoảng 10 – 15 phút để mũi thông thoáng và đào thải dịch nhầy dễ hơn.
  • Xì mũi một cách nhẹ nhàng để dịch không chảy ngược vào tai giữa và họng gây viêm nhiễm lân cận.

Lưu ý: Phụ nữ có thai, người mắc bệnh kinh niên, suy nhược toàn thân và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên sử dụng lá bạch đàn để xông mũi.

Gừng và ngó sen giúp giảm nghẹt mũi do viêm xoang

Gừng và ngó sen khi kết hợp với nhau có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, giúp đào thải chất dịch và làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi. Bởi gừng là thảo dược có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn. Trong khi đó ngó sen có tác dụng chỉ huyết giúp máu lưu thông tốt hơn. Người bệnh có thể tham khảo cách làm như sau:

  • Gừng và ngó sen sau khi sơ chế sạch thì đem xay nhuyễn cùng nhau, đắp lên sống mũi trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi dịch mũi bắt đầu tiết ra thì người bệnh xì mũi một cách nhẹ nhàng để đào thải dịch viêm ra ngoài.

Chữa viêm xoang gây nghẹt mũi bằng gạc/khăn ấm

Người bệnh có thể sử dụng gạc hoặc khăn mặt ấm để làm giảm chứng nghẹt mũi do viêm xoang. Nước ấm sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng phù nề tạm thời để chất dịch có thể đào thải dễ dàng hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Dùng khăn ấm đắp mũi để làm giảm tình trạng nghẹt mũi
Dùng khăn ấm đắp mũi để làm giảm tình trạng nghẹt mũi
  • Dùng miếng gạc hoặc khăn mặt thấm nước nóng, sau đó vớt ra và vắt sạch nước.
  • Đắp gạc/khăn lên sống mũi cho đến khi dịch mũi lưu thông tốt hơn.
  • Xì mũi nhẹ nhàng để thải dịch ra ngoài, bất cứ khi nào người bệnh cảm thấy khó chịu có thể áp dụng phương pháp này.

Cách chữa viêm xoang nghẹt mũi bằng tỏi

Tỏi có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, kháng virus nổi trội và thường được dùng để trị các bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Đối với bệnh viêm xoang, tỏi sẽ giúp giảm phù nề niêm mạc, kích thích xuất tiết dịch nhầy để mũi được thông thoáng. Cách làm cụ thể như sau:

  • Lấy vài lát tỏi tươi xay nhuyễn để thu được nước cốt tỏi.
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch tỏi tươi, bôi vào mũi và để khoảng 5 phút.
  • Khi mũi xuất tiết dịch thì xì nhẹ nhàng để đào thải ra ngoài.

Trị nghẹt mũi do viêm xoang bằng giấm táo

Giấm táo là một trong những chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi do viêm xoang hiệu quả. Giấm táo sẽ giúp niêm mạc sẽ đỡ sưng viêm, phù nề và các chất dịch nhầy có thể dễ dàng đào thải ra ngoài giúp mũi thông thoáng hơn. 

Uống nước giấm táo giúp trị viêm xoang nghẹt mũi
Uống nước giấm táo giúp trị viêm xoang nghẹt mũi
  • Hòa giấm táo và nước lọc ấm theo tỷ lệ 1:2 để không gây hại với dạ dày.
  • Mỗi ngày uống 200ml vào buổi sáng và buổi tối để giảm tình trạng tắc nghẹt mũi khó chịu và giúp ngủ ngon hơn.

Cách xông hơi bằng hoa ngũ sắc

Trong ngũ sắc có chứa tinh dầu giúp giải độc, tiêu sưng, cầm máu và chống lại một số chủng vi khuẩn gây viêm xoang. Cây ngũ sắc được đông y ứng dụng rất nhiều trong điều trị bệnh lý hô hấp. Y học hiện đại cũng thường chiết xuất tinh dầu của cây để điều chế thuốc xịt mũi.

  • Lấy cả lá, thân, hoa ngũ sắc (trừ phần rễ) đem rửa sạch và phơi ráo.
  • Xay nhuyễn các bộ phận của cây ngũ sắc để thu được dung dịch nước cốt.
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch bôi vào mũi, để trong khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch
3.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?