Viêm Xoang Bướm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Cập nhật: 29/03/2024

Viêm xoang bướm có thể dẫn tới ung thư nếu không được điều trị hiệu quả. Theo số liệu thống kê, ung thư xoang bướm là nguy hiểm nhất trong những bệnh ung thư các xoang mặt. Vì vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không dành thời gian đọc ngay bài viết cung cấp những thông tin tổng quan về viêm xoang bướm, triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và những phương pháp điều trị hiện nay.

Viêm xoang bướm là gì?

Theo cấu tạo của cơ thể người, xoang là những hốc nằm trong xương sọ và được phân biệt, đặt tên theo tên xương mà xoang đó khu trú. Ví dụ tiêu biểu là xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm. Ngoài ra còn có xoang sàng và xoang bướm. Trong đó, xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán thuộc nhóm xoang trước; Xoang sàng sau, xoang bướm thuộc nhóm xoang sàng sau.

Sơ đồ các vị trí xoang
Sơ đồ các vị trí xoang

Các xoang đều có lỗ thông với nhau do đó nếu bất cứ xoang nào bị viêm nhiễm kéo dài, không có biện pháp khắc phục kịp thời thì dễ dẫn tới tình trạng viêm đa xoang. Xoang bướm có 5 thành:

  • Thành trước: Hay còn được gọi là thành mũi, thành này tạo nên phần sau của vòm họng và có lỗ thông xoang bướm.
  • Thành sau: Tiếp giáp với đáy sọ, liên quan với xoang tĩnh mạch chẩm ngang.
  • Thành trên: Tương ứng với tầng giữa và tầng trước của đáy sọ. Thành này tiếp giáp với tuyến yên và vùng dưới đồi thị của não (liên quan đến nhận thức cảm tính và điều chỉnh các chức năng vận động).
  • Thành dưới: Chính là trần của vòm họng, hướng xuống thanh quản và thực quản.
  • Thành ngoài: Là phần sau của hốc mắt.

Viêm xoang bướm là hiện tượng viêm nhiễm, phù nề, xuất hiện dịch, mủ tại xoang này. Vì là xoang nằm sâu bên trong nên nếu bệnh lý này không được chữa trị nhanh chóng, hiệu quả thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng không chỉ tại vùng Tai – Mũi – Họng mà còn gây biến chứng toàn thân.

Triệu chứng tiêu biểu của bệnh

Nắm rõ các triệu chứng viêm xoang bướm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện bệnh lý ngay khi mới chớm từ đó nhanh chóng tiến hành điều trị, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Theo đó, viêm xoang bướm có những dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

  • Hắt hơi: Tình trạng viêm nhiễm, dịch ứ đọng trong hốc xoang khiến mũi luôn trong trạng thái bị kích thích dẫn tới những cơn hắt xì liên tục.
  • Sổ mũi: Lượng dịch mủ theo đường mũi chảy ra ngoài, viêm nhiễm càng nặng thì dịch mủ vàng đặc, có màu trắng trong hoặc xanh vàng.
  • Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng lên khi bất cứ vùng nào bị viêm nhiễm, đây là một phản ứng tự nhiên cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động.
  • Đau nhức đầu: Xoang bướm nằm sâu dưới nền sọ nên nó tiếp giáp với hệ thống dây thần kinh sọ số III, VI, V1, V2 vì vậy viêm nhiễm có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh này khiến người bệnh có cảm giác đau nhức vùng mặt và đầu, đặc biệt là vùng đỉnh đầu, gáy và giữa hai mắt.
  • Giảm thị lực: Như đã nói ở phần trên, xoang bướm nằm gần hệ thống dây thần kinh thị giác do đó khi xoang này gặp vấn đề, thị giác có thể bị ảnh hưởng khi tình trạng viêm nhiễm lây lan. Cụ thể, người bệnh sẽ có cảm giác nhìn mờ, không rõ.
  • Điếc mũi: Hiện tượng chảy dịch dai dẳng ở vùng mũi dễ khiến người bệnh bị giảm khứu giác, thậm chí điếc mũi, không còn khả năng phân biệt mùi.
  • Viêm thanh quản, viêm họng: Dịch viêm nhiễm, đờm từ xoang bướm chảy xuống vùng sau họng sẽ làm cho các bộ phận như dây thanh quản, họng bị viêm nhiễm theo.

Những triệu chứng viêm xoang bướm nhìn chung rất dễ nhận biết. Người bệnh chỉ cần ghi nhớ và tinh ý là có thể phát hiện ngay khả năng mắc bệnh của mình. Tuy nhiên nếu chủ quan, thờ ơ khi các triệu chứng đã bộc lộ rõ nét thì bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Nguyên nhân viêm xoang bướm

Theo bác sĩ Lê Phương, cũng giống như các tình trạng bệnh viêm xoang khác, bệnh  viêm xoang bướm, viêm xoang sàng có nguyên nhân đều tương tự nhau. Một số nguyên nhân thường gặp phải kể tới:

Nguyên nhân viêm xoang bướm
Nguyên nhân viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Là bộ phận tiếp giáp với hệ thống dây thần kinh thị giác, dây thần kinh vùng sọ nên nếu xoang bướm gặp các vấn đề bệnh lý, viêm nhiễm thì ảnh hưởng gây ra sẽ không nhỏ. Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông Y Việt Nam, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng viêm xoang bướm
Biến chứng viêm xoang bướm

Những biến chứng viêm xoang bướm vô cùng nguy hiểm do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, để bệnh có cơ hội phát triển ngày càng trầm trọng hơn. Để phòng tránh khả năng xảy ra biến chứng, ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của viêm xoang bướm, bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị. Vậy hiện nay, có những phương pháp chữa trị viêm xoang bướm nào?

Cách điều trị viêm xoang bướm hiệu quả

Hiện nay, hầu hết với các bệnh lý đều có 3 hướng điều trị cơ bản là theo mẹo dân gian, Tây y và Đông y. Với căn bệnh viêm xoang bướm cũng vậy.

Mẹo dân gian điều trị bệnh

Một số mẹo dân gian có thể áp dụng chữa viêm xoang bướm tại nhà phải kể tới:

  • Nước muối: Dùng nước muối pha loãng rửa mũi hàng ngày là mẹo dân gian đơn giản nhất mà người bị viêm xoang mũi có thể thực hiện. Cách này cũng giúp phòng chống căn bệnh viêm xoang một cách hiệu quả.
  • Gừng: Trong gừng có chứa chất chống viêm, tính nóng của gừng còn giúp làm giãn mạch vùng mũi họng khiến dịch mũi dễ chảy ra ngoài hơn. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc pha trà gừng uống vừa giúp giảm đau nhức vừa loại bỏ viêm nhiễm.
  • Giấm táo: Thành phần kali trong giấm táo sẽ có tác dụng giảm thiểu tình trạng tạo chất nhầy, dịch mủ. Bạn pha nước và giấm táo theo tỉ lệ 1:1 rồi đun nóng và tiến hành xông mũi.

Những mẹo dân gian chữa viêm xoang đơn giản, sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, giúp giảm triệu chứng bệnh. Nhưng các giải pháp này chỉ cho hiệu quả tốt nhất khi bệnh mới phát triển trong khi người Việt Nam thường không chủ động phát hiện bệnh lý từ những giai đoạn đầu mà chỉ khi bệnh nặng, triệu chứng rõ ràng mới tiến hành thăm khám và điều trị.

Phương pháp điều trị theo Tây y

Thông thường sau quá trình thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định tình trạng viêm xoang bướm của người bệnh đã ở mức độ nào. Căn cứ vào kết quả đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Dùng thuốc kháng sinh nếu viêm xoang bướm do vi khuẩn gây ra: Amoxicillin, cephalosporin (thế hệ 2,3,4), nhóm macrolid (erythromycin, azithromycin…).
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, chlorpheniramin…
  • Thuốc kháng histamin: Chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine…
  • Thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi: Phenylpropanolamin, pseudoephedrin…
  • Thuốc corticoid dạng uống hoặc xịt: Beclomethasone dipropionate, budesonide, triamcinolone acetonide, fluticasone propionate…

Trong trường hợp tình trạng viêm xoang bướm đã phát triển trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh trải qua một cuộc phẫu thuật nhằm can thiệp, trực tiếp loại bỏ các ổ viêm nhiễm trong hốc xoang.

Thuốc Tây y chữa bệnh
Thuốc Tây y chữa bệnh

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi điều trị nội khoa không cho kết quả khả quan. Ca phẫu thuật mở hốc xoang bướm, loại bỏ viêm nhiễm thường kéo dài trong 2 giờ. Phẫu thuật giúp chặn đứng nhanh chóng các biểu hiện của bệnh. Nhưng phương pháp này cũng khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ sốc thuốc, nhờn thuốc nhất là khi sử dụng kháng sinh.

Với phương pháp phẫu thuật, người bệnh phải chịu đau đớn, mất sức, mất thời gian phục hồi đồng thời thực tế hiệu quả phẫu thuật xoang ít khi trọn vẹn, khả năng phục hồi được 80% đã là rất tốt rồi.

Viêm xoang bướm ăn gì, kiêng gì?

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, chế độ ăn uống cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị viêm xoang. Do đó, nếu muốn nhanh chóng đẩy lùi viêm xoang, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu Omega 3.
  • Thực phẩm giàu vitamin A
  • Thực phẩm giàu vitamin C
  • Thực phẩm có tính kháng sinh mạnh
  • Thực phẩm giàu kẽm
Viêm xoang bướm nên ăn
Viêm xoang bướm nên ăn

Nên kiêng:

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa
  • Trứng gà
  • Các thực phẩm chứa chất kích thích

Lưu ý trong quá trình chữa bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang bướm, để bệnh nhanh khỏi và không tái phát, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chăn gối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông thú nuôi, nước hoa,…
  • Mỗi khi ra ngoài nên mang theo khẩu trang để bảo vệ khu vực xoang mũi và hầu họng, tránh hít phải khói bụi và hóa chất độc hại.
  • Không dùng chung chung các vật dụng cá nhân với người đang bị các bệnh về tai mũi họng như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đũa thìa…
  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega 3, vitamin C như cá hồi, cá nục, cá mòi, cà rốt, ớt chuông, cá thu, hạt óc chó,…
  • Chú ý khi sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, tôm, cua, mực,… và các loại đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt,…
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích không lành mạnh trong thời kỳ điều trị bệnh viêm xoang bướm.
  • Tránh để nước vào tai, mũi để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, mang lại hiệu quả điều trị tốt.
  • Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… cần đến khám bác sĩ ngay, tránh để bệnh kéo dài dễ chuyển sang thể mãn tính.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về viêm xoang bướm đề phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày, do đó, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có cách đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Nguồn tham khảo: https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-ly/viem-xoang Viện y dược cổ truyền dân tộc

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC