Viêm khớp cổ chân là gì? Triệu chứng và cách chữa kịp thời

Viêm khớp cổ chân là một bệnh lý nghiêm trọng về xương khớp. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới teo cơ vĩnh viễn. Do đó, khi thấy dấu hiệu đau khớp cổ chân, bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh không phải chịu những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân có vai trò quan trọng đối với việc di chuyển của con người. Vì đây là bộ phận chịu toàn bộ áp lực và trọng lượng của cơ thể nên nó rất dễ bị tổn thương. Một trong những bệnh phổ biến thường gặp nhất chính là viêm khớp cổ chân.

Viêm khớp cổ chân không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Viêm khớp cổ chân không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Viêm khớp cổ chân là tình trạng đau nhức lâm sàng thường gặp khi khớp bị tổn thương. Lúc này, dịch nhầy bôi trơn giữa khớp cổ chân bị bào mòn hoặc thiếu hụt. Khi đó, 3 xương liên quan trực tiếp đến khớp này là xương chày, xương mác và xương đòn chịu thương tổn nặng nề.

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp là những cơn đau khớp, cứng khớp ở vùng mắt cá chân. Bệnh được chia thành 2 giai đoạn chính sau đây:

  • Giai đoạn khởi phát: Khi bệnh mới phát triển, những cơn đau chưa nặng và chưa kéo dài. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức vùng cổ chân mỗi khi hoạt động mạnh. Tuy nhiên, cơn đau có xu hướng giảm dần và nhanh chóng biến mất nếu người bệnh nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn thứ phát: Khi bước vào giai đoạn này, tình trạng đau nhức bắt đầu dữ dội hơn, nhất là khi vận động mạnh hoặc leo cầu thang, … Nếu bệnh nhân chủ quan và không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến bệnh chuyển sang mãn tính.

Thuật ngữ viêm khớp cổ chân còn được biết đến với tên gọi khác như: viêm khớp mắt cá chân, đau khớp cổ chân, viêm khớp vùng cổ chân.

Bệnh thường xảy ra đối với người thuộc độ tuổi trung niên, tức là từ khoảng 40 tuổi trở lên. Đây là ảnh hưởng tất yếu của quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên. Tuy nhiên, viêm khớp cổ chân đang ngày càng trẻ hóa. Trong đó, nhân viên công sở, vận động viên và những người lao động chân tay là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm khớp cổ chân

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm khớp cổ chân có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào (đặc biệt là người già) và do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân bị sưng khớp cổ chân

Tình trạng đau khớp, viêm khớp cổ chân gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau khớp cổ chân:

  • Lười vận động: Đối với hệ xương khớp, không vận động thường xuyên khiến mật độ xương bị suy giảm. Dịch nhầy tiết ra để bôi trơn cho các khớp cũng giảm dần. Khi tình trạng kéo dài nhưng người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây viêm xương và đau nhức các khớp bị tổn thương. Cứng khớp, khô khớp, khó khăn khi vận động,… là những biểu hiện điển hình nhất.
  • Do lão hóa: Như đã đề cập, viêm khớp cổ chân là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên và người già. Đây là giai đoạn con người bước vào quá trình lão hóa tự nhiên mạnh mẽ nhất. Khi đó, hệ xương khớp cũng dần bị thoái hóa và chức năng của các khớp suy giảm.
  • Do chấn thương: Chấn thương là điều không thể tránh khỏi khi chơi thể thao, lao động hay sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, chấn thương sẽ để lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi khu vực cổ chân, mắt cá,… đã từng bị chấn thương thì khả năng bị viêm khớp cố chân là rất lớn. Một số chấn thương thường gặp như bong gân, gãy xương, trật khớp,… nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu tới vùng khớp cổ chân.
    Chấn thương khi tập luyện , chơi thể thao, ... là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân thường gặp
    Chấn thương khi tập luyện , chơi thể thao, … là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân thường gặp
  • Do thừa cân, béo phì: Chân là bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, nếu bạn có một chế độ ăn thiếu khoa học sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó, chân phải chịu áp lực và sức ép vô cùng lớn từ cơ thể. Điều này khiến các khớp xương ở chân dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Do các bệnh lý về xương khớp: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số người mắc các bệnh như tiểu đường, gout, viêm thấp khớp, tràn dịch khớp, loãng xương, … Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp nói chung. Một số nghiên cứu chỉ ra, những người bị các bệnh lý nền về xương khớp sẽ có nguy cơ bị viêm khớp cổ chân cao hơn đối tượng còn lại.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra bởi yếu tố di truyền, căng thẳng, lo âu kéo dài, dị tật bẩm sinh ở khu vực xương cổ chân,…

Triệu chứng của viêm khớp cổ chân

Triệu chứng của viêm khớp cổ chân còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh sẽ có biểu hiện sau đây:

  • Cứng khớp vào buổi sáng: Đây là tình trạng thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh sẽ cảm thấy khó co duỗi chân và gặp khó khăn trong việc di chuyển. Hiện tượng này còn có thể gặp ở các thời điểm khác nhau trong ngày.
  • Đau khớp cổ chân khi vận động: Nếu bị viêm khớp cổ chân, cảm nhận rõ nhất là khi người bệnh thực hiện các động tác mạnh như chơi thể thao, leo cầu thang, chạy nhảy,… Cơn đau có dấu hiệu giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu thời tiết thay đổi, tình trạng đau nhức tái phát khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
    Khi bị viêm khớp cổ chân, người bệnh sẽ có triệu chứng cứng khớp sau khi ngủ dậy
    Khi bị viêm khớp cổ chân, người bệnh sẽ có triệu chứng cứng khớp sau khi ngủ dậy
  • Cổ chân bị sưng tấy: Một biểu hiện điển hình của viêm khớp cổ chân là vùng khớp bị tổn thương sưng và đau nhức. Nếu vận động mạnh sẽ khiến khu vực đó nóng đỏ và lan rộng ra các vùng lân cận.
  • Khi di chuyển nghe tiếng lạo xạo ở cổ chân: Dịch nhầy có vai trò bôi trơn giữa các khớp. Từ đó, chúng giúp quá trình di chuyển, vận động khớp trơn tru và dẻo dai. Khi khớp bị viêm, dịch nhầy suy giảm và mỏng dần. Khớp tổn thương tiếp xúc với nhau tạo ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển.
  • Một số triệu chứng đi kèm như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, lười vận động, uể oải, kém ăn, stress, lo âu quá mức,…

Đau khớp cổ chân không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Mỗi người cần nhận thức rõ tầm quan trọng của xương khớp. Từ đó, bạn có thể đề ra biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời nếu không may bị viêm khớp.

Viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Theo thống kê, tỉ lệ người trẻ mắc viêm khớp cổ chân và các bệnh về xương khớp ngày càng tăng. Đây được coi là tình trạng rối loạn chức năng tại các khớp. Từ đó dẫn tới viêm nhiễm, sụn khớp bị bào mòn kéo theo cơn đau dai dẳng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đi lại và di chuyển.

Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh lười vận động vì tâm lý sợ đau. Kéo dài tình trạng này trong thời gian dài, lượng máu lưu thông đến khớp cổ chân sẽ giảm dần.

Khi đó, các khớp không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy để phục hồi và chữa lành tổn thương. Như vậy, bạn có thể bị thoái hóa sụn khớp. Nghiêm trọng hơn là teo xương hoặc thậm chí là bại liệt suốt đời.

Phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân

Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu bị viêm khớp cổ chân, người bệnh hãy tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ kết hợp xét nghiệm y khoa và thăm hỏi thông tin từ người bệnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, họ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Hiện nay, có 3 phương pháp hiệu quả nhất được áp dụng để điều trị viêm khớp cổ chân. Cụ thể là: sử dụng Tây y, các bài thuốc Nam và chữa bệnh bằng Đông y.

Sử dụng Tây y

Đa số các trường hợp được chẩn đoán bị viêm khớp cổ chân được chỉ định sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ. Thuốc viêm khớp có tác dụng trực tiếp vào vùng bị tổn thương, đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

Thuốc Tây tác dụng trực tiếp vào vùng bị tổn thương một cách nhanh chóng
Thuốc Tây tác dụng trực tiếp vào vùng bị tổn thương một cách nhanh chóng

Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp cổ chân là:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, …
  • Thuốc giãn cơ: Coltramyl, Eperisone HCL (Myonal), …
  • Thuốc điều trị tại chỗ: tiêm corticoid: hydrocortison acetat, prednisolon acetat, … Hoặc sử dụng thuốc ở dạng bôi, xịt, …
  • Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc bằng đường uống.
  • Vitamin: A, C, B, kẽm và các loại thuốc bổ tốt cho xương khớp
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nếu bệnh đã diễn tiến nặng. Độ phức tạp và phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Điều trị viêm khớp cổ chân bằng phương pháp dân gian

Người bệnh có thể tận dụng các bài thuốc dân gian ngay tại nhà để đẩy lùi đau nhức do viêm khớp mang lại. Đây là phương pháp khá an toàn, lành tính và cách thực hiện đơn giản. Một số mẹo dân gian thường được sử dụng như:

  • Chữa bệnh bằng rượu tỏi: Ngâm rượu trắng với tỏi tươi đã bóc sạch vỏ và đập dập trong 1 hũ thủy tinh. Ngâm khoảng 5 – 7 ngày là có thể đem ra sử dụng. Khi dùng, bạn lấy một lượng nhỏ ra xoa bóp trực tiếp vào khu vực bị tổn thương cho rượu ngấm đều. Kiên trì áp dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày, trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
  • Sử dụng lá ngải cứu: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào chảo sao nóng cùng một chút rượu trắng. Cho hỗn hợp ra một tấm vải mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng chân bị đau. Nếu hỗn hợp nguội, bạn có thể sao nóng lại và tiếp tục đắp cho tới khi bớt sưng.
  • Bài thuốc từ vỏ sầu riêng: Vỏ sầu riêng đem cắt thành từng miếng nhỏ rồi phơi khô. Mỗi lần uống, bạn chỉ cần pha 2, 3 lát vỏ sầu riêng đã khô với 300ml nước nóng. Bài thuốc vô cùng đơn giản nhưng nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ nhận thấy hiệu quả.

[middle_link]

Tỏi ngâm rượu là bài thuốc Nam được áp dụng phổ biến để chữa bệnh trong Đông y
Tỏi ngâm rượu là bài thuốc Nam được áp dụng phổ biến để chữa bệnh trong Đông y

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng: hầu hết các bài thuốc dân gian đều có tác dụng chậm. Hơn nữa, chúng chỉ có tác dụng với các bệnh ở thể nhẹ, mới khởi phát. Để tránh lãng phí thời gian, người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế khi có dấu hiệu bị viêm khớp.

Điều trị bằng Đông y

Hiện nay, nhiều người lựa chọn Đông y để chữa bệnh. Đây là phương pháp lành tính và an toàn nếu sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, cơ chế điều trị của Đông y là “chữa bệnh từ tận gốc rễ”. Vì vậy, điều trị bằng Đông y mang tính hiệu quả toàn diện.

Đối với quá trình điều trị viêm khớp cổ chân, Đông y thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng giảm đau nhức và cải thiện triệu chứng. Đồng thời, Đông y cũng chú trọng vào bồi bổ ngũ tạng và tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc nam còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Mức độ hấp thu thuốc khác nhau sẽ mang lại tác dụng khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng mới có thể phát huy tác dụng của thuốc.

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp cổ chân. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần thăm khám kịp thời tại bệnh viện cơ xương khớp. Bên cạnh đó, mỗi người cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vận động điều độ. Vừa có thể nâng cao sức khỏe, đồng thời tránh được nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn sau này.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?