Đau khớp cổ chân không sưng do đâu? Cách khắc phục tốt

Đau khớp cổ chân không sưng phải làm sao là vấn đề được không ít người quan tâm hiện nay. Làm cách nào để nhận biết triệu chứng và chữa bệnh nhanh khỏi? Căn bệnh này để lâu có nguy hiểm không hãy tìm hiểu với chúng tôi ngay sau đây.

Đau khớp cổ chân không sưng nguyên nhân do đâu?

Đau khớp cổ chân là tình trạng đau nhức, tê ngứa và bầm khi khớp đã bị tổn thương. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi đi bộ hoặc sau khi ngủ dậy khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Bệnh thường xảy ra do những va chạm cơ học của khớp cổ chân hay quá trình thoái hóa khớp diễn ra từ từ.

Đau khớp cổ chân không sưng có thể do chấn thương 
Đau khớp cổ chân không sưng có thể do chấn thương

Đau khớp cổ chân thường đi kèm với những cơn đau nặng và hiện tượng sưng tấy khớp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau khớp cổ chân không hình thành trạng thái sưng viêm khó chịu.

Về nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể kể các lý do như sau: 

  • Bong gân khi dây chằng quanh khớp đã bị rách, giãn rộng hoặc xoắn khớp cổ chân. 
  • Mắc hội chứng kích thích khớp cổ chân khi bị đè nén gây đau nhức xương khớp mãn tính tại cổ chân. 
  • Viêm gân do lạm dụng quá mức hoặc bị chấn thương kinh niên. 
  • Viêm xương khớp do đã bị thoái hóa, chấn thương từ trước. 

Triệu chứng cơ bản của căn bệnh đau khớp cổ chân không sưng là xuất hiện cơn đau mặt trong hoặc ngoài cổ chân đi dọc lên phần gân gót và nối cơ cẳng chân với phần xương gót; chân bị đau bỏng rát, có cảm giác kim chích; mất đi khả năng chịu lực; mất cân bằng cơ thể,…

Bị đau khớp cổ chân không sưng nguy hiểm không?

Về cơ bản, đau khớp cổ chân không sưng không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể phát triển thành bệnh mãn tính, khả năng đi lại của người bệnh bị ảnh hưởng. 

Bệnh đau cổ chân không chữa trị sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính
Bệnh đau cổ chân không chữa trị sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính

Ngoài ra, đau khớp chân không sưng còn gây nên hiện tượng cứng khớp, cản trở quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến sụn khớp làm cho cổ chân bị suy giảm chức năng. Tình trạng này kéo dài sẽ phát triển thành thoái hóa khớp, tăng nguy cơ bị bại liệt. 

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường, bạn cần phải chủ động đến ngay cơ sở y tế để điều trị, tránh để tình trạng trên kéo dài, ảnh hưởng nặng về sau vừa tốn kém chi phí điều trị vừa mất thời gian. 

Cách giảm đau viêm khớp cổ chân hiệu quả

Việc điều trị, giảm đau khớp cổ chân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ nghiêm trọng của bệnh, nguyên nhân dẫn đến đau khớp,… Bác sĩ cần phải kiểm tra, chẩn đoán tình trạng bệnh lý rồi mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả được. 

Cụ thể, dưới đây là những biện pháp được dùng để giảm đau khớp cổ chân không sưng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng: 

Phương pháp Tây y chữa đau khớp cổ chân

Phương pháp Tây y có nhiều cách để chữa bệnh kể cả đau cổ chân không sưng. Tùy theo mức độ của căn bệnh bác sĩ sẽ chọn một cách điều trị phù hợp với tình trạng đó. Cụ thể như sau: 

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị

Nếu muốn đẩy lùi nhanh cơn đau tại cổ chân thì việc hiệu quả nhất đó chính là sử dụng thuốc Tây theo đơn kê của bác sĩ. Thuốc sử dụng sẽ phát huy tác dụng làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng, tuy nhiên không nên dùng nhiều vì có thể gây ra những tác dụng phụ khác như phụ thuộc vào thuốc, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể,… 

Thuốc kê đơn giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng
Thuốc kê đơn giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng

Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để dùng như: 

  • Thuốc giảm đau paracetamol. 
  • Thuốc kháng viêm không chứa thành phần steroid như ibuprofen. 

Sử dụng phương pháp RICE 

RICE là một phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng để giảm tình trạng đau cổ chân. Phương pháp cơ bản này có 4 bước thực hiện như sau: 

Phương pháp RICE trong điều trị khớp chân
Phương pháp RICE trong điều trị khớp chân
  • Nghỉ ngơi, hạn chế việc di chuyển để chân thư giãn, không chịu tác động của lực. Nếu cần thiết phải đi lại thì nên có dụng cụ để hỗ trợ. 
  • Chườm đá viêm liên tục từ 15 đến 20 phút/ lần, khoảng thời gian cách nhau từ 2 đến 3 giờ, thực hiện cách khoảng thời gian 2 đến 3 tiếng. Áp dụng chườm lạnh trong 48h đầu khi có dấu hiệu đau hoặc làm cho đến khi triệu chứng đã thuyên giảm. 
  • Ép nén để giảm viêm, giảm đau bằng băng đàn hồi. 
  • Nâng cao cổ chân hơn tim để tăng bạch huyết và máu chuyển về tim, đảm bảo chức năng hoạt động cơ quan. 

Vật lý trị liệu giảm đau cổ chân 

Vật lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa đau khớp cổ chân không sưng hiệu quả. Phương pháp này vừa giúp giảm tình trạng đau nhức, giảm viêm, tăng độ đàn hồi, dẻo dai của các cơ và gân quanh khớp. Phương pháp thực hiện này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. 

Phẫu thuật điều trị đau khớp cổ chân khi cần 

Đau khớp cổ chân không sưng do bệnh lý gây ra có thể buộc phải phẫu thuật điều trị khi các phương pháp khác không mang đến kết quả điều trị. Phẫu thuật có thể thực hiện như nội soi hoặc mổ truyền thống. Bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân thì mới có thể chỉ định chính xác nên điều trị theo phương pháp nào. 

[middle_link]

Giảm đau cổ chân bằng mẹo dân gian 

Những loại thảo dược tự nhiên có thể dùng để giảm đau chân vừa dễ kiếm, dễ thực hiện mà không quá tốn kém. Độ an toàn của những bài thuốc giảm viêm đau cổ chân rất cao, vì thế bạn có thể áp dụng mỗi khi có cơn đau. 

Ngâm chân với thảo dược chữa đau khớp cổ chân
Ngâm chân với thảo dược để làm giảm các triệu chứng đau
  • Bài thuốc với lá ngải cứu: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu vừa đủ dùng, làm sạch rồi sao vàng với ít rượu đến khi nóng lên thì cho vào một chiếc khăn mỏng đắp lên vùng cần điều trị. Nếu hỗn hợp nguội thì sao lại cho nóng và tiếp tục đắp cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. 
  • Bài thuốc với mật ong và bột quế: Trộn 1 thìa cà phê bột với một thìa mật ong, cho thêm ít nước ấm vào để làm thành một hỗn hợp đắp lên chỗ bị đau, thoa nhẹ nhàng đợi 15 phút rồi rửa lại. 

Đông y điều trị đau khớp cổ chân không sưng 

Sử dụng Đông y trong điều trị đau khớp cổ chân và chăm sóc sức khỏe hiện đang rất được ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc này để giải quyết tình trạng đau khớp cổ chân không sưng của mình. 

Đông y điều trị lâu dài không gây ảnh hưởng đến hoạt động gan, thận, dạ dày như thuốc Tây. Các vị thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn với cơ thể, loại bỏ được căn nguyên gây bệnh và không gây tác dụng phụ, đề phòng nguy cơ tái phát. 

Y học cổ truyền còn sử dụng các biện pháp khác để trị đau cổ chân như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, cứu ngải, điện xung, thủy châm, tác động vào cột sống giúp bệnh chữa trị nhanh có kết quả hơn. 

Tuy nhiên phương pháp Đông y cần có nhiều thời gian để thuốc phát huy hết công dụng, vì thế người bệnh phải có sự kiên trì thực hiện, không được bỏ giữa chừng sẽ không có kết quả tốt cho việc điều trị còn gây tốn kém chi phí, mất thời gian. 

Biện pháp phòng ngừa chứng đau khớp cổ chân

Ngoài các cách điều trị đau khớp cổ chân không sưng chúng tôi đã chia sẻ trên đây thì bạn cần chủ động tìm hiểu về các biện pháp để phòng ngừa bệnh. Chủ động phòng ngừa sẽ giúp bạn chế nguy cơ mắc bệnh, ngăn bệnh tái phát trở lại. 

Một vài biện pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng ngay như: 

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh tăng áp lực trọng lượng cơ thể. 
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, canxi,…
  • Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, không nên uống rượu bia nhiều. 
  • Không nên mang giày dép cao quá thường xuyên. 
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện bệnh,… 

Đau khớp cổ chân không sưng là một bệnh thể bệnh nhẹ nhưng bạn không nên quá chủ quan. Nếu có dấu hiệu khác thường hãy chủ động đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị. Không nên tự ý điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh trở nặng hơn.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hết Ngứa, Hết Rát

TOP 10 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?