Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và những người cao tuổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn. Tìm hiểu ngay về viêm dạ dày ruột cấp qua bài viết sau đây.

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp là căn bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, người già và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do hệ miễn dịch còn yếu. Bệnh lý này thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Viêm dạ dày ruột cấp là hiện tượng nhiễm trùng của đường tiêu hóa. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus.

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?
Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Căn bệnh này còn có tên gọi khác là cúm dạ dày, tuy nhiên nó không hề liên quan đến bệnh cúm mùa thông thường. Thực chất, viêm dạ dày ruột cấp không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Những triệu chứng của bệnh thường sẽ tự biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày nếu bạn biết chăm sóc cơ thể đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp là do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Thói quen sống thiếu khoa học hay môi trường sống ô nhiễm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Bên cạnh đó, người có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém sẽ càng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp có thể chia thành 4 nhóm sau đây.

Do nhiễm virus

Nhiễm virus là nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột phổ biến nhất tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, những loại virus này sẽ trú ngụ và gây viêm nhiễm tại các tế bào và biểu mô của ruột non. Kết quả là gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa cho người bệnh.

4 loại virus gây viêm dạ dày phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Norovirus: Loại virus này có khả năng xâm nhập và lây nhiễm cho mọi lứa tuổi. Đây là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột cấp thành dịch và không thành dịch. Norovirus phát triển mạnh mẽ nhất từ tháng 11 đến tháng 4 nên tỷ lệ người mắc viêm dạ dày ruột cấp trong giai đoạn này chiếm đến 80% tổng số ca nhiễm hàng năm.
  • Rotavirus: Loại virus này chủ yếu xâm nhập và cơ thể trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 – 15 tháng tuổi. Hầu hết các ca nhiễm ở trẻ đều xảy ra theo đường phân – miệng. Số ca mắc bệnh tăng cao nhất là vào mùa đông. Khoảng thời gian từ lúc Rotavirus xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng là khoảng 1 – 3 ngày.
  • Astrovirus: Astrovirus nguy hiểm với mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thời gian ủ bệnh thường là từ 3 – 4 ngày.
  • Adenovirus: Khác với những loại virus trên, Adenovirus phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè nên số ca mắc trong khoảng thời gian này cũng nhiều hơn. Đối tượng nhiễm Adenovirus chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 10 ngày kể từ khi Adenovirus xâm nhập vào cơ thể.

Do nhiễm vi khuẩn

Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn thường ít gặp hơn virus. Các loại vi khuẩn có thể lây nhiễm và gây bệnh qua nhiều con đường khác nhau:

  • Enterotoxin: Vi khuẩn này không xâm nhập trực tiếp mà dính vào niêm mạc ruột để sản sinh độc tố gây viêm nhiễm. Người bị viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm Enterotoxin thường gặp tình trạng tiêu chảy nước.
  • Exotoxin: Vi khuẩn này thường xuất hiện trong một số thực phẩm bị ô nhiễm. Các độc tố của Exotoxin có thể khiến người bệnh buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy trong 12 giờ đồng hồ ngay sau khi ngộ độc thức ăn.
  • Các vi khuẩn khác: Shigella, Campylobacter, Salmonella,… Những loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột non gây viêm loét và tiêu chảy kèm theo nhầy máu.

Ký sinh trùng xâm nhập gây viêm dạ dày ruột cấp

Viêm dạ dày ruột cấp do ký sinh trùng chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc. Các loài sinh vật nhỏ bé và ký sinh trùng sau khi đi vào cơ thể qua đường miệng sẽ bám dính hoặc xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột. Lúc này người bệnh sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng, có cảm giác khó chịu.

Viêm dạ dày do các loại vi khuẩn virus và ký sinh trùng xâm nhập
Viêm dạ dày do các loại vi khuẩn virus và ký sinh trùng xâm nhập

Một số nguyên nhân khác

Viêm dạ dày ruột cấp có khả năng lây nhiễm cao, do đó những yếu tố bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Sống cùng người bị bệnh: Các loại vi khuẩn, virus,… gây bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Do đó, việc chung sống và cùng sử dụng các đồ dùng cá nhân với người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Nhiều thực phẩm là nơi trú ngụ của các loại virus, vi khuẩn. Nếu bạn xử lý không sạch sẽ hoặc chế biến chưa kỹ, bạn có thể bị ngộ độc dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp.
  • Ô nhiễm nguồn nước: Một số kim loại nặng trong nước như asen, chì, thủy ngân, cadmium,… nếu không được xử lý đúng cách trước khi sử dụng có thể sẽ gây viêm dạ dày ruột cấp.

Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày ruột cấp

Thông thường các triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày kể từ khi các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tùy vào thể trạng và khả năng miễn dịch, mỗi người sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Tình trạng mất nước

Đây là tình trạng thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày ruột cấp. Do bị tiêu chảy và nôn mửa liên tục, cơ thể người bệnh sẽ mất đi một lượng nước đáng kể. Người khỏe mạnh có thể nhanh chóng bù đắp lại phần nước bị mất. Nhưng với những người có sức đề kháng yếu, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Cơ thể bị mất nước kéo dài khiến bạn mệt mỏi
Cơ thể bị mất nước kéo dài khiến bạn mệt mỏi

Người bệnh bị mất nước nhanh chóng dẫn đến các biểu hiện như:

  • Khát nước, khô cổ liên tục.
  • Da khô, miệng khô, môi nứt nẻ.
  • Tiểu ít hoặc không đi tiểu lần nào trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Nước tiểu đặc, có màu đậm.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bạn sẽ thấy tã của bé luôn khô ráo trong suốt 4 – 6 giờ đồng hồ.

Tiêu chảy

Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc sẽ làm giảm khả năng hấp thu và kích thích hoạt động của adenylate cyclase, khiến cơ thể tăng tiết nước và chất điện giải. Kết quả là bệnh nhân sẽ có biểu hiện tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.

  • Tiêu chảy cấp tính.
  • Tiêu chảy liên tục trong suốt 3 ngày và không có dấu hiệu giảm bớt.
  • Tiêu chảy có chứa hồng cầu hoặc bạch cầu.
  • Tiêu chảy kèm theo nhầy máu.

Một số biểu hiện khác

Bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như:

  • Chán ăn, có cảm giác buồn nôn và nôn liên tục do đau dạ dày.
  • Chướng bụng dạng nhẹ hoặc co cứng bụng.
  • Mắt trũng lại, má hóp, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Thân nhiệt cao, dễ chóng mặt, có thể bị sốt.
  • Bụng quặn đau từng cơn, đầu óc lơ mơ, buồn ngủ thất thường, không tỉnh táo.

Nếu những triệu chứng chuyển biến nặng hoặc kéo dài từ 3 ngày trở lên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả

Viêm dạ dày ruột cấp thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu cơ thể được bù nước tối đa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp để đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm loét.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Tây, các bài thuốc Đông Y hoặc hướng dẫn bạn áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà.

Sử dụng thuốc Tây

Với những trường hợp tiêu chảy và nôn mửa dạng nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng. Một số loại thuốc có thể sử dụng mà không cần đơn kê. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là trước khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Các loại thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen,… Đây là những loại thuốc giảm đau, hạ sốt dạng nhẹ, thường được sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ.
  • Thuốc chống nôn: Người lớn nên dùng Prochlorperazine và Promethazine đường tiêm. Hoặc Ondansetron đường uống, an toàn cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
  • Thuốc tiêu chảy: Những người bị tiêu chảy liên tục gây mất nước và suy nhược cơ thể nghiêm trọng nên dùng Loperamid, Diphenoxylate,…
  • Thuốc kháng axit và giảm tiết axit trong dạ dày: Maalox, Mylanta, Cimetidine,… giúp trung hòa lượng acid bên trong dạ dày để làm giảm triệu chứng đau dạ dày.

Bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng cho phép, không tự ý gia giảm làm cản trở tác dụng của thuốc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn.

[middle_link]

Phương pháp Đông Y

Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày ruột cấp theo Y học cổ truyền là dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận bên trong cơ thể. Mỗi một cơ quan gặp vấn đề đều là biểu hiện của khí huyết ứ trệ, mạch lạc không thông. Do đó, cơ thể phải được bồi bổ toàn diện mới chữa được dứt điểm bệnh.

Những bài thuốc Đông Y chữa viêm dạ dày cấp có tác dụng điều hòa sự bài tiết dịch vị của dạ dày, tăng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, đồng thời giảm đau, chống viêm, bồi bổ can tạng từ bên trong.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này phù hợp với những trường hợp viêm dạ dày ruột cấp dẫn đến thừa acid, giúp làm giảm nhanh lượng acid bên trong dạ dày và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Nguyên liệu:

  • 12g rau má, bồ công anh.
  • 8g chi tử, cúc tần, sài hồ.
  • 6g viễn chí, lá muồng trâu, uất kim, ô dược, hậu phác.

Cách dùng: Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi để ráo nước, tiếp đến cho vào nồi sắc cùng 4 bát nước, đun lửa nhỏ liu diu cho đến khi chỉ còn 1 bát thì chắt ra để nguội. Dùng hết trong ngày.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc này giúp điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày, giảm các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy do đau dạ dày gây ra.

Nguyên liệu:

  • 8 – 10g vỏ quýt, đảng sâm, củ sả, bạch truật.
  • 6 – 8g hương phụ quế, sa nhân, mai mực, chỉ thực, mộc hương, thủy xương bồ, bán hạ chế.

Cách dùng: Tương tự bài thuốc số 1, sắc các dược liệu với 4 bát nước đến khi chỉ còn 1 bát rồi chắt ra uống. Chỉ sử dụng trong ngày.

Các dược liệu trong những bài thuốc này tương đối lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các phương pháp Đông Y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới phát huy hiệu quả.

Các mẹo chữa trị viêm dạ dày ruột cấp tại nhà

Cách đơn giản và quan trọng nhất trong điều trị viêm dạ dày ruột cấp là bù nước cho cơ thể. Vì vậy, sau mỗi lần bị tiêu chảy bạn hãy uống ngay một cốc nước khoảng 200ml. Lưu ý hãy uống từ từ và chậm rãi, chỉ nên dùng nước lọc để không khiến dạ dày bị kích ứng.

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên dừng ngay việc tiêu thụ những thức ăn rắn trong vài giờ. Sau đó, bổ sung các đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, cơm, thịt gà,…

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm một số biện pháp chữa trị tại nhà để dạ dày nhanh chóng ổn định lại, giúp bạn xoa dịu cơn đau và vơi đi cảm giác khó chịu.

Dùng gừng tươi

Gừng có tính ấm, khả năng chống viêm kháng khuẩn cao nên rất phù hợp với những người bị viêm dạ dày ruột cấp. Những hoạt chất quý giá trong gừng tươi cũng sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết.

Dùng gừng tươi để trị viêm dạ dày ruột cấp tại nhà
Dùng gừng tươi để trị viêm dạ dày ruột cấp tại nhà

Bạn nên dùng gừng tươi theo các bước sau đây:

  • Tách một nhánh gừng, nạo vỏ rồi rửa sạch.
  • Thái gừng thành những lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng.
  • Hãm nước gừng trong khoảng 10 phút rồi lấy ra sử dụng.
  • Có thể uống nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thấy bụng đau.

Cách trị viêm dạ dày ruột cấp với lá tía tô

Lá tía tô là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn dân giã của người Việt. Đây cũng là một thảo dược quý được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông Y. Tía tô có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giảm cảm giác buồn nôn.

Bên cạnh đó, hàm lượng Tanin và Glucosid dồi dào trong tía tô cũng là phương thuốc hữu hiệu để giảm viêm dạ dày, giảm tiết dịch vị và kích thích quá trình chữa lành tổn thương do virus, vi khuẩn gây ra.

Bạn có thể thực hiện bài thuốc này theo hai cách.

Cách 1:

  • Lấy một nắm lá tía tô đem rửa sạch.
  • Dùng trực tiếp như một loại rau sống trong mỗi bữa ăn.
  • Nếu khó ăn, bạn có thể cho tía tô vào cháo hoặc các món canh nóng để sử dụng.

Cách 2:

  • Lá tía tô rửa sạch và đem phơi hoặc sấy khô.
  • Mỗi ngày lấy một ít lá khô đem sắc với nước.
  • Uống đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Bạn có thể cất phần lá chưa dùng hết vào lọ để bảo quản lâu hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Viêm dạ dày ruột cấp không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng mà căn bệnh này đem lại sẽ khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều phiền toái.

Đối với người khỏe mạnh, lượng nước mất đi trong thời gian bị bệnh có thể dễ dàng bù đắp lại. Tuy nhiên, với những trường hợp có sức để kháng yếu như người già và trẻ nhỏ, tình trạng mất nước kéo dài có thể dẫn đến tụt huyết áp, thiếu máu cục bộ, thậm chí là suy thận.

Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Chính vì vậy, việc tự ý thức và phòng ngừa bệnh từ sớm là hết sức quan trọng. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn, virus,…
  • Viêm dạ dày ruột cấp là căn bệnh truyền nhiễm, do đó bạn nên giữ khoảng cách với những người xung quanh trong thời gian bị bệnh.
  • Lưu ý giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng để tránh trở thành nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, nói không với thực phẩm tái, sống chưa qua chế biến.
  • Nên ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như yến mạch, các loại đậu,…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa như rau có màu xanh thẫm, bơ chuối, khoai tây, cà rốt, đu đủ, việt quất,…
  • Dùng các món luộc, hấp để thay cho các món chiên xào nhiều dầu mỡ để giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng trong các nguyên liệu. Đồng thời tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… có hại cho dạ dày.
  • Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cân bằng thời gian để đảm bảo giấc ngủ, hạn chế căng thẳng, stress gây đau dạ dày.
  • Tuyệt đối không bỏ bữa sáng, ăn đúng giờ giấc và đủ bữa mỗi ngày.
  • Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… đồ ngọt và các loại nước giải khát có gas.
  • Hình thành thói quen ăn từ tốn, nhai chậm và nhai kỹ để hoạt động tiêu hóa của dạ dày hiệu quả hơn.
  • Không ăn quá đói hoặc quá nhiều trong cùng một bữa. Nên chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày thành 4 – 5 bữa để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút trước khi vận động mạnh hoặc chạy nhảy, chơi thể thao,…
  • Rửa tay với xà phòng sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các loại vật nuôi trong nhà.
  • Thường xuyên cọ rửa bồn cầu và nhà vệ sinh để loại bỏ hết các tác nhân gây bệnh.

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh lý thường gặp. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả nếu biết xây dựng một thói quen sống khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng đã chuyển biến nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm dù sau 3 – 4 ngày phát bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?