Đau dạ dày có ăn được cà chua không? [Chi tiết]

Đau dạ dày có ăn được cà chua không? Thành phần có trong cà chua sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của dạ dày đặc biệt là những người mắc bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin để làm rõ những vấn đề này.

Đau dạ dày có ăn được cà chua không?

Dạ dày là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn đồng thời bảo vệ ruột khỏi những vi sinh vật gây hại. Vì vậy khi dạ dày bị tổn thương, xuất hiện cơn đau người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như sau:

  • Đau thắt vùng bụng.
  • Đau dạ dày khi ăn quá no.
  • Đau dạ dày khi quá đói.
  • Đau dạ dày trong đêm
  • Chướng bụng.
  • Ợ hơi, khó chịu.

Các cơn đau có cường độ khác nhau, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày có rất nhiều. Tuy nhiên các nguyên nhân chính bao gồm: Do vi khuẩn, do sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, do chế độ ăn. Trong đó chế độ ăn là nguyên nhân thường gặp nhất.

Thậm chí, khi bị đã mắc bệnh đau dạ dày, chế độ ăn phù hợp sẽ hạn chế tình trạng đau ở dạ dày. Nguyên nhân là do khi dạ dày tiếp xúc với các chất gây kích ứng sẽ gây ra hiện tượng viêm loét.

Thực phẩm cay nóng hoặc đồ chua, loại đồ ăn có chứa lượng axit lớn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cụ thể là khiến thành dạ dày bị tổn thương. Vậy cà chua thì sao? Đau dạ dày có ăn được cà chua không?

Đau dạ dày có ăn được cà chua không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Đau dạ dày có ăn được cà chua không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Cà chua là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Dù ở các nước phương tây hay ở nước ta, cà chua được sử dụng trong nhiều món ăn. Ban đầu, loại quả này có màu xanh. Khi chín, cà chua có màu vàng hoặc đỏ. Nghiên cứu cho thấy cà chua là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin A và C, rất tốt cho sức khỏe.

Với giá trị dinh dưỡng khá cao, cà chua có nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng chính của cà chua như:

  • Giúp sáng mắt nhờ có lượng vitamin A lớn.
  • Bảo vệ tim mạch và giảm lượng cholesterol
  • Ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển nhất là ung thư dạ dày.
  • Làm đẹp làn da, giữ gìn vóc dáng.

Tuy nhiên trong thành phần của cà chua có chứa một lượng axit rất mạnh. Lượng axit này khi đến dạ dày có thể gây kích ứng với vùng niêm mạc dạ dày. Thậm chí lượng axit quá lớn có thể gây ra các vết loét tại dạ dạy. Vì thế với bệnh nhân đau dạ dày việc sử dụng cà chua trong các bữa ăn cần hết sức thận trọng.

Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà người đau dạ dày loại bỏ hoàn toàn cà chua ra khỏi thực đơn hàng ngày. Người bệnh vẫn có thể sử dụng cà chua tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng về hàm lượng và cách sử dụng.

Lưu ý khi người đau dạ dày muốn ăn cà chua

Đau dạ dày có ăn được cà chua không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày KHÔNG NÊN DÙNG QUÁ NHIỀU cà chua. Việc sử dụng thực phẩm này cần thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng.

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra phương án sử dụng hợp lý. Người bệnh cũng không nên cắt bỏ hoàn toàn cà chua trong thực đơn của mình. Bởi trong cà chua có chứa tinh chất giúp ngăn ngừa tế bào ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. 

Người bệnh không nên sử dụng cà chua sống trong các bữa ăn
Người bệnh không nên sử dụng cà chua sống trong các bữa ăn

Dưới đây là một số lưu ý khi người đau dạ dày muốn sử dụng cà chua:

  • Tuyệt đối không được sử dụng cà chua sống và chưa qua chế biến và không ăn cà chua vào lúc đói. Nguyên nhân là do khi đói ăn cà chua sẽ khiến lượng dịch vị trong dạ dày phải tiết ra nhiều hơn. Khi đó lượng nhựa và chất pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với axit dạ dày. Điều này gây ra những cơn đau ở người bệnh.
  • Không nên sử dụng cà chua thường xuyên.
  • Nếu sử dụng nên chọn các loại cà chua Cherry Socola hoặc cà chua Cherry Vàng. Các loại cà chua này có thành phần dinh dưỡng khá cao. Đồng thời hàm lượng axit cũng thấp hơn so với các loại cà chua bình thường.
  • Nên loại bỏ bớt hạt của quả cà chua. Vì hạt cà chua rất khó để tiêu hóa, chúng có thể ảnh hưởng tới dạ dày. Nếu hạt cà chua không được đào thải ra ngoài có thể gây đau dạ dày hoặc táo bón.
  • Nên chọn lựa cà chua còn tươi, không thối hỏng hoặc dập nát để tránh bị vi khuẩn tấn công.
  • Trước khi sử dụng nên ngâm cà chua qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Khi chế biến cà chua cũng không nên nấu quá kỹ. Vì nếu nấu quá chín sẽ khiến hương vị và chất dinh dưỡng có trong cà chua thay đổi và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn cà chua chế biến cùng với dưa chuột, cà rốt hoặc khoai tây. Nguyên nhân là bởi cà chua khi kết hợp với dưa chuột lượng vitamin C sẽ bị phân hủy. Còn sử dụng cà chua với khoai tây hay cà rốt có thể khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Thậm chí có thể gây ra hiện tượng ngộ độc rất nguy hiểm.

Đau dạ dày có ăn được cà chua không? Cần khẳng định người đau dạ dày không nên ăn quá nhiều cà chua. Tuy nhiên cũng không nên loại bỏ hoàn toàn cà chua ra khỏi thực đơn hàng ngày. Người bệnh hãy tới bệnh viện để được thăm khám về tình trạng bệnh cũng như tư vấn về việc sử dụng cà chua trong bữa ăn hàng ngày như thế nào.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?