Trĩ Khi Mang Bầu Do Đâu? Cách Điều Trị An Toàn Cho Mẹ Và Bé

Trĩ khi mang bầu là nỗi ám ảnh đối với bất cứ thai phụ nào. Việc điều trị không chỉ cần cho hiệu quả nhanh mà còn phải đảm bảo an toàn cho cả sức khỏe của bé và mẹ. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích giúp các mẹ bầu vượt qua những tháng cuối thai kỳ một cách mạnh khỏe nhất.

Nguyên nhân dẫn tới trĩ khi mang bầu

Bị trĩ khi mang bầu là một căn bệnh phổ biến đối với các chị em, đặc biệt trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Theo rất nhiều thống kê, có tới 50% bà bầu được chẩn đoán xuất hiện các dấu hiệu của căn bệnh này. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng những tổn thương gây ra ở vùng hậu môn – trực tràng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là khi chuyển dạ.

Bị trĩ khi mang bầu là một căn bệnh phổ biến đối với các chị em, đặc biệt trong những tháng cuối cùng của thai kỳ.
Bị trĩ khi mang bầu là một căn bệnh phổ biến đối với các chị em, đặc biệt trong những tháng cuối cùng của thai kỳ.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các chị em không thể chủ quan trước những yếu tố gây bệnh chính sau đây:

  • Sự gia tăng cân nặng quá đà: Kích thước của thai nhi sẽ tăng dần theo thời gian. Điều này đã khiến cho các mô và cơ nội tạng chưa kịp thích ứng, chịu áp lực lớn. Quá trình lưu thông máu ở các tĩnh mạch có thể bị hạn chế, lâu dẫn dẫn tới tình trạng căng phình đám rối tĩnh mạch ở thành ruột và hậu môn.
  • Sự thay đổi của nội tiết tố: Quá trình mang thai thường dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể người phụ nữ. Nồng độ hormone progesterone tăng cao sẽ làm cho các mô ở tĩnh mạch trở nên lỏng lẻo, dẫn tới tình trạng tổn thương.
  • Tăng cường lưu lượng máu: Lưu lượng máu trong quá trình mang thai có thể tăng đến hơn 35 – 40% để đảm bảo cung cấp đủ cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, các van và thành mạch phải hoạt động nhiều hơn bình thường dẫn tới sưng phồng, tổn thương.
  • Ngồi quá nhiều: Sự mệt mỏi và gia tăng khối lượng cơ thể của bà bầu sẽ khiến cho quá trình vận động hằng ngày bị cản trở. Việc nằm và ngồi một chỗ quá lâu có thể dẫn tới bệnh trĩ khi mang bầu.
  • Táo bón: Có tới 38% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón. Do sự rối loạn tiêu hóa, lạm dụng các sản phẩm thuốc bổ, viên sắt hoặc sự lớn lên của thai nhi trong tử cung có thể đè lên ruột, gây ra tình trạng táo bón. 

Dấu hiệu bị trĩ khi mang bầu

Dựa theo các đặc điểm cụ thể và mức độ tổn thương, bệnh trĩ được chia thành 3 dạng chính: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó trĩ ngoại là tình trạng các cấu trúc phần búi sa ra bên rìa hậu môn, có thể dễ dàng thấy được ngay từ giai đoạn đầu. Ngược lại, trĩ nội thường gây ra các búi nằm bên trong ống hậu môn, theo thời gian có thể sa hoàn toàn ra ngoài và không thể đưa.

Theo thống kê y khoa cho thấy, phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh trĩ ngoại nhiều hơn.

  • Cảm giác khó chịu, đau rát mỗi khi đi đại tiện, thường kéo theo dấu hiệu bị táo bón kéo dài.
  • Xuất huyết trong quá trình đi vệ sinh, máu có thể dính vào phân hoặc phần giấy chùi. Đối với các trường hợp nặng sẽ xảy ra tình trạng tia máu hoặc dạng giọt.
  • Bị trĩ khi mang bầu lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ. Các khối nhỏ có thể va chạm hoặc sa ra ngoài trong quá trình vận động hằng ngày. Kích thước của búi trĩ có xu hướng tăng dần theo thời gian, thậm chí không để đưa vào trong bằng tay, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
  • Dịch hậu môn tăng tiết gây ra tình trạng ẩm ướt, khiến các vi khuẩn tấn công gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nứt hậu môn do búi trĩ, tắc mạch hoặc vỡ búi trĩ chảy máu tươi.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi? Có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ khi mang bầu khởi phát do sự căng phồng của tĩnh mạch nên hoàn toàn không thể tự khỏi nếu không can thiệp y tế kịp thời: 

Bệnh có thể ảnh hướng tới sức khỏe của cả mẹ và bé
Bệnh có thể ảnh hướng tới sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé: Tích tụ phân bên trong lâu ngày có thể làm cho trực tràng hấp thụ các độc tố ngược vào cơ thể, tích trữ lượng nước lớn làm gia tăng khả năng nhão cơ, khó khăn khi sinh nở. Bà bầu bị trĩ cũng có tỉ lệ mắc trĩ sau sinh rất cao.
  • Thiếu máu: Xuất huyết ở dạng giọt hoặc tia thường xuyên trong quá trình đại tiện có thể dẫn tới thiếu máu, ngất xỉu, chóng mặt, đau đầu…
  • Tắc nghẽn hoặc vỡ búi trĩ: Bị trĩ khi mang bầu nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng gia tăng kích thước, hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn búi trĩ. Vi khuẩn xung quanh có thể tấn công và sinh sôi trong dịch nhờn hậu môn, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, áp xe hậu môn hoặc viêm phụ khoa.
  • Ung thư trực tràng: Nếu búi trĩ bị nhiễm trùng, hoại tử có thể tạo điều kiện để các tế bào ác tính phát triển gây ra ung thư trực tràng nguy hiểm tới tính mạng.

Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

Đối với các chị em bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, việc cân nhắc phương pháp sinh con là điều tối quan trọng. Đa số các bà bầu thường e ngại trước mức độ của tình trạng bệnh tới khả năng sinh thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người mẹ.

Trên thực tế, đối với trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ nhẹ, chưa xuất huyết, thai ổn định vị trí thì các mẹ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, quá trình sinh thường sẽ khiến các mẹ phải dùng lực mạnh và thường xuyên, rạch tầng sinh môn gây ra nhiều rủi ro sau khi “vượt cạn” như tổn thương tĩnh mạch hậu môn, khiến búi trĩ sa ra ngoài nặng hơn.

Cách điều trị trĩ khi mang thai

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của các phương pháp điều trị lên cơ thể của mẹ và bé, người bệnh nên tới thăm khám và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tránh tự ý mua thuốc hoặc gia tăng liều lượng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất

  • Chữa trĩ khi mang bầu bằng thuốc Tây: Phác đồ điều trị bệnh trĩ khi mang bầu thường chứa những sản phẩm thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng độ bền thành mạch. Tuy nhiên liều lượng sử dụng cần được chỉ định bởi các chuyên gia, không nên tự ý đi mua hoặc sử dụng đơn thuốc cũ.
  • Cách chữa mẹo khi bà bầu bị trĩ: Đối với những bà bầu bị trĩ trong giai đoạn 1, 2, chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm có thể tham khảo các bài thuốc từ mẹo dân gian. Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, nha đam hoặc nước ấm,… mặc dù không có khả năng đặc trị nhưng lại đảm bảo an toàn, ít tác dụng phụ.
  • Những cách chữa trĩ khi mang bầu bằng Đông y: Các bài thuốc y học cổ truyền có khả năng thẩm thấu sâu, phù hợp với cơ địa phụ nữ châu Á và tính an toàn cao. Chị em có thể đến chẩn mạch, thăm bệnh và bốc thuốc tại các phòng khám uy tín, kiên trì tuân thủ theo đúng lộ trình từ 1 – 3 tháng có thể cải thiện bệnh rất đáng kể.

[pr_middle_post]

Hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc khi bị trĩ trong thai kỳ

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, người bệnh nên chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh, khoa học nhất.

người bệnh nên chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh, khoa học nhất.
người bệnh nên chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh, khoa học nhất.
  • Tiến hành chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng từ nhiều chất khác nhau mà không tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo động vật, thay thế bằng dầu thực vật, các loại hạt.
  • Cân bằng giữa hàm lượng đạm và chất xơ trong mỗi bữa ăn để cải thiện tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
  • Ưu tiên chế biến món ăn ở dạng luộc, ninh nhừ hoặc nấu canh để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời giảm áp lực do táo bón.
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, rèn luyện các bài tập nhẹ từ 5 – 10 phút sau mỗi 2 tiếng để kích thích nhu động ruột.

Bệnh trĩ khi mang bầu thường xảy ra phổ biến vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, độc giả sẽ tránh được tâm lý chủ quan, lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

4.7/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?