Tiểu rắt ở nữ cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và lưu ý

Tiểu rắt là căn bệnh thường gặp và nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn. Tiểu rắt ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo bàng quang, âm đạo, hoặc đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc. Không chỉ gây phiền toái cho chị em trong cuộc sống hằng ngày, bệnh cũng có thể biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Tiểu rắt ở nữ giới là gì? Triệu chứng

Tiểu rắt hay còn gọi là đái rắt, là hiện tượng đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu rất ít. Đây là triệu chứng rối loạn chức năng đường tiểu. Cụ thể là rối loạn chức năng chế ước của bàng quang.

Tiểu rắt ở nữ là hiện tượng đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu rất ít
Tiểu rắt ở nữ là hiện tượng đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu rất ít

Với một người bình thường, khi bàng quang đầy nước sẽ gửi tín hiệu lên não bộ. Khi đó não bộ nhận thông tin và điều khiển chúng ta đóng cơ vòng bàng quang để ngăn nước tiểu chảy ra và đi đến nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, với những người mắc chứng tiểu rắt, bàng quang đầy nước, cơ vòng tự động mở ra khiến nước tiểu tiết ra không kiểm soát.

Vậy đi tiểu bao nhiêu lần được coi là tiểu rắt? Theo một nghiên cứu, nếu bạn đi tiểu 2 giờ đồng hồ 1 lần, hoặc thường xuyên hơn được coi là tiểu rắt, với chỉ vài giọt nước tiểu.

Một số triệu chứng như:

  • Tiểu rắt
  • Tiểu không kiểm soát
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau rát
  • Nước tiểu đục và có mùi lạ, đôi khi có mủ hoặc máu. Ở một số trường hợp nước tiểu trong và không có mùi
  • Đau bụng dưới
  • Sốt cao (trên 39 độ)
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau lưng hông
  • Ớn lạnh
  • Bàng quang luôn trong tình trạng căng tức

Nguyên nhân tiểu rắt ở phụ nữ?

Tiểu rắt là tình trạng thường gặp, nhất là ở nữ giới, đặc biệt phụ nữ sau sinh. Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều. Tiểu rắt có thể do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có thể do bệnh lý tạo nên.

Nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân sinh lý gây nên tiểu rắt ở nữ giới như:

  • “Cô bé” không được vệ sinh sạch sẽ gây viêm nhiễm âm đạo. Hoặc vùng kín vệ sinh không đúng cách khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Các loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh khiến mất cân bằng độ pH vùng kín. Đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn hình thành.
  • Thụt rửa âm đạo khiến “cô bé” bị tổn thương, giảm lượng lợi khuẩn có trong vùng kín.
  • Quan hệ tình dục với nhiều người, hoặc quan hệ thô bạo, không an toàn khiến “cô bé” bị thương tổn, gây nên các bệnh viêm nhiễm.
  • Đồ lót chật, ẩm ướt, không thoáng khí.
  • Không thường xuyên thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.
  • Do nóng trong người gây tiểu rắt.

Ngoài các nguyên nhân trên, tiểu rắt có thể do:

  • Mất nước: Hoạt động thường xuyên hoặc sốt cao khiến cơ thể tiết mồ hôi. Lượng mất đi không được bổ sung vào khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Mất nước khiến cho hệ bài tiết không được đảm bảo, dẫn tới tình trạng tiểu rắt.
  • Phụ nữ đến tuổi mãn kinh – tiền mãn kinh: Tuổi tác chính cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt. Theo đó, phụ nữ càng lớn tiểu, hormone estrogen càng giảm, khiến cơ thể bị nóng trong bốc hỏa. Tình trạng này gây chèn ép lên bàng quang và sinh ra triệu chứng tiểu rắt.
  • Nhịn tiểu thường xuyên: Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiểu rắt. Nước tiểu không được đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng lắng cặn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Từ đó vi khuẩn gây ra các bệnh viêm nhiễm.
  • Do táo bón: Nguyên nhân dẫn đến táo bón là việc ít bổ sung chất xơ và rau xanh. Táo báo khiến cho bàng quang bị áp lực, từ đó sinh ra tiểu rắt.
  • Ăn đồ cay nóng có thể gây ra tiểu rắt, tiểu buốt.

Bệnh lý khiến nữ giới bị tiểu rắt

Ngoài các nguyên nhân sinh lý, tiểu rắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt ở nữ giới
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt ở nữ giới

Một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu rắt ra máu ở nữ giới như:

Viêm đường tiết niệu

Đây là tình trạng viêm nhiễm ở một số bộ phận đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu thường do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm,… Và loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất chính là vi khuẩn E.Coli, hoặc nấm candida.

Viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt ở nữ giới. Ngoài tiểu buốt, viêm đường tiết niệu còn có một số triệu chứng khác như:

  • Đau rát, buốt mỗi lần đi tiểu
  • Nước tiểu đục màu và có mùi hôi khó chịu
  • Tiểu rắt không kiểm soát
  • Đau bụng dưới

Viêm niệu đạo

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo là do các tác nhân xấu như: Vi khuẩn, tạp trùng, nấm,… thâm nhập và phát triển tạo thành bệnh. Việc nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, hay quan hệ tình dục không lành mạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh.

Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh thường cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, cùng với đó là tiểu rắt.

Một số triệu chứng khác của bệnh viêm niệu đạo như:

  • Khi đi tiểu có cảm giác đau rát, nóng
  • Bí tiểu, bàng quang căng tức
  • Đau bụng dưới và hậu môn
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiểu ra máu, hoặc mủ
  • Nước tiểu có mùi hôi và đậm màu

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là căn bệnh không còn xa lạ, và thường xảy ra ở phụ nữ. Viêm bàng quan cũng là một dạng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân chính gây bệnh là do các loại vi khuẩn, điển hình là như E.Coli thông qua niệu đạo và thâm nhập vào bàng quang.

Ngoài ra việc đặt ống thông tiểu, hay dị ứng hóa chất có trong dung dịch vệ sinh, nước hoa,… cũng là nguyên nhân gây bệnh. Một trong những triệu chứng điển hình của viêm bàng quang là tiểu rắt.

Đi cùng tiểu rắt còn có một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt
  • Niệu đạo cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu
  • Tiểu són
  • Tiểu ra máu
  • Nước tiểu có mùi hôi và sẫm màu
  • Đau bụng dưới
  • Sốt nhẹ
  • Đau vùng xương chậu, đau lưng

Viêm âm đạo

Theo thống kê, ⅓ phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo một lần trong đời. Một số nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo như: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, nấm men, vi khuẩn xâm nhập âm đạo gây viêm nhiễm….

Tiểu rắt là một trong những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo.

Một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt, tiểu rát
  • Đau rát, ngứa vùng kín
  • Âm đạo tiết dịch có màu và mùi lạ
  • Âm hộ sưng tấy
  • Đau khi quan hệ

Viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung

Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi sinh sản của chị em phụ nữ. Viêm cổ tử cung là tình trạng phía ngoài của cổ tử cung bị viêm nhiễm. U xơ cổ tử cung là tình trạng hình thành các tế bào mô phát triển quá mức hình thành nên u ở cổ tử cung.

Khi mắc bệnh bạn sẽ có một số triệu chứng như:

  • Âm đạo tiết khí hư bất thường, và có mùi
  • Đi tiểu thấy nóng rát, buốt
  • Tiểu rắt, tiểu khó
  • Đau bụng dưới
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Rong kinh
  • Bụng chướng, phình to
  • Đau lưng
Viêm cổ tử cung có thể là nguyên nhân bệnh lý gây ra chứng tiểu rắt
Viêm cổ tử cung có thể là nguyên nhân bệnh lý gây ra chứng tiểu rắt

Bệnh lậu

Đây là căn bệnh xã hội gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Và đây cũng là bệnh lý gây nên chứng tiểu rắt. Nguyên nhân gây bệnh lậu chính là do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae. Bệnh lây qua đường tình dục. Tiểu rắt là một triệu chứng của bệnh lậu.

Một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt
  • Đi tiểu cảm thấy đau rát
  • Nước tiểu đậm màu và có mủ, hoặc máu
  • Sốt nhẹ
  • Người mệt mỏi
  • Bẹn nổi hạch

Sỏi thận

Sỏi thận được hình thành do các khoáng chất đọng lại trong thận, kết tủa thành sỏi. Sỏi thận có thể biến chứng thành suy thận và gây tử vong.

Triệu chứng bệnh:

  • Tiểu rắt
  • Tiểu buốt
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới và háng
  • Nước tiểu có màu (hồng hoặc nâu) và mùi hôi
  • Nôn ói hoặc buồn nôn
  • Sốt, ớn lạnh

Sỏi bàng quang

Giống như sỏi thận, khoáng chất không được đào thải và đọng lại ở bàng quang, tích tụ và kết tủa thành sỏi. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Ung thư bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, rối loạn chức năng bàng quang,…

Triệu chứng bệnh:

  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần
  • Đau buốt khi tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Nước tiểu có máu

Ung thư bàng quang

Trong trường hợp này, bàng quang bị chèn ép bởi các tế bào ung thư dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, khi mắc bệnh bạn sẽ thấy các dấu hiệu khác như:

  • Tiểu ra máu
  • Tiểu nhiều lần
  • Đau bụng dưới
  • Giảm cân đột ngột

Tác dụng phụ của các loại thuốc lợi tiểu

Tiểu rắt là tác dụng phụ khi bạn dùng các loại thuốc lợi tiểu. Ngoài tiểu rắt, người bệnh sẽ cảm thấy buốt, đau rát khi đi tiểu.

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra viêm nhiễm ở buồng tử cung của nữ giới. Nguyên nhân gây nên viêm nội mạc tử cung là do ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật bên trong tử cung như nạo phá thai, đặt vòng,…

Triệu chứng bệnh như:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt
  • Cơn đau trong các kỳ hành kinh thường dữ dội và kéo dài hơn
  • Tiểu ra máu
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đau khi quan hệ tình dục

[pr_middle_post]

Tiểu rắt nếu không được điều trị có thể biến chứng nguy hiểm
Tiểu rắt nếu không được điều trị có thể biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn dành cho nữ

Tình trạng tiểu rắt nếu diễn ra trong một thời gian dài và không được điều trị có thể biến chứng nguy hiểm. Điều này đặt ra câu hỏi: Điều trị tiểu rắt ở nữ giới bằng cách nào an toàn và hiệu quả nhất? Trả lời vấn đề này, tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

Ngoài thăm khám lâm sàng, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán trước khi đưa ra phương án điều trị.

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nội soi bàng quang
  • Siêu âm vùng chậu
  • Chụp X-quang

Cách trị tiểu rắt ở nữ bằng cách uống thuốc Tây

Tây y là một trong những phương pháp điều trị tiểu rắt mang lại kết quả nhanh chóng và được nhiều chị em lựa chọn. Các loại thuốc Tây y trị tiểu rắt thường được các bác sĩ chỉ định như:

  • Nhóm thuốc kháng quinolon: Thuốc giúp kháng khuẩn, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Thuốc Metronidazol Micro®: Thuốc ngăn vi khuẩn phát triển. Ngoài ra giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa và tình trạng tiểu rắt.
  • Nhóm kháng Alpha 1: Các loại thuốc trong nhóm này giúp thành mạch ở tuyến tiền liệt khỏe mạnh và trơn tru hơn. Điều này giúp bài tiết nước tiểu tốt hơn.
  • Các loại thuốc có thành phần chống trầm cảm, ức chế thần kinh, hoạt chất giúp bàng quang thư giãn, ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine.

Tuy nhiên các loại thuốc trên nếu người bệnh muốn sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa biết nguyên nhân là gì.

Cách chữa tiểu rắt ở phụ nữ bằng bài thuốc Đông y

Theo Đông y, tiểu rắt là biểu hiện của chứng thận hư. Vì vậy để trị tiểu rắt cần cải thiện chức năng thận, đồng thời loại bỏ các độc tố có trong cơ thể. Một số bài thuốc Đông y trị tiểu rắt như:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị:

  • Chị em chuẩn bị 20g rau má.
  • Mỗi loại thảo dược sau 12g: Quả dành dành, vỏ núc nác và thạch hộc.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược rửa sạch và đem sắc nước uống.
  • Chia nước thu được làm 3 lần và uống đều trong ngày (sáng-trưa-tối).
  • Mỗi ngày chỉ dùng một thang. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh nặng có thể dùng ngày 2 thang.

Bài thuốc này có tác dụng giảm tình trạng đi tiểu nhiều, giúp lợi tiểu và bổ thận.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại thuốc sau 8g: Mộc thông, bán hạ chế, trư linh, hoạt thạch.
  • Các loại thuốc sau, mỗi thứ 12g: Rễ cỏ tranh, hoàng liên, hoàng bá, phục linh.
  • Cùng với 16g sa tiền.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các loại thảo dược trên và đem sắc nước uống.
  • Bài thuốc có tác dụng trị các chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau buốt khi tiểu, bổ thận.
Theo Đông y, tiểu rắt là biểu hiện của chứng thận hư
Theo Đông y, tiểu rắt là biểu hiện của chứng thận hư

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại thảo dược sau 12g: Nhục thung dung, đương quy, phá cố chỉ, thục địa và phụ tử chế.
  • Trầm hương và lộc nhung mỗi loại 4g.
  • 0,4g xạ hương.

Cách làm:

  • Rửa sạch các loại thảo dược trên, để ráo nước
  • Tán tất cả các loại thảo dược trên thành bột, sau đó nặn thành viên 5-10g
  • Viên thuốc này hòa với nước và uống trong ngày.

Bài thuốc có tác dụng trị chứng tiểu rắt, tiểu đêm hoặc khó tiểu.

Lưu ý: Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y trị tiểu rắt, người bệnh cần xin chỉ định của các thầy thuốc.

Chữa tiểu rắt ở nữ bằng bài thuốc dân gian

Chị em hoàn toàn có thể tự điều trị tiểu rắt mức độ nhẹ tại nhà bằng một số mẹo dân gian dưới đây:

Giá đỗ trị tiểu rắt

Tuy là loại thực phẩm quen thuộc nhưng ít ai biết bằng giá đỗ có công dụng trị bệnh. Trong đó, giá đỗ trị các chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu.

Các thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa cân giá đỗ và 50g đường trắng.
  • Giá đỗ đem rửa sạch và luộc với nước.
  • Nước luộc giá đỗ pha thêm đường. Chia lượng nước thành nhiều phần và uống đều trong ngày. Tuy nhiên, chị em không nên uống nước này vào buổi tối, tránh tình trạng tiểu đêm.

Chữa tiểu rắt bằng rau mồng tơi

Trong rau mồng tơi có chứa nhiều loại vitamin (A, C, B1, B2…), cũng như hợp chất có lợi cho sức khỏe. Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông tiện, nhuận tràng, lợi sữa… Đặc biệt dùng để trị các bệnh như: Trĩ, đau mỏi xương khớp, ít sữa, táo bón, tiểu rắt,…

Cách dùng:

  • Cách 1: Lá mồng tơi rửa sạch để ráo nước, xay nhuyễn. Lọc bỏ phần bã, lượng nước cốt thu được cho thêm một vài hạt muối và nước lọc, trộn đều và uống. Chị em uống nước cốt lá mồng tơi vào mỗi buổi sáng. Phần bã chị em có thể tận dụng để đắp vào phần bụng dưới.
  • Cách 2: Luộc rau mồng tơi và ăn như bình thường.

Rau sam tươi chữa bệnh tiểu rắt

Rau sam tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có tính hàn và vị chua. Loại rau này có tác dụng điều trị các bệnh như: Viêm đường tiết niệu, đầy hơi, khó tiêu, nóng trong người,…

Chị em có thể sử dụng rau sam tươi điều trị chứng tiểu rắt do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra.

Cách sử dụng:

  • Rau sam tươi rửa sạch và giã nát. Lọc bỏ phần bã, uống phần nước cốt thu được.

Ngoài các phương pháp kể trên, chị em có thể dùng mướp đắng, atiso, hoặc nước dừa, nha đam để trị chứng tiểu rắt. Tuy nhiên các mẹo dân gian chỉ có thể sử dụng với chị em có tình trạng bệnh ở mức nhẹ. Với các trường hợp có triệu chứng nặng, cơn đau diễn ra lâu và thường xuyên hơn cần đến bệnh viện kiểm tra.

Lời khuyên phòng ngừa bệnh tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu rắt gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi gặp tình trạng này, chị em không nên quá lo lắng, cần đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân.

Uống đủ nước mỗi ngày là một cách phòng chống bệnh tiểu rắt
Uống đủ nước mỗi ngày là một cách phòng chống bệnh tiểu rắt

Ngoài ra, khi đang gặp tình trạng này, cũng như muốn phòng tránh bệnh, chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

Nên:

  • Bạn nên uống đủ nước. Tuy nhiên, trước khi đi ngủ không nên uống nước, tránh tình trạng đái đêm.
  • Bổ sung các loại vitamin như C, hoặc các chất chống oxy hóa.
  • Ăn nhiều rau xanh và chất xơ.
  • Bổ sung thêm dầu cá cho cơ thể với người bị các bệnh về viêm nhiễm. Ngoài ra có thể uống thêm các loại trà thảo dược.
  • Tập các bài Kegel giúp tăng sức mạnh các cơ vùng chậu.
  • Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ bài tiết.

Không nên:

  • Hạn chế đồ uống có cồn như bia, rượu, các loại nước có gas (nước ngọt), hoặc trà, cà phê.
  • Các loại hoa quả có tính axit cao như cam, bưởi, chị em nên hạn chế ăn.
  • Các loại gia vị có tính cay nóng, chua, mặn, thực phẩm ngọt chị em nên hạn chế sử dụng trong ăn và chế biến món ăn.
  • Không nhịn tiểu, việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Như vậy, tiểu rắt ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh xảy ra ở bàng quang, niệu đạo, cũng có thể là các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu trên, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra, tránh bệnh biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về chứng tiểu buốt ở nữ giới.

5/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?