Top 15 cách trị tiểu rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Cách trị tiểu rắt tại nhà được dân gian lưu truyền với nhiều biện pháp khác nhau. Người bệnh ở tình trạng nhẹ mới khởi phát có thể áp dụng để dễ chịu hơn. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn 15 cách chữa bệnh tiểu rắt tại nhà phổ biến hiện nay.

Top 15 cách trị tiểu rắt tại nhà hiệu quả

Tiểu rắt gây nhiều phiền toái và mặc cảm cho bệnh nhân. Ngoài nhờ sự can thiệp của Tây y, Đông y thì nhiều người còn áp dụng biện pháp chữa tại nhà. Cùng điểm qua 15 cách trị tiểu rắt tại nhà được dân gian lưu truyền ngay dưới đây:

1. Bột nưa

Bột nưa là cách trị tiểu rắt tại nhà được nhiều người áp dụng. Tại nước ta, bột nước được bán nhiều ở các tỉnh miền tây nam bộ với công dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt là với bệnh tiểu rắt, dùng bột nưa có thể nhanh chóng giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh chóng bằng bột nưa
Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh chóng bằng bột nưa

Một vài hợp chất có trong loại bột này có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh như konjac glucomannan, lipid, protein… Ngoài tiểu rắt, bột nưa còn có thể chữa tiêu chảy, táo bón, tiêu đàm…

Cách dùng:

  • Dùng bột nưa pha với nước lạnh để uống sống.
  • Hoặc dùng nước nóng pha với bột cho chín dạng đặc sệt, trong suốt rồi cho thêm ít đường để ăn.

2. Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng bột sắn dây

Dân gian từ lâu đã dùng bột sắn dây để chữa các bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu… Hiện nay bột sắn dây được bán phổ biến, bạn có thể tìm mua trong các siêu thị lớn. Khoa học cũng đã chứng minh, trong bột sắn dây có nhiều chất giúp chữa bệnh như: Puerarin, Daidzein, Genistein…

Dùng sắn dây đúng cách sẽ giúp chữa các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, làm đẹp da, chống oxy hóa và nhiều công dụng khác.

  • Khi bị tiểu buốt, bệnh nhân nên dùng khoảng 15g bột sắn dây pha với nước nóng cho chín để ăn. 
  • Với trường hợp bị tiêu chảy, thiếu nước hay các bệnh phong thấp thì chuyên gia khuyên không nên áp dụng cách này.

3. Kim tiền thảo

Trong Đông y, kim tiền thảo thường xuất hiện trong các bài thuốc liên quan đến chữa bệnh thận, tiết niệu. Đặc biệt là trường hợp bị sỏi thận, sỏi bàng quang… dùng thảo dược này sẽ giúp giảm các cơn đau, ngăn sự lớn lên của sỏi. Với người bệnh tiểu rắt cũng có thể dùng kim tiền thảo để cải thiện tại nhà. 

Cách dùng:

  • Sử dụng khoảng 10g đến 15g kim tiền thảo sắc với nước để uống hàng ngày.
  • Áp dụng mẹo chữa tiểu rắt này trong khoảng 1 tuần để chữa tiểu buốt. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì không nên áp dụng tiếp.
Kim tiền thảo có nhiều công dụng trong chữa tiểu rắt
Kim tiền thảo có nhiều công dụng trong chữa tiểu rắt

4. Dùng nước rau má

Hẳn nhiều người cũng đã biết đến công dụng thanh nhiệt, giải độc của rau má. Không chỉ vậy, loại rau quen thuộc này còn có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác như tiểu rắt, mát gan, rôm sảy, mụn nhọt, cải thiện trí nhớ… Những công dụng này không chỉ được Đông y ghi chép mà khoa học hiện đại cũng đã chứng minh. 

Cách dùng:

  • Rau má mua về nhặt sạch lá hư hỏng sau đó rửa với nước.
  • Cắt nhỏ rau má rồi cho vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn.
  • Vắt lấy phần nước rau má để uống. Có thể cho thêm ít đường và đá để dễ uống hơn.

5. Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng bí đao

Nếu chưa biết tiểu rắt làm sao hết thì bệnh nhân có thể thử dùng bí đao. Trong bí đao tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như nước, vitamin B1, B2, PP, C, lipid, calcium…

Từ lâu, chị em vẫn dùng bí đao như một biện pháp làm đẹp da giữ dáng. Không dừng lại ở đó, dùng bí đao đúng cách còn giúp chữa tiểu rắt, mát gan, giải độc, tiêu chảy…

Cách dùng:

  • Có thể dùng bí đao nấu nước uống kết hợp với hạt chia.
  • Nấu các món từ bí đao cho bệnh nhân tiểu rắt ăn. Nên lưu ý là sử dụng các công thức thanh đạm, tránh các món quá mặn hay nhiều chất béo.
Bí đao chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe
Bí đao chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe

6. Uống nước nha đam đường phèn

Một cách trị tiểu rắt tại nhà khác với nguyên liệu cũng rất quen thuộc đó là nha đam. Bên trong lớp thịt của nha đam có chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe như vitamin B1, B2, B6, axit amin, enzyme proteolytic…

Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tốt cho tiêu hóa và giảm đau. Ngoài ra, trong Đông y nha đam được ghi nhận có tính mát, thanh nhiệt, giảm triệu chứng tiểu rắt.

Cách dùng:

  • Sử dụng nước nha đam đường phèn hàng ngày để đi tiểu được dễ dàng hơn.
  • Ăn thịt nha đam sống. Có thể mang đi đông lạnh cho giảm độ nhớt để ăn dễ hơn.

Tuy nhiên nếu nằm trong các trường hợp này thì bạn không nên dùng nha đam: người bị tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, người bị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu…

7. Cách chữa tiểu rắt bằng mồng tơi

Chữa đái rắt tại nhà có thể dùng mồng tơi. Trong Đông y, mọi bộ phận trên cây mồng tơi đều có thể dùng làm thuốc. Theo đó, người ta thường dùng mồng tơi trong các bài thuốc chữa trĩ, táo bón, nóng trong người, tiểu buốt, tiểu rắt, lưu thông máu huyết…

Có 2 cách chính để chữa tiểu rắt bằng mồng tơi:

  • Cách 1: Lá mồng tơi rửa sạch xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước. Cho thêm ít muối vào khuấy đều và sử dụng và mỗi buổi sáng.
  • Cách 2: Dùng khoảng 100g mồng tơi tươi để nấu chung với nước uống hàng ngày.
Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng mồng tơi đơn giản
Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng mồng tơi đơn giản

8. Mẹo chữa tiểu rắt bằng nước dừa

Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh trong nước dứa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như các vitamin C, A, E, K, phytosterol, canxi, các chất điện giải… Thức uống quen thuộc hàng ngày này có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chữa bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, trị bệnh đường tiết niệu, ngăn ngừa sỏi thận…

Mỗi ngày bệnh nhân có thể uống khoảng 1 trái dừa để cải thiện bệnh tiểu rắt. Tuy nhiên, một vài trường hợp sau cũng nên hạn chế uống nước dừa: Người bị tiểu đường, phụ nữ những tháng đầu mang thai, người muốn giảm cân…

Nước dừa hỗ trợ chữa tiểu rắt
Nước dừa hỗ trợ chữa tiểu rắt

9. Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng atiso

Dùng atiso chữa tiểu rắt sẽ khiến bạn bất ngờ vì công dụng thần kỳ của nó. Theo các tài liệu y học, atiso mang đến nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau mà lại hầu như không có tác dụng phụ. 

Thành phần dinh dưỡng trong loài cây này cực kỳ dồi dào với các chất như vitamin C, B12, K, chất xơ, axit pantothenic, carbohydrate, protein… Đối với người bị tiểu rắt, atiso hiệu quả trong việc cải thiện tiêu hóa, lợi tiểu, chữa nhiễm trùng ở vùng bàng quang, ngăn ngừa sỏi mật…

Cách dùng:

  • Dùng trà atiso hàng ngày để chữa tiểu rắt.
  • Kết hợp atiso với sườn heo để nấu canh bồi bổ cho bệnh nhân.
Bệnh nhân tiểu rắt có thể ăn canh atiso để chữa bệnh
Bệnh nhân tiểu rắt có thể ăn canh atiso để chữa bệnh

10. Mướp đắng

Từ lâu, Đông y đã chỉ ra các công dụng thần kỳ của mướp đắng trong chữa bệnh. Y học hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều chất có lợi trong mướp đắng như vitamin B1, C, K, B9, carotene, chất xơ, các nguyên tố vi lượng… Các trường hợp bị tiểu rắt, tiểu buốt, tăng huyết áp, kiết lị… có thể dùng mướp đắng để hỗ trợ điều trị.

Cách dùng để chữa tiểu rắt:

  • Sử dụng khoang 1 quả mướp đắng rửa sạch sau đó bỏ ruột.
  • Cắt vị thuốc thành từng lát mỏng rồi mang đi phơi khô.
  • Mỗi lần dùng lấy một ít mướp đắng khô hãm với trà để uống.

Xem thêm

11. Rau mã đề

Rau mã đề cũng thường góp mặt trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng đây là một thần dược với rất nhiều công dụng chữa bệnh. Theo đó, dùng đúng cách nó có thể giúp chữa tiểu rắt, lợi tiểu, điều hòa huyết áp, giải nhiệt, giải cảm…

Cách dùng: Sử dụng lá mã đề nấu với nước và uống mỗi ngày.

12. Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng đinh lăng

Cây đinh lăng là một loại thảo dược quý với thân, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Một vài tên gọi khác của đinh lăng như nam dương sâm, gỏi cá… Rất nhiều người dùng đinh lăng để giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu.

Cách dùng:

  • Sử dụng khoảng 200g lá đinh lăng còn tươi sau đó nấu với nước. Chiết lấy phần nước này uống hàng ngày.
  • Kết hợp đinh lăng với kim tiền thảo, liên tiền thảo và nấu nước uống.
  • Dùng đinh lăng nấu với nước nóng uống giống như khi uống trà.
Đinh lăng, thảo dược quý trong dân gian
Đinh lăng, thảo dược quý trong dân gian

13. Rễ cỏ tranh

Cỏ tranh với Đông y được dùng nhiều để chữa sỏi thận. Các thành phần có trong cỏ tranh còn giúp lợi tiểu, trị tiểu rắt, đái ra máu… Thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong thảo dược này như glucoza, fructoza và axit hữu cơ.

Cách dùng:

  • Sử dụng rễ cỏ tranh cùng với râu ngô, xa tiền tử, hoa cúc.
  • Kết hợp các nguyên liệu trên nấu với nước sau đó chiết thuốc uống hàng ngày.

14. Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng diếp cá

Gợi ý chữa bệnh tiểu rắt tiếp theo dành cho bệnh nhân là dùng rau diếp cá. Trong Đông y, loại rau này có tính hàn, vừa có thể làm đẹp da lại giúp thanh nhiệt, trị táo bón, sỏi thận và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Cách dùng: Sử dụng khoảng 100g rau diếp cá tươi xay cho nhuyễn rồi vắt lấy nước uống.

15. Rau đắng

Tiếp theo cách trị tiểu buốt tại nhà gợi ý cho bạn là dùng rau đắng. Sử dụng loại rau này có công dụng phòng và chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. Chẳng hạn như thanh nhiệt, giải độc, trị tiểu rắt, giảm căng thẳng, chống viêm, chống oxy hóa…

Để trị tiểu rắt, bệnh nhân có thể chế biến các món từ rau đắng để ăn như: Cháo cá lóc rau đắng, canh rau đắng tôm thịt…

Ngoài những gợi ý trên trong dân gian còn khá nhiều các cách trị tiểu rắt tại nhà. Tuy nhiên bệnh nhân nên tham khảo nhiều nguồn và kiểm chứng trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi chữa tiểu rắt tại nhà

Áp dụng các biện pháp trên chữa tiểu rắt tại nhà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Không được tự ý kết hợp các nguyên liệu với nhau vì chúng có thể kỵ nhau sinh ra chất độc.
  • Các biện pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp tiểu rắt nhẹ. Với trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, tiểu ra máu thì nên đến bệnh viện thăm khám.
  • Dùng thuốc kết hợp với ăn khoa học, hạn chế đồ cay nóng và uống nhiều nước. Đặc biệt không nên sử dụng rượu bia, nước ngọt khi đang bị tiểu rắt.
  • Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc trên.
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật.

Bài viết đã gợi ý cho bạn 15 cách trị tiểu rắt tại nhà. Hy vọng với các thông tin trên bệnh nhân sẽ có thể tìm được bài thuốc phù hợp, cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?