Người bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không?

Chế độ ăn uống khoa học và nghiêm ngặt có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được chỉ số đường huyết hiệu quả, điều này rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh. Trong khi đó, quả hồng được rất nhiều người ưa thích nhưng cũng có người thắc mắc không biết bị bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không?

Giá trị dinh dưỡng của hồng

Hồng là loại quả thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Hồng được biết đến là quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và mắt. Một quả hồng chín có thể chứa đến 118 calo và mang lại nguồn chất xơ tuyệt vời. Trong hồng có chứa 80% là nước và 18.6% là carbohydrate gồm các loại đường.

Hồng là loại quả thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng rất lớn
Hồng là loại quả thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng rất lớn

Các chất dinh dưỡng tuyệt vời có trong quả hồng bao gồm:

  • Chất xơ: Một quả hồng có thể cung cấp lượng chất xơ tương đương với 1/5 lượng chất xơ được khuyến cáo bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, trong hồng cũng chứa một số loại chất xơ hòa tan có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.
  • Vitamin A: Vitamin A có trong quả hồng có thể giúp tăng cường sức khỏe thị lực, răng miệng và làn da.
  • Vitamin B6: Có tác dụng hình thành tế bào máu, điều chỉnh đường huyết và có vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch.
  • Vitamin C: Giúp chống oxy hóa, giảm căng thẳng, làm đẹp da và tạo hàng rào miễn dịch.
  • Vitamin E: Là chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào.
  • Kali: Có vai trò quan trọng cho hệ thần kinh và tim mạch.
  • Ngoài ra trong quả hồng còn chứa nhiều hợp chất khác giúp cải thiện sức khỏe như Zeaxanthin, Lycopene, Lutein và Tanin.

Người bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không?

Trên thực tế, đây là căn bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Người bệnh khi bị tiểu đường còn cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lựa chọn các thực phẩm chặt chẽ với số lượng hợp lý để phòng ngừa tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không? Hồng có chỉ số đường huyết thực phẩm là Gl=70, thuộc loại trái cây có mức đường huyết trung bình nên người bệnh tiểu đường khi muốn sử dụng loại quả này cần dùng hết sức chừng mực.

Người bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không? Cần hạn chế khi ăn loại quả này
Người bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không? Cần hạn chế khi ăn loại quả này

Người bệnh cần chú ý đến hàm lượng hồng bổ sung vào cơ thể. Nếu sử dụng hồng với lượng rất nhỏ có thể mang lại một số lợi ích cho cơ thể như: Tăng cường chất xơ và một số nguyên tố vi lượng khác. 

Theo các nghiên cứu khoa học, hồng có thể cung cấp nhiều vitamin E và magie cho người dùng. Đây là hai vi chất rất quan trọng để giúp tăng cường hoạt động cho mạch máu và bảo vệ thận, giúp người dùng có thể hạn chế được nguy cơ biến chứng của tiểu đường.

Vì thế, người bệnh bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn hồng nhưng cần ăn với lượng vừa phải và khi ăn phải kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Lưu ý khi ăn hồng ở người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn hồng với một lượng nhỏ và trong quá trình sử dụng cần hết sức lưu ý:

Sau khi ăn hồng, người bệnh cần kiểm soát chỉ số đường huyết để có biện pháp điều chỉnh kịp thời
Sau khi ăn hồng, người bệnh cần kiểm soát chỉ số đường huyết để có biện pháp điều chỉnh kịp thời
  • Nên ăn hồng tươi và chín đỏ, cần gọt vỏ hồng trước khi ăn.
  • Không ăn hồng cùng với các thực phẩm như trứng, thịt ngỗng, khoai lang, canh cua.
  • Không được ăn hồng khi đói bụng vì có thể gây hại dạ dày và hình thành sỏi dạ dày.
  • Người bệnh tiểu đường nếu thường xuyên bị tiêu chảy, suy nhược cơ thể, bị cảm lạnh không nên ăn hồng.
  • Tuyệt đối không sử dụng hồng cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. 
  • Người bệnh có thể lựa chọn các loại quả khác để cung cấp vitamin cho cơ thể mà không làm tăng chỉ số đường huyết như quả bơ, quả na, các loại quả nhiều tính chua…
  • Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo khẩu phần ăn uống hàng ngày vừa đủ dinh dưỡng, vừa không gây tăng chỉ số đường huyết.
  • Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường cần tăng cường tập luyện các bài tập dành riêng cho người bệnh và kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày. 

Từ những thông tin trên, chúng ta đã có giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được quả hồng không, nhưng bạn cũng cần chú ý khi sử dụng loại quả này. Không nên ăn quá nhiều hồng, chỉ sử dụng với lượng vừa phải và cần hết sức lưu ý kiểm soát chỉ số đường huyết để giúp đảm bảo an toàn.

4/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?