Chuyên gia giải đáp tiểu đường có ăn được mật ong không?

Người tiểu đường có ăn được mật ong không là thắc mắc thường gặp của nhiều người bệnh. Thực tế, mặc dù mật ong một trong những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm này lại không phù hợp cho một số đối tượng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu mối quan hệ giữa người tiểu đường và mật ong để biết cách sử dụng tốt nhất.

Khi mắc tiểu đường có ăn được mật ong không?

Tiểu đường là chứng bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein và mỡ làm cho lượng đường huyết có trong máu nằm ở mức cao. Bệnh có khả năng phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan bên trong cơ thể như: Tim mạch, thận, mắt hay dây thần kinh. Về lâu dài, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng như suy thận, mù lòa hay hoại tử chi…

Vậy người tiểu đường có ăn được mật ong hay không? Theo các chuyên gia người mắc bệnh vẫn có thể sử dụng mật ong trong chế độ dinh dưỡng của mình. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết mặc dù trong mật ong có chứa nhiều đường và carbohydrate. Tuy nhiên, đây là đường tự nhiên và khả năng ảnh hưởng đến đường huyết thường thấp hơn nhiều so với đường tinh luyện và các chế phẩm khác.

Bị tiểu đường có ăn được mật ong không là thắc mắc thường gặp
Bị tiểu đường có ăn được mật ong không là thắc mắc thường gặp

Trước khi có lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường có ăn được mật ong hay không, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu. Mục đích nhằm đánh giá tác động làm tăng đường huyết của mật ong và đường tinh luyện với những người mắc tiểu đường type 1 và những người bình thường.

Cụ thể, những tình nguyện viên mắc tiểu đường uống mật ong với một lượng như nhau và được đo đường huyết sau đó. Kết quả cho thấy mặc dù mật ong tăng lượng đường trong máu sau khi ăn khoảng 30 phút. Tuy nhiên sau khoảng 2 giờ, lượng đường sẽ trở về mức thấp tương tự như người bình thường.

Như vậy khi đánh giá về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và mật ong, có thể thấy rằng khả năng gia tăng đường huyết của mật ong không giống như đường. Bởi lẽ cùng với việc cung cấp đường và carbohydrate, mật ong còn góp phần làm tăng lượng insulin. Đây chính là hormone do tuyến tụy có chức năng chuyển hóa glucose trong máu thành nguồn năng lượng sử dụng hoặc lưu trữ. Ngoài ra, chính khả năng làm tăng sinh insulin của mật ong khiến đường huyết của bệnh nhân tiểu đường không tăng lên quá cao cũng như ít kéo dài.

Như vậy người bị tiểu đường vẫn có thể ăn mật ong, nhưng liệu mật ong có thể chữa được tiểu đường không? Thực tế, mật ong hoàn toàn không thể chữa được bệnh tiểu đường.

Thực phẩm này chỉ phát huy tác dụng trong một số trường hợp xấu xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Ví dụ, nếu người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng insulin, dùng quá liều thuốc dẫn đến hạ đường huyết, gây hôn mê. Trong trường hợp này, uống mật ong là cách cấp cứu kịp thời làm tăng nhanh lượng glucose trong máu chỉ trong vài phút.

Những điều cần nhớ dùng mật ong cho người bị tiểu đường?

Khi người bị tiểu đường sử dụng mật ong trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình, cần tuyệt đối tuân thủ một số những lưu ý như sau:

Sử dụng mật ong với lượng ít

Mật ong sở hữu vị ngọt thanh mát nên có sức hấp dẫn vô cùng đặc biệt. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh tiểu đường như đường tinh luyện. Tuy nhiên thực chất mật ong vẫn cung cấp hàm lượng đường nhất định cho cơ thể. Bởi thế, bệnh nhân tiểu đường chỉ được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

[pr_middle_post]

Người bệnh nên dùng mật ong với lượng vừa phải
Người bệnh nên dùng mật ong với lượng vừa phải

Trong trường hợp muốn sử dụng mật ong để pha trà, ăn kèm sữa chua, bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ tương đương với 1 thìa cà phê là đủ. Trong trường hợp mắc tiểu đường ở mức độ nặng, bạn nên tham khảo liều lượng sử dụng mật ong của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Chọn mật ong đúng cách

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mật ong khác nhau. Cùng với các sản phẩm đảm bảo chất lượng là những sản phẩm hàng giả, kém chất lượng rất khó phân biệt. Đặc biệt, các sản phẩm giả được tạo nên từ đường tinh luyện, chứa hàm lượng đường rất cao nên thường gây hại cho bệnh nhân tiểu đường.

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, các bạn hãy chọn mua mật ong nguyên chất, mật ong hữu cơ hoặc mật ong thô. Hãy tìm mua sản phẩm ở những địa chỉ cung cấp uy tín, cam kết cung cấp sản phẩm với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, các bạn hãy trang bị cho mình một số kiến thức để giúp phân biệt mật ong thật và giả chính xác nhất.

Chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo tốt cho sức khỏe
Chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo tốt cho sức khỏe

Lưu ý sử dụng mật ong cho một số đối tượng đặc biệt

Với những đối tượng đặc biệt đang bị mắc bệnh tiểu đường, việc dùng mật ong càng cần được chú ý hơn. Cụ thể như sau:

  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không nên dùng mật ong do nguy cơ gây kích thích co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người bị rối loạn chức năng đường ruột dùng mật ong có thể gây các chứng đi ngoài, táo bón,…
  • Chất Acetylcholine trong mật ong không phù hợp với người bị huyết áp thấp bởi có có thể sẽ gây giảm huyết áp.
  • Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng hiện nay bệnh nhân tiểu đường mắc các chứng bệnh khác kèm theo, trong đó có thừa cân, béo phì thường chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, bạn chỉ nên dùng mật ong khi mắc tiểu đường nhưng không thừa cân với một lượng hạn chế. Còn lại với những bệnh nhân béo phì, tốt nhất bạn không nên dùng mật ong cũng như cần phải hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và cắt giảm carbs.

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, các bạn đã giải đáp được thắc mắc người mắc bệnh tiểu đường có ăn được mật ong không. Cùng với đó, người bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên khám sức khỏe để kiểm soát và điều trị bệnh tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?