Tắc Chưng Đường Phèn Trị Ho: Hướng Dẫn Chi Tiết Hiệu Quả Nhanh

Tắc chưng đường phèn trị ho là phương pháp có độ an toàn cao, lành tính và được đông đảo người bệnh sử dụng rộng rãi. Nhờ tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên cách chữa này có thể dùng cho trẻ nhỏ, bà bầu và người có cơ địa nhạy cảm. Sau đây là hướng dẫn chi tiết kèm theo các lưu ý quan trọng.

Tắc chưng đường phèn trị ho có thực sự tốt?

Tắc chưng đường phèn trị ho là một trong những mẹo dân gian phổ biến được nhiều người tin chọn. Khi thời tiết thay đổi, các bệnh lý đường hô hấp thường khởi phát mạnh mẽ kéo theo nhiều dấu hiệu như cảm lạnh và ho khan, ho có đờm. Ho kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, gây đau rát họng, khàn tiếng, mà còn tác động tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tắc chưng đường phèn trị ho là một trong những mẹo dân gian phổ biến được nhiều người tin chọn
Tắc chưng đường phèn trị ho là một trong những mẹo dân gian phổ biến được nhiều người tin chọn

Trước những tác hại của thuốc kháng sinh tới sức khỏe người dùng và đặc biệt là để giảm thiểu nguy cơ lạm dụng, rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn tắc chưng đường phèn trị ho. Phương pháp này có tác dụng dứt cơn ho, làm giảm một số triệu chứng đi kèm và nâng cao thể trạng.

Thay vì sử dụng độc lập các loại dược liệu, việc kết hợp tắc và đường phèn sẽ giúp gấp đôi dược tính và cho hiệu quả nhanh hơn, đồng thời đem lại vị ngọt dịu, dễ dùng cho trẻ nhỏ.

  • Quả tắc (quất): Theo Đông Y, quất có vị chua, mùi thơm, tính ấm, tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và giải cảm. Bên cạnh thành phần của quất còn chứa hàm lượng vitamin C cao cùng với các khoáng chất và thành phần dinh dưỡng thiết yếu loại vitamin A, A1, B11, giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ hoạt động của hệ miễn.
  • Đường phèn: Khác với các loại đường khác, đường phèn được sản xuất từ đường mía, củ cải đường hoặc thốt nốt, vị ngọt thanh và tác dụng thanh nhiệt, trị ho và viêm họng.

Chính vì vậy, bài thuốc tắc chưng đường phèn trị ho phù hợp dùng trong các trường hợp ho khan, ho có đờm ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Bên cạnh tác dụng giảm ho, phương pháp này còn giúp cải thiện tổn thương ở cổ họng, giảm khàn tiếng, đồng thời tăng cường miễn dịch và hỗ trợ ức chế virus gây cảm lạnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp tắc với một số nguyên liệu khác như mật ong, gừng.

Cách chưng tắc trị ho lâu ngày tại nhà cực hiệu quả

Tắc chưng đường phèn trị ho là mẹo dân gian an toàn và ít gây kích ứng. Bên cạnh đó, mẹo chữa này tận dụng được đặc tính kháng khuẩn, tiêu đờm và giảm viêm của các nguyên liệu nên không gây ra hiện tượng “lờn thuốc” hoặc tác dụng phụ như khi sử dụng kháng sinh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chưng tắc mật ong trị ho cho bé, người lớn hiệu quả:

Nguyên liệu:

  • Quất tươi: 500g
  • Đường phèn: 200g 
  • Mật ong: 100g

Cách thực hiện:

  • Tiến hành rửa tắc với nước muối và ngâm trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
  • Quả tắc bổ đôi và cho vào bát, đổ chung với đường phèn đã giã nát hoặc mật ong và gừng.
  • Đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Lấy ra, để nguội và chắt lấy nước cốt cho trẻ uống
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 3 – 7 ngày, mỗi ngày 4 – 5 lần bằng thìa cà phê.
  • Nên dùng thuốc khi còn ấm, bạn có thể cho thêm đường phèn hoặc quất và tiếp tục hấp cách thủy nếu có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài. Để đảm bảo giữ lại nguyên vẹn dược tính, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh.

Cách làm tắc chưng đường phèn trị này ho rất tốt trong việc trị ho cho bà bầu muốn hạn chế sử dụng đến thuốc Tây.

Dùng tắc chưng đường phèn trị ho có tốt cho trẻ sơ sinh?

Sử dụng tắc kết hợp với đường phèn để trị ho phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau, kể cả đối với người có cơ địa nhạy cảm, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. Phương pháp này có thể đem lại tác dụng toàn diện như cắt cơn ho, đau rát họng, ho có đờm hoặc thở khò khè…

Sử dụng tắc kết hợp với đường phèn để trị ho phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau
Sử dụng tắc kết hợp với đường phèn để trị ho phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau

Tuy nhiên phụ huynh cần tránh cho trẻ sơ sinh dùng tắc chưng đường phèn trị ho. Do hoạt động của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên dưới tác động của bài thuốc, trẻ có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,…Do đó chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng, sổ mũi và ho kéo dài, các mẹ nên chủ động đưa con tới thăm khám tại cơ sở y tế để được gợi ý phác đồ phù hợp. Tránh tự ý lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

[pr_middle_post]

Lưu ý quan trọng khi chữa ho bằng tắc chưng đường phèn

Tắc chưng đường phèn trị ho có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực tới sức khỏe người dùng và có tính an toàn cao.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, bụng và lòng bàn chân.
  • Cho trẻ bú đều đặn kể cả khi xuất hiện dấu hiệu ho. Chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.
  • Thường xuyên vệ sinh lưỡi và mũi, họng cho trẻ một cách khoa học khoảng 2 – 3 lần/ tuần với nước muối sinh lý
  • Loại bỏ các yếu tố kích thích hệ hô hấp như nấm mốc, bụi bẩn, côn trùng, phấn hoa và lông chó mèo.
  • Bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hằng ngày, cho trẻ uống nhiều nước ấm và ưu tiên các món ăn dạng lỏng mềm. 

Tắc chưng đường phèn là mẹo trị ho phổ biến cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Mặc dù được đánh giá cao về độ an toàn cao và ít gây kích ứng, tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa này trong thời gian bệnh mới khởi phát. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, độc giả có thể bỏ túi thêm một mẹo dân gian bổ ích. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?