Gợi Ý 3 Cách Chữa Viêm Amidan Phù Hợp Cho Từng Đối Tượng

Viêm amidan là căn bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành, với các triệu chứng bao gồm đau rát họng, 2 amidan sưng đỏ, khó nuốt, hôi miệng, sốt,… Hầu hết các trường hợp bị amidan sưng viêm đều không nguy hiểm nhưng chúng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra các cách chữa viêm amidan an toàn và hiệu quả nhất.

Chữa viêm amidan bằng mẹo tại nhà

Chữa viêm amidan tại nhà là phương pháp được rất nhiều bác sĩ khuyên khoa khuyến nghị. Những cách này không chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả mà còn rất an toàn, lành tính, phù hợp với cả trẻ em, người già hoặc phụ nữ mang thai. Đồng thời giúp bạn hạn chế được việc phải dùng các loại thuốc tân dược gây hại cho gan, thận.

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm amidan tại nhà được dân gian áp dụng phổ biến, bạn có thể tham khảo:

Chữa viêm amidan bằng rau trai

Rau trai là một loại dược liệu mọc dại tại rất nhiều vùng nông thôn của Việt Nam. Loại rau này rất lành tính, vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, sát trùng. Từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm cúm, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp,… 

Rau chai có khả năng cải thiện triệu chứng viêm amidan
Rau chai có khả năng cải thiện triệu chứng viêm amidan

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 300g rau trai tươi, 15g muối tinh, 1 lít nước lọc.
  • Rửa sạch rau trai, đem giã nát với muối.
  • Cho thêm một ít nước lọc vào, khuấy đều rồi gạn lấy nước.
  • Dùng nước này để súc miệng sau đó từ từ nuốt dung dịch xuống dưới cổ họng.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 7 ngày các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.

Sử dụng rau diếp cá

Theo ghi chép của Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, sát khuẩn và làm mát gan. Vì vậy dân gian thường dùng nguyên liệu này để điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng hay viêm amidan… Còn theo Y học hiện đại, rau diếp cá có chứa nhiều methyl-n-nonyl ceton, glucid, l-decanal, cellulose… giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ niêm mạc vùng hầu họng hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 300g rau diếp cá, rửa sạch rồi giã nhuyễn.
  • Cho rau diếp cá vào nồi đun với 500ml nước vo gạo.
  • Đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước để uống.
  • Mỗi ngày uống từ 2-3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Rau diếp cá có tác dụng nhuận tràng. Vì vậy trong thời gian sử dụng người bệnh sẽ có hiện tượng đi ngoài phân nát. Tuy nhiên sau khi ngưng sử dụng thì hệ tiêu hóa lại trở về bình thường.

Lá bạc hà chữa viêm amidan

Bạc hà là một loại dược liệu gần gũi với người dân Việt Nam. Trong thành phần của lá bạc hà có chứa tinh dầu menthol, giúp kháng khuẩn, giảm đau, tiêu sưng và sát trùng tốt. Đồng thời, việc nhâm nhi vài tách trà bạc hà cũng sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa và giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 1 nắm lá cây bạc hà.
  • Đem rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Cho vào ấm hãm cùng với nước sôi trong vòng 10 phút.
  • Nhâm nhi mỗi ngày vài tách trà lá bạc hà sẽ giúp tình trạng viêm amidan được thuyên giảm. 

Lá tía tô trị viêm amidan

Chữa viêm amidan cũng là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác động tới hai kinh phế và tỳ. Các thầy thuốc thường sử dụng lá tía tô để thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết và cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp như cảm, cúm, ho, viêm họng, viêm amidan,… Còn theo Y học hiện đại, lá tía tô có chứa nhiều chất chống oxy hóa và acid alpha-linolenic, giúp chống viêm, chống dị ứng và giảm đau họng hiệu quả.

Chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Chữa viêm amidan bằng lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô bánh tẻ, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt ra, vò nát rồi cho vào nồi đun với 800ml nước.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp và ngâm thêm khoảng 10 phút là có thể sử dụng.
  • Trà tía tô có vị nhạt nên nếu bạn muốn trà thơm ngon dễ uống hơn có thể cho thêm một ít chanh và mật ong vào.
  • Thực hiện đều đặn mỗi tuần 3 lần tình trạng viêm amidan sẽ được cải thiện.

Lưu ý: Không nên để nước tía tô qua đêm vì nó có thể sản sinh nhiều vi khuẩn, làm viết đổi dược tính của dược liệu.

Chữa viêm amidan bằng trà gừng mật ong

Gừng là một vị thuốc phổ biến và quen thuộc của Đông y. Theo các tài liệu ghi chép xưa, gừng có vị cay, tính ấm, giúp giảm ho, tiêu đờm, chống nôn, tán hàn và hỗ trợ lưu thông khí huyết. Còn theo Y học hiện đại, gừng có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng gừng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm amidan gây ra.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi.
  • Đem rửa sạch, cạo vỏ, đập dập.
  • Cho gừng vào ấm trà và hãm với 200ml nước sôi.
  • Sau 10 phút, bạn cho thêm 2 thìa cà phê mật ong vào.
  • Khuấy đều cho hết tan mật ong và thưởng thức.
  • Mỗi ngày uống từ 3-4 tách trà gừng tình trạng bệnh của bạn sẽ được thuyên giảm.

Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho những trẻ < 1 tuổi. Vì trong thành phần của mật ong có chứa một loại bào tử Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

Chữa bệnh viêm amidan bằng các bài thuốc Đông y

Phương pháp chữa viêm amidan bằng thuốc Đông y cũng được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này đó là sử dụng 100% dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính. Thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc điều trị viêm amidan cấp tính thể nhẹ

Viêm amidan ở mức độ nhẹ sẽ có hiện tượng 2 amidan bị phù nề, viêm đỏ, sốt trên 38 độ, nóng rát, khô họng. Hai bài thuốc Đông y được áp dụng cho trường hợp này bao gồm: 

Bài thuốc 1:

  • Bao gồm các dược liệu như 16g huyền sâm, 16g kim ngân hoa, 12g toái cốt tử, 12g á thực, 12g đại liên tử, 5g bạc hà, 5g kinh giới, 6g bạch dược, 8g cam thảo, 6g cát cánh.
  • Các vị thuốc trên đem sắc với 800ml nước.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp.
  • Gạn lấy nước uống, chia thuốc thành 2-3 phần và dùng hết trong ngày.
  • Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi tình trạng viêm amidan được cải thiện.
Điều trị viêm amidan bằng Đông y được nhiều người áp dụng
Điều trị viêm amidan bằng Đông y được nhiều người áp dụng

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị các loại dược liệu bao gồm 16g kim ngân hoa, 16g cây cỏ mực, 16g diếp hoang, 12g sơn đậu căn, 12g sinh địa, 8g bạc hà, 6g ô phiến, 8g ngưu bàng tử, 6g cát cánh.
  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 700ml nước.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun đến khi nước cạn còn 200ml nước thì tắt bếp.
  • Uống thuốc 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Mỗi ngày uống 1 thang và không được để thuốc qua đêm.

Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan cấp thể nặng

Viêm amidan cấp tính ở thể nặng bao gồm các triệu chứng như đau đầu, 2 amidan sưng to, chiếm lấp toàn bộ không gian trong cổ họng. Người bệnh cảm thấy vướng víu, khó nuốt, đau rát họng khi nuốt nước bọt, nói chuyện hoặc ăn uống. Bài thuốc Đông y dùng cho thể bệnh này bao gồm:

Bài thuốc 1: 

  • Các nguyên liệu bao gồm 40g bằng thạch sống, 16g kim ngân hoa, 16g huyền sâm, 12g hủ trường, 12g chi tử, 8g quốc lão, 12g đạm trúc diệp, 8g bạch dược, 4g hoàng liên, 4g bạc hà.
  • Trừ bạc hà, tất cả các nguyên liệu còn lại đều mang đi sắc với 500ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút, sau đó cho bà hà vào và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa.
  • Chắt lấy nước thuốc để uống.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 3 lần dùng vào các buổi sáng, trưa, tối.

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm băng thạch 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g, lộc trường 16g, hoàng liên 12g, địa hoàng 16g, phục xà bì 12g, xạ can 8g.
  • Người bệnh sắc dược liệu với 800ml nước.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp và chia thuốc thành 2-3 phần.
  • Người bệnh cần uống ngay khi nước thuốc vẫn còn ấm.

Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan thể mãn tính

Đối với bệnh viêm amidan mãn tính, lúc này quá trình điều trị bệnh sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn. Hướng điều trị tập trung vào việc loại bỏ các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là những bài thuốc Đông y được áp dụng trong giai đoạn mãn tính của bệnh:

Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như 24g thục chi, 16 đảng sâm, 12g sơn giới, 12g sài hồ, 12g châu ma, 10g đỗ phụ, 10g kim ngân hoa, 10 đương quy, 8g hoàng quyết, 8g quốc lão, 8g liên kiều.
  • Tất cả các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 800ml nước.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã, chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày.
Thuốc Đông y giúp điều trị hiệu quả các bệnh mãn tính, ngăn ngừa viêm amidan tái phát
Thuốc Đông y giúp điều trị hiệu quả các bệnh mãn tính, ngăn ngừa viêm amidan tái phát

Bài thuốc 2:

  • Bài thuốc bao gồm các nguyên liệu như địa hoàng 16g; hoài sơn 12g, trọng đài 12g, cỏ xước 12g; dưa trời 10g; sơn thù 8g, như ý thái 8g, đan bì 8g, phục linh bì 8g, tri mẫu 8g, câu kỷ 8g, rẻ quạt 6g.
  • Cho toàn bộ các dược liệu trên vào nồi đun với 5 bát bước.
  • Hạ nhỏ lửa cho đến cạn còn 2 bát thì tắt bếp.
  • Thuốc thu nước chia đều thành 3 phần và uống vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Khi uống nên hâm thuốc cho nóng và uống ngay còn còn ấm.

Lưu ý: 

  • Trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu không nên áp dụng phương pháp điều trị viêm amidan bằng Đông y. 
  • Không được uống thuốc Đông y theo đơn của người khác. Bởi vì các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng dựa theo tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Không mua thuốc tại những địa chỉ kém uy tín, được quảng cáo tràn lan trên mạng. 
  • Người bệnh cần tìm đến các trung tâm chuyên về Y học cổ truyền để được các thầy thuốc/lương y giỏi trực tiếp thăm khám và bốc thuốc.

Điều trị viêm amidan hiệu quả bằng thuốc Tây y

Chữa viêm amidan bằng thuốc Tây y là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi các loại thuốc Tây y này đều có tác dụng nhanh chóng, giúp kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả, rất phù hợp với những người bận rộn.

Dưới đây là những loại thuốc điều trị viêm amidan phổ biến thường có mặt trong các đơn thuốc của bác sĩ, bao gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn gây ra, bao gồm: Liên cầu tan huyết, liên cầu khuẩn, haemophilus influenzae,… Việc sử dụng thuốc sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại chỗ, ngăn ngừa chúng làm ổ và gây viêm. Một số loại thuốc bao gồm:

Amoxicillin

  • Công dụng: Điều trị viêm amidan, viêm họng, viêm xoang do nhiễm khuẩn. Thuốc có hoạt lực vừa phải, chi phí thấp.
  • Cách dùng: Trẻ > 3 tháng tuổi uống 25mg-45mg/kg/ngày, người lớn uống 250mg-875mg/ngày, trẻ sơ sinh uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh thận, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người mắc chứng Mononucleosis.
  • Tác dụng phụ: Mẩn ngứa, mệt mỏi, mất ngủ, khó thở, rối loạn tiêu hóa.

Penicillin

  • Công dụng: Thuốc điều trị viêm amidan do vi khuẩn và virus gây ra. Penicillin có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp điều trị bệnh nhanh chóng.
  • Cách dùng: Uống theo chỉ định từ bác sĩ, liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Chống chỉ định: Người bị dị ứng với Penicillin hoặc kháng sinh thuộc nhóm beta lactam.
  • Tác dụng phụ: Dị ứng, nôn mửa, tiêu chảy.
Penicillin là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị viêm amidan
Penicillin là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị viêm amidan

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau hạ sốt được dùng khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng như đau họng, sưng họng, sốt trên 38 độ. Nhóm thuốc này được sử dụng khá phổ biến, bao gồm các loại thuốc như:

Paracetamol

  • Công dụng: Thuốc điều trị các triệu chứng như sốt cao, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau họng,… Được dùng để điều trị viêm amidan từ nhẹ đến vừa.
  • Cách dùng: Trẻ > 2 tuổi và người lớn uống mỗi lần 2000mg, mỗi ngày không uống quá 4000mg.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 2 tuổi, người bị thiếu máu, suy gan, suy thận, có vấn đề về tim, phổi.
  • Tác dụng phụ: Phát ban, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, buồn nôn, vàng da, đau dạ dày.

Aspirin

  • Công dụng: Giúp hạ sốt, giảm ho, sưng viêm tại amidan, ngăn chặn biến chứng của bệnh.
  • Cách dùng: Uống theo liều lượng do bác sĩ kê đơn.
  • Chống chỉ định: Người bị dị ứng với thành phần thuốc, bệnh nhân bị hen phế quản, mắc bệnh gan, thận, dạ dày,…
  • Tác dụng phụ: Khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày, đau bụng thượng vị, loét tiêu hóa, chảy máu kéo dài.

Thuốc giảm xung huyết

Thuốc giảm xung huyết được dùng để cải thiện tình trạng xung huyết, phù nề, sưng đau, nóng đỏ tại amidan. Một số loại thuốc được dùng để điều trị viêm amidan bao gồm:

Alphachymotrypsin

  • Công dụng: Giảm viêm, giảm kích thích và sưng tấy tại amidan và vùng hầu họng.
  • Cách sử dụng: Uống mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 viên (4,2mg).
  • Chống chỉ định: Người bị rối loạn đông máu, sắp phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ: Gây rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn.

Statripsine

  • Công dụng: Thuốc ức chế tình trạng viêm nhiễm, phù nề, làm tan đờm, giảm ho hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, liều lượng dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc, người bị giảm alpha-1 antitrypsin.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm tại amidan, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng. Ngoài ra, thuốc còn giúp làm se các ổ viêm, hỗ trợ tái tạo các tế bào mới khỏe mạnh hơn. Các loại thuốc kháng viêm được dùng để chữa viêm amidan bao gồm:

Oropivalone

  • Công dụng: Giúp điều trị tình trạng viêm và nhiễm trùng niêm mạc họng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản.
  • Cách sử dụng: Dùng 4-10 viên/ngày, sử dụng liên tục trong 8-15 ngày.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 6 tuổi, người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Tác dụng phụ: Châm chích da, phù mặt.
Các loại thuốc kháng viêm có tác dụng giảm sưng viêm tại vùng amidan
Các loại thuốc kháng viêm có tác dụng giảm sưng viêm tại vùng amidan

Lysopaine

  • Công dụng: Thuốc điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm khoang miệng và vùng hầu họng như viêm amidan, viêm họng,…
  • Cách sử dụng: Dùng 4-6 viên/ngày.
  • Chống chỉ định: Người bị dị ứng với thuốc, trẻ em < 30 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, bệnh nhân suy gan nặng.
  • Tác dụng phụ: Chán ăn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, khó chịu dạ dày…

Lưu ý: Nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh gặp phải các tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cần thông báo lại ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩ khi điều trị bệnh viêm amidan

Trong quá trình điều trị bệnh viêm amidan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Để đảm bảo quá trình chữa viêm amidan được an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự điều trị tại nhà hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc cụ thể, hãy tuân thủ và sử dụng đúng cách. Tuyệt đối không được thay đổi liều lượng hoặc tự ý ngưng sử dụng vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị kháng thuốc.
  • Đảm bảo uống đủ nước để giữ cơ thể được hydrat hóa. Điều này giúp giảm cảm giác đau và giữ cho niêm mạc họng được ẩm.
  • Sử dụng nước muối để súc miệng, súc họng mỗi ngày 2-3 lần vì điều này sẽ giúp làm sạch niêm mạc và giảm vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Cố gắng ăn uống lành mạnh, sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt để hỗ trợ hệ miễn dịch và bệnh nhanh khỏi.
  • Tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để cơ thể được thư giãn và tự phục hồi.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước đá lạnh, các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sữa bò, bánh kẹo ngọt, thực phẩm chua, lên men… trong thời gian điều trị.
  • Cần kết hợp với việc rèn luyện thể lực, tập luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Trên đây là những thông tin về các cách chữa viêm amidan. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, đồng thời cũng sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Vì vậy bệnh nhân cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?