Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì, Kiêng Rau Gì Để Nhanh Hồi Phục?

Người suy thận nên ăn rau gì để giảm áp lực cho thận giúp thận lấy lại được sức khỏe, cơ thể mau chóng phục hồi? Đây là vấn đề mà rất nhiều người suy thận đang quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có thể tự mình thiết lập được chế độ ăn cho người suy thận một cách hợp lý, chuẩn dinh dưỡng nhất.

Người suy thận nên ăn rau gì?

Mọi người có thể tham khảo một vài thực phẩm dưới đây để trả lời cho câu hỏi “người bị bệnh suy thận nên ăn rau gì?”.

Súp lơ

Súp lơ là gợi ý đầu tiên cho những ai đang thắc mắc “người suy thận nên ăn rau gì?”. Đây là loại rau họ cải, có nhiều chất xơ và dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K và vitamin B folate tốt cho sức khỏe. Loài ray này cũng chứa lượng lớn hợp chất indoles – một nguồn chất xơ rất dồi dào rất tốt cho những người bị suy thận và có tác dụng chống viêm.

Đặc biệt với những bệnh nhân suy thận cấp thực thể, sử dụng súp lơ thường xuyên sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng hoạt tử ống dẫn tại thận.

Theo nghiên cứu, trong 124 gram súp lơ nấu chín sẽ chứa: Natri 19 mg, Kali 176 mg và Phốt pho 40 mg. Hàm lượng trên rất nhỏ nên sẽ không gây ra những hậu quả áp lực cho thận suy.

Súp lơ có chứa lượng lớn hợp chất indoles - nguồn chất xơ rất dồi dào tốt cho thận
Súp lơ có chứa lượng lớn hợp chất indoles – nguồn chất xơ rất dồi dào tốt cho thận

Người suy thận nên ăn Tỏi

Những người bị suy thận cấp và mãn tính cần hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều muối, kể cả nguồn natri tự nhiên trong các loại thực phẩm. Và tỏi chính là sự lựa chọn đáp ứng được tiêu chí này. Không chỉ tốt cho tiêu hóa, loại củ này còn giúp món ăn thơm ngon hơn, kích thích vị giác cho người bệnh rất hiệu quả.

Ngoài ra, trong tỏi có chứa lượng lớn Mangan, Vitamin C, B6 và một số hợp chất của lưu huỳnh nên có khả năng kháng viêm cực tốt. Theo nghiên cứu, với khoảng 9g tỏi ( khoảng 3 tép ) chỉ chứa 1,5mg Natri, 36 mg Kali và 14mg Photpho nên rất tốt cho sức khỏe người suy thận.

Người suy thận nên ăn rau gì? – Bắp cải

Bắp cải là loại rau có chứa lượng vitamin, khoáng chất và những hợp chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Đây được coi là nguồn vitamin C, vitamin B và vitamin K dồi dào bậc nhất trong các loại rau củ. 

Bắp cải chứa lượng Kali thấp giúp cho hoạt động của thận trơn chu hơn
Bắp cải chứa lượng Kali thấp giúp cho hoạt động của thận trơn chu hơn

Hơn nữa, trong bắp cải còn có rất nhiều chất xơ giúp cho hệ thống tiêu hóa của người suy nhược cơ thể được cải thiện bằng cách thúc đẩy các chuyển hóa ở đường ruột thường xuyên hơn.

Lượng kali, phốt pho và natri có trong bắp cải rất thấp (70g có chứa Natri: 13mg, Kali: 119mg, Phốt pho: 18mg) nên không gây hại sức khỏe người suy thận, sỏi thận.

Người suy thận nên ăn rau gì cho tốt? – Ớt chuông

Người suy thận nên ăn rau gì? Chắc chắn là ớt chuông. Với một quả ớt chuông 74g có chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, nhưng lại chỉ chứa 3mg natri, 19mg Photpho và 156mg Kali nên đặc biệt tốt cho thận.

Ngoài ra, ớt chuông thường có màu rực rỡ nên có chứa rất nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa hoạt tử ống thận mạnh mẽ. Lượng vitamin C trong ớt chuông được đánh giá là lớn gấp rưỡi lượng cần thiết cho một người bình thường. Không những thế, loại quả này còn cung cấp một lượng lớn vitamin A rất cần thiết cho hệ miễn dịch những người bị bệnh thận.

Cải lông

Trái ngược với nhiều loại rau màu xanh đậm chứa quá nhiều kali không tốt cho người suy thận thì cải lông lại là một gợi ý tuyệt vời. Trong rau cải lông có chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau với hàm lượng lớn, nhưng hàm lượng kali, phốt pho và natri lại rất thấp (Natri: 6mg, Kali: 74mg, Phốt pho: 10mg trong 20g rau). Chính vì thế, cải lông được sử dụng nhiều cho những người bệnh thận. 

Ngoài ra, trong cải lông chứa nhiều canxi, Mangan, vitamin K,…rất có lợi cho hệ xương. Thành phần Nitrat trong rau cũng giúp giảm tình trạng cao huyết áp, các biến chứng suy thận nguy hiểm về hệ tim mạch.

Người suy thận ăn rau gì? – Củ cải

Chắc chắn nên bổ sung củ cải vào chế độ ăn của người suy thận, bởi loại củ này có rất ít kali và phốt pho, nhưng lại có rất nhiều dưỡng chất cực kỳ quan trọng với người suy thận. 

[pr_middle_post]

Ăn nhiều củ cải giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đục thủy tinh thể và suy thận cấp
Ăn nhiều củ cải giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đục thủy tinh thể và suy thận cấp

Trong củ cải có lượng nhiều vitamin C tự nhiên giúp chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể. Không những thế, vị cay của củ cải còn có thể cải thiện vị giác cho người bệnh sau phẫu thuật chạy thận.

Nấm Shiitake

Đây là một loại thực vật rất tốt cho cơ thể người suy thận bởi khả năng thay thế cho thịt trong bữa ăn của những người suy thận phải hạn chế hấp thu đạm. Trong nấm Shiitake cũng có chứa nhiều vitamin B, đồng, mangan, selen và một lượng đạm dễ phân giải, chất xơ có lợi.

Loại nấm này cũng chứa lượng vi khuẩn thấp hơn nấm portobello và nấm nút trắng. Chính vì thế, đây là lựa chọn không thể tốt hơn cho những ai còn băn khoăn về người suy thận nên ăn rau gì.

Suy thận kiêng ăn rau gì?

Ngoài những thắc mắc về người suy thận nên ăn rau gì thì người bệnh cũng cần chú ý đến một số loại rau đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe như sau:

Người suy thận không nên ăn rau gì? – Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có hàm lượng axit oxalic khá cao. Đây là loại axit có khả năng làm rối loạn khả năng hấp thụ canxi và kẽm, dễ dàng gây ra rối loạn lọc tại cầu thận, sỏi tại thận. Do đó để tránh tình trạng suy thận trầm trọng hơn, mọi người nên đưa rau mồng tơi vào danh sách kiêng ăn của mình.

Ngoài ra, trong rau mồng tơi cũng chứa nhiều purin – loại hợp chất khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric. Việc tăng nồng độ axit uric trong máu quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ sỏi thận càng cao.

Rau chân vịt

Cũng là loại rau cùng họ với cải lông lại có chứa rất nhiều vitamin A, K và có khả năng chống ung thư nhưng rau chân vịt lại là loại rau đặc biệt không nên ăn khi mắc bệnh suy thận. Nguyên nhân là tại sao? 

Rau chân vịt có hàm lượng lớn axit oxalic, purin, Natri, Kali không tốt cho hệ tiêu hóa và thận
Rau chân vịt có hàm lượng lớn axit oxalic, purin, Natri, Kali không tốt cho hệ tiêu hóa và thận

Bởi lẽ, trong loại rau chân vịt có chứa một hàm lượng lớn các chất không tốt cho hệ bài tiết như axit oxalic, purin và một lượng Natri, Kali rất cao. Điều này gây hại cho các chức năng của thận và ảnh hưởng rất xấu đến những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị suy thận. 

Suy thận kiêng ăn rau gì – Rau cần tây

Cần tây được biết đến là một loại thực phẩm khá giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây, trong rau cần tây có một lượng lớn các chất bảo vệ thực vật nên không tốt cho chức năng lọc của thận.

Các chất này khi ăn vào cơ thể sẽ làm rối loạn hormone gây ra các bệnh lý về tuyến giáp làm thận mất đi chức năng điều hòa trong cơ thể. Nếu người bệnh thường xuyên ăn trong thời gian dài chắc chắn tình trạng thận sẽ trầm trọng hơn.

Rau dền

Rau dền cũng là một loại rau mà người suy thận nên kiêng ăn. Bởi lẽ cũng như một số loại rau trên, lượng axit oxalic có trong loại rau này cũng khá cao. Điều này sẽ gây cản trở cho quá trình bài tiết chất thải và nước thừa của thận từ đó có thể gây sỏi thận.

Suy thận không nên ăn rau gì? – Rau cải xoăn

Trong bữa ăn hàng ngày của gia đình chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại rau này. Với những người bình thường, rau cải xoăn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có thận bị suy giảm chức năng thì lượng axit oxalic quá cao trong rau sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, mọi người nên loại bỏ loại rau cải xoăn ra khởi thực đơn hằng ngày của người suy thận.

Rau cải xoăn dễ gặp trong bữa ăn gia đình nhưng không tốt cho người bệnh thận
Rau cải xoăn dễ gặp trong bữa ăn gia đình nhưng không tốt cho người bệnh thận

Thực đơn cho bệnh nhân suy thận

Sau khi biết người suy thận nên ăn rau gì, không nên ăn rau gì thì người bệnh cần phải biết kết hợp chúng lại để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho thận. Dưới đây là cách xây dựng chế độ ăn cho người suy thận mà người bệnh nên nắm rõ:

  • Ăn nhạt: Hạn chế các loại muối, bột nêm, mì chính, lượng muối tối đa nên ăn là 4g/ ngày.
  • Hạn chế chất lỏng: Dựa vào chỉ số lượng nước tiểu thải ra hàng ngày cộng thêm lượng nước mất qua da, hơi thở,  phân để nạp lượng nước tương ứng cho cơ thể.
  • Năng lượng: Vừa đủ: Người lớn khoảng 30 – 35 kcal / kg / ngày, trẻ em từ 70 – 80 kcal / kg / ngày.
  • Protein: Lượng đạm nạp chỉ trong khoảng từ 0,6 – 0,8g / kg / ngày (với người nồng độ ure máu tăng). Đạm thực vật (có trọng  lúa mì, gạo, đậu đỗ,…) nên hạn chế ăn, thay vào đó chọn loại protein có giá trị sinh học cao nhằm hạn chế tình trạng ure máu tăng. Còn với người không bị ure máu tăng cao thì ăn 1g / kg / ngày.
  • Chất béo: Chế độ ăn có thể tăng thêm lượng chất béo so với chế độ ăn hàng ngày để bù đủ năng lượng cho khẩu phần ăn kiêng khem một số chất như trên. Lượng Lipid nên chiếm từ 20 – 25% tổng nguồn năng lượng trong bữa ăn.
  • Chất khoáng và vitamin: Người suy thận nên ăn đủ theo nhu cầu nhưng cần tránh nồng độ kali máu có thể bị tăng do thiểu niệu. Với những người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu Lasix thì cần chú ý tình trạng hạ kali máu khi nồng độ Kali dưới 200mg/ ngày.

Chú ý: Với đối tượng trẻ em, nếu không bị ure máu cao thì ngoài ăn và hạn chế nước, vẫn cần cho trẻ ăn ở chế độ dinh dưỡng như bình thường nhằm tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về chế độ ăn của người suy thận. Chắc hẳn sau bài viết này, mỗi bệnh nhân đều nắm bắt được người suy thận nên ăn rau gì và có thể tự xây dựng những thực đơn tốt cho sức khỏe hằng ngày của mình.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?