Suy Thận Tại Thận Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị

Suy thận hiện nay thuộc top 3 bệnh lý nguy hiểm phổ biến nhất chỉ sau bệnh tim và bệnh ung thư với những hậu quả khó lường, đặc biệt là ở hội chứng suy thận tại thận. Vậy hội chứng này sinh ra từ đâu và đâu là cách chữa trị hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu hội chứng thận suy tại thận với bài viết sau.

Suy thận tại thận là bệnh gì? Biểu hiện của bệnh

Suy thận là hội chứng bệnh lâm sàng có biểu hiện là suy giảm độ lọc cầu thận (kéo dài vài ngày tới vài tuần), gây ứ đọng các sản phẩm đào thải do chuyển hóa nitơ (ure, creatinin). Suy thận được chia làm ba loại là suy thận trước thận, suy thận tại thận và suy thận sau thận. Trong đó, suy thận tại thận cấp chiếm đến 5% các bệnh nhân nhập viện và khoảng 30% các bệnh ở khoa săn sóc đặc biệt. 

Suy thận tại thận chiếm đến 5% bệnh nhân nhập viện
Suy thận tại thận chiếm đến 5% bệnh nhân nhập viện

Suy thận cấp tại thận thường mang các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Phù tiểu ra máu
  • Nước tiểu chứa đạm
  • Tăng huyết áp do suy thận
  • Thiếu máu hoặc nhiễm độc tố tại thận gây hoại tử ống thận cấp 
  • Sốt
  • Đau khớp
  • Phát ban kèm ngứa nổi mẩn sau dùng thuốc
  • Tiền căn là các di chứng nhiễm trùng da, viêm họng,…

Nguyên nhân suy thận cấp tại thận

Thận suy giảm chức năng cấp tại thận là bệnh lý rất dễ gặp, thường xảy ra bởi 3 nguyên nhân chính là viêm/ hoại tử ống thận, viêm thận kẽ và cầu thận mắc bệnh.

Viêm/ hoại tử ống thận: Nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận cấp

Hầu hết nguyên nhân suy thận cấp nói chung và suy thận cấp tại thận nói riêng có tổn thương chủ mô thận là viêm/ hoại tử ống thận cấp. Hoại tử ống thận cấp thường hình thành khi cơ thể người bệnh gặp một trong số các tình trạng:

  • Thiếu máu: do tình trạng suy thận trước thận bị nặng và kéo dài
  • Do dùng thuốc kích ứng thận như: các loại thuốc kháng sinh (aminoglycosid, cephalosporin, amphotericin B,…), thuốc cản quang có iod, hóa chất điều trị (cisplatin), thuốc chứa các kim loại nặng
  • Do suy thận cấp thứ phát sau khi nhiễm khuẩn nặng, điều trị muộn: gây giảm dòng máu tới thận làm tổn thương thận, thiếu máu tới thận, gây mất khả năng tự điều hoà mạch thận và co mạch tại thận
  • Tắc ống thận do sản phẩm phân huỷ từ tế bào sinh ra các chất có hại: như hemoglobin và myoglobin niệu (tan máu, tiêu cơ vân, tổn thương cơ do nhiệt), myeloma, các tinh thể muối oxalat, urat,…
  • Di chứng mang thai như: sản giật, chảy máu tử cung,…

Viêm thận kẽ

Viêm thận kẽ làm thận suy tại thận khi:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus hoặc pneumococcus hoặc do virus (EBV, CMV, HIV), hoặc nấm Mycoplasma
  • Thâm nhiễm do lymphoma, sarcoidosis
  • Do dùng các loại thuốc kháng sinh như: penicillin, vancomycin, rifampicin, cephalosporin, quinolon, ethambutol, acyclovir,…
  • Do dùng thuốc lợi tiểu chứa thiazide, furosemide
  • Hoặc tác dụng phụ tới thận khi dùng thuốc khác: thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, allopurinol
Cầu thận bị viêm rất dễ gây suy thận
Cầu thận bị viêm rất dễ gây suy thận

Nguyên nhân do cầu thận bị bệnh

Cầu thận bị bệnh gây suy thận cấp tại thận thường do bệnh mạch máu và màng đáy cầu thận gây ra.

  • Bệnh kháng thể kháng lại màng đáy cầu thận do hội chứng Goodpasture
  • Do các bệnh lý về mạch máu như: viêm mạch, viêm mạch Wegener, tăng huyết áp ác tính,…
  • Do dùng thuốc cầu thận chứa cyclosporin, amphotericin B, cisplatin
  • Do hội chứng tan máu tăng ure trong máu (HUS), hội chứng tan máu gây giảm tiểu cầu (TTP)

Nhìn chung nguyên nhân suy thận tại thận rất phức tạp và sâu rộng. Bởi vậy người bệnh cần hết sức chú ý để tìm kiếm các phương pháp điều trị, điều dưỡng sức khỏe phù hợp.

Cách điều trị suy thận tại thận

Thông thường, việc điều trị suy thận được tiến hành theo hai hướng là điều trị bảo tồn (chế độ dinh dưỡng chuẩn kết hợp dùng thuốc) và điều trị thay thế (phương pháp lọc máu ngoài thận, ghép thận).

Chế độ dinh dưỡng chuẩn kết hợp dùng thuốc

Huyết áp, cân nặng, cholesterol, hàm lượng đường trong máu thuộc nhóm các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của người bệnh suy thận. Thông thường, người bệnh suy thận tại thận được khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng:

  • Chất tinh bột đường: từ 300g – 450g
  • Đạm: từ 20 – 27g
  • Khoáng và các loại vitamin như người bình thường
  • Tổng số Calo năng lượng: 1.600- 2.000 Calo
  • Bữa ăn không chứa thực phẩm giàu natri, thực phẩm giàu đạm, kali, photpho và chất béo

Đây là thực đơn chuẩn, giúp bệnh nhân thận suy tại thận kiểm soát được 4 yếu tố trên để giúp việc chữa trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng tốt nhất. 

Kết hợp với chế độ ăn chuẩn dinh dưỡng, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị kết hợp sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh như thuốc để giảm mức cholesterol, thuốc hạ thấp huyết áp, thuốc chuyển đổi angiotensin – enzyme (ACE ) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc bổ máu,…

[pr_middle_post]

Thực đơn chuẩn kết hợp sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh suy thận trước thận nhanh chóng hồi phục
Thực đơn chuẩn kết hợp sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh suy thận trước thận nhanh chóng hồi phục

Phương pháp lọc máu ngoài thận

Suy thận tại thận là bệnh phải được theo dõi và thăm khám thường xuyên nhất là với những bệnh nhân điều trị ở giai đoạn muộn. Và lọc máu ngoài thận là biện pháp được chỉ định nhiều nhất với 2 dạng chính là lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo.

  • Lọc màng bụng: sử dụng màng bụng của chính bệnh nhân thay thế cho chức năng thận đã suy yếu để loại trừ các chất cặn bã, kiểm soát lượng nước và điều hòa các chất điện giải trong cơ thể. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông tạm thời qua thành bụng người bệnh tới gần túi cùng Douglas và đưa dịch lọc vào khoang màng bụng mỗi lần 2 lít. Sau 2 giờ dịch lọc sẽ được thay mới và loại bỏ chất thải. Thực hiện liên tục đến khi người bệnh ổn định điện giải, nội môi, chức năng thận phục hồi.
  • Chạy thận nhân tạo: là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể người bệnh. Máu của bệnh nhân được dẫn ra ngoài bằng các ống dẫn của máy lọc thận, sau khi lọc sạch các chất cặn, các chất độc, nước thừa thì máu được trả về cơ thể. Bệnh nhân chạy thận thường lọc máu mỗi tuần 3 lần, thời gian lọc mỗi lần kéo dài khoảng 4 – 5 giờ tùy từng tình trạng bệnh.

Ghép thận

Đối với bệnh nhân suy thận tại thận chuyển biến nặng mà sử dụng phương pháp lọc máu ngoài không hiệu quả thì ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. 

Người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật ghép thận khi tìm được thận thay thế thích hợp với cơ thể, nhóm máu. Thận mới sẽ hoạt động thay thế thận cũ mất đã mất chức năng, song người bệnh vẫn phải sử dụng thuốc để thận mới hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí rất cao, việc tìm kiếm nguồn thận thích hợp rất khó khăn. Đồng thời, người bệnh cũng phải đối mặt với nguy cơ đào thải thận ghép sau phẫu thuật.

Suy thận tại thận không phải quá khó để điều trị, song người bệnh cần theo dõi sức khỏe và phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh để càng lâu sẽ càng khó điều trị, vì vậy, tất cả mọi người hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt để tránh các nguy cơ mắc bệnh.

4.8/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?