Suy Thận Cấp Chức Năng Và Thực Thể Có Gì Khác Biệt? Hướng Điều Trị

Suy thận cấp là căn bệnh có nhiều triệu chứng nguy hiểm xong rất dễ gây nhầm lẫn. Đặc biệt là hai thể suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực thế có nhiều biểu hiện khó phân biệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn về suy thận cấp chức năng và thực thể.

Suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực thể là gì?

Suy thận cấp là tình trạng giảm đột ngột mức lọc cầu thận rất nhanh chóng, và thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nước, chất điện giải, cân bằng kiềm toan và gây tích tụ chất thải chuyển hóa trong cơ thể. Tình trạng này chỉ được phát hiện trên lâm sàng khi có dấu hiệu gia tăng nồng độ chất  ure, creatinin hoặc có biểu hiện thiểu niệu hay vô niệu.

Suy thận cấp thực thể và suy thận cấp chức năng đều làm suy giảm chức năng thận
Suy thận cấp thực thể và suy thận cấp chức năng đều làm suy giảm chức năng thận

Suy thận cấp thực thể và suy thận cấp chức năng chính là hai thể chính của suy thận cấp. Trong đó:

  • Suy thận cấp thực thể là dạng suy thận cấp mà ống thận đã bị hoại tử. 
  • Suy thận cấp chức năng là biểu hiện ống thận còn nguyên vẹn cả cấu trúc và chức năng. Nhưng do các nhân tố trước thận như sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp làm giảm mức lọc cầu thận, nên làm gia tăng lượng nitơ phi protein trong máu gây suy giảm chức năng thận. 

Để chẩn đoán phân biệt được hai thể này của suy thận cấp, các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số thành phần các chất trong máu của người bệnh. Chỉ khi xác định rõ hai thể bệnh thì mới giúp tiên lượng được kết quả điều trị.

Các chỉ số của người suy thận cấp chức năng và thực thể

Tại mỗi thể của bệnh suy thận, các chỉ số trong máu, nước tiểu của mỗi người sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện đều thuộc các định mức như sau:

Chỉ số suy thận cấp thực thể

  • Tốc độ tăng creatinin trong máu: 0,3 – 0,5 mg/ dl/ ngày                     
  • Tỉ số Ure/creatinin trong máu: 20 – 30/ 1                                
  • Độ thẩm thấu nước tiểu ( mOsm/ kg): < 450                                                                 
  • Tỷ trọng nước tiểu: < 1,010                                                              
  • Na niệu (mmol/l):  > 40                                                                 
  • Tỉ số creatinin niệu/máu: < 20                                                                  
  • FENa (%): > 2                                                                    
  • Cặn nước tiểu: Trụ hạt màu nâu bẩn, tế bào biểu mô hoặc kết hợp     

Chỉ số suy thận cấp chức năng 

  • Tốc độ tăng creatinin máu: Thay đổi và dao động
  • Tỉ số Ure/creatinin máu: > 40/ 1
  • Độ thẩm thấu nước tiểu ( mOsm/ kg): > 500         
  • Tỷ trọng nước tiểu: > 1,020
  • Na niệu (mmol/l): < 20
  • Tỉ số creatinin niệu/máu: > 40
  • FENa (%): < 1
  • Cặn nước tiểu: Bình thường hoặc trụ tế bào biểu mô hoặc trụ hyalin

Ý nghĩa của các chỉ số của suy thận cấp chức năng và thực thể

Tốc độ tăng creatinin máu: 

  • Với suy thận cấp dạng thực thể thì tốc độ tăng 0,3 – 0,5mg/ dl/ ngày, tốc độ tăng creatinin càng nhanh thì tiên lượng càng hại. 
  • Với suy thận cấp chức năng thì tăng creatinin máu thường xuyên thay đổi và dao động trong ngày lúc cao lúc thấp vì phụ thuộc vào các yếu tố ngoài thận không kiểm soát.
Hình ảnh hiển vi khi ống thận hoại tử ở suy thận cấp thực thể
Hình ảnh hiển vi khi ống thận hoại tử ở suy thận cấp thực thể

Tỉ số ure/ creatinin máu: 

  • Với người suy thận cấp thực thể thì tỉ lệ này là 20 – 30/ 1 (nếu tính BUN/ creatinin trong máu thì là tỉ lệ 10 – 15/ 1). 
  • Với người bệnh mắc suy thận chức năng thì ure tăng nhiều hơn creatinin làm tỉ lệ này trên mức 40/ 1.

Độ thẩm thấu nước tiểu: 

  • Ở suy thận cấp thực thể thì khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận bị giảm sút nghiêm trọng nên độ thẩm thấu thường chỉ ở mức 350 mOsm/ kg hoặc tối đa là 450 mOsm/ kg. 
  • Ở suy thận cấp chức năng thì khả năng cô đặc của thận vẫn ở mức tốt nên độ thẩm thấu nước tiểu vẫn đạt trên 500 mOsm/ kg.

Tỷ trọng nước tiểu: (dùng khi không đo được độ thẩm thấu nước tiểu): ý nghĩa và thay đổi của tỷ trọng nước tiểu tương tự như độ thẩm thấu nước tiểu.

Na niệu: là nồng độ Natri trong nước tiểu. 

  • Nếu ở cấp thực thể thì ống thận không tái hấp thu được Na, gây mất Na trong cơ thể, làm cho nồng độ Na trong nước tiểu cao hơn 40. 
  • Nếu ở cấp chức năng thì khả năng tái hấp thu Na của ống thận vẫn đạt mức bình thường, nên nồng độ Na niệu dưới 20.

Tỉ số creatinin niệu/máu: 

  • Suy thận ở cấp thực thể đào thải creatinin kém làm cho creatinin trong máu tăng trong khi creatinin trong niệu giảm dẫn tới tỉ số < 20. 
  • Suy thận cấp chức năng, creatinin vẫn được đào thải bình thường nên tỉ số > 40.

FENa(%)- phân số thải Na+ (Fraction Ejection Na): được tính bằng cách chia hệ số thanh thải Na+ cho hệ số thanh thải creatinin, nhân 10 ((Na niệu × creatinin máu ) / (creatinin niệu × Na máu) x100). 

  • Ở suy thận cấp thực thể ống thận mất khả năng tái hấp thu Na+, để mất Na+ qua nước tiểu nên FENa > 2%. 
  • Ở suy thận cấp chức năng, khả năng tái hấp thu Na+ của ống thận vẫn tốt làm lượng Na+ thải qua nước tiểu thấp nên FENa vẫn ở mức bình thường < 1.

[pr_middle_post]

Nồng độ creatinin có ý nghĩa quyết định đến các chỉ số của người suy thận
Nồng độ creatinin có ý nghĩa quyết định đến các chỉ số của người suy thận

Cặn nước tiểu: Nếu trong nước tiểu xuất hiện trụ hạt màu nâu bẩn, tế bào biểu mô ống thận (biểu hiện của hoại tử ống thận) thì đây là suy thận cấp thực thể. Còn ở suy thận cấp chức năng thì ống thận vẫn tốt nên cặn nước tiểu bình thường hoặc có thể có trụ hyalin.

Với các thông số trên, nếu người bệnh xác định được càng nhiều thông số thì độ chính xác của trong chẩn đoán của bác sĩ càng cao.

Suy thận thực thể – chức năng xử lý như thế nào? 

Tương ứng với mỗi thể suy thận cũng như thể lực của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các cách xử lý bệnh cụ thể. 

Điều trị suy thận cấp chức năng

Để cải thiện chức năng thận, người bệnh sẽ được tiến hành:

  • Giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch: tiến hành cầm máu, truyền bù thể tích tuần hoàn (máu, hồng cầu, huyết tương, các chế phẩm máu). Với các trường hợp mất dịch như nôn, ỉa chảy, say nắng thì tiến hành bù dịch đẳng trương truyền và uống. 
  • Nếu nguyên nhân giảm huyết áp do ức chế men chuyển do dùng thuốc như thuốc ức chế COX II, thuốc kháng viêm NSAIDs hoặc kích ứng thận thì ngừng dùng thuốc và điều trị các bệnh chính
  • Loại bỏ các chất độc với thận và thuốc có kali, các thuốc gây giảm lưu lượng máu tới thận và tránh dùng thuốc cản quang.

Cải thiện suy thận cấp thực thể

Kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách kiểm soát cân bằng nước và đảm bảo huyết động: 

  • Theo dõi thể tích lòng mạch, áp lực tĩnh mạch trung tâm, tĩnh mạch cổ nổi, dấu hiệu phù niêm mạc, kết mạc, phù tổ chức kẽ, cân nặng hàng ngày, dịch vào – ra. 
  • Truyền dịch có khả năng giữ lại trong lòng mạch (truyền muối tinh thể hay dung dịch albumin hoặc dung dịch keo)
  • Với người có huyết áp không lên khi áp lực tĩnh mạch trung tâm trên 8 – 12 mmHg, được chỉ định thuốc vận mạch, norepinephrine truyền tĩnh mạch liên tục.

Sau thời gian xử lý tình trạng bệnh lý, nếu bệnh không có chuyển biến tốt, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị suy thận cấp bằng chạy thận nhân tạo, lọc màng thận hoặc ghép thận.

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hội chứng nặng nhưng có thể điều trị. Điều cần làm sớm nhất của người bệnh là thường xuyên theo dõi sức khỏe, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị tốt quả nhất.

4.7/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?