Các loại thuốc kháng sinh trị viêm xoang hiệu quả, phổ biến hiện nay

Thuốc kháng sinh trị viêm xoang được sử dụng trong các trường hợp viêm nặng hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như sốc phản vệ, tê liệt, loãng xương, kháng thuốc… Để nắm rõ thông tin và cách sử dụng an toàn các thuốc kháng sinh trị viêm xoang, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

Bị viêm xoang có nên uống kháng sinh không?

Viêm xoang là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến sau cảm cúm. Bệnh thường là hậu quả của sự tắc nghẽn lỗ thông xoang do lớp niêm mạc lót trong các hốc xoang bị viêm nhiễm, phù nề, cùng với quá trình tăng tiết dịch nhầy và nước. Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây biến chứng nặng hơn. Triệu chứng viêm xoang thường bắt đầu với các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, đau đầu trước trán và vùng gốc mũi….

Viêm xoang bao gồm 2 dạng chính: viêm xoang cấp tínhviêm xoang mãn tính. Trong đó viêm xoang cấp tính thường diễn ra từ 4 – 12 tuần (bao gồm cả viêm bán cấp). Viêm xoang mãn tính thường kéo dài trên 12 tuần, thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm. 

Bị kháng sinh có nên uống kháng sinh không? Uống loại nào?
Bị kháng sinh có nên uống kháng sinh không? Uống loại nào?

Nguyên nhân chính gây viêm xoang có thể là virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 2% các trường hợp xoang cấp tính là do vi khuẩn gây ra và phải cần dùng đến kháng sinh trong điều trị. Điều đó có nghĩa là kháng sinh sẽ không có lợi ích điều trị với phần lớn các trường hợp viêm xoang còn lại. Vì vậy, không phải trường hợp viêm xoang nào cũng cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh trị viêm xoang chỉ nên sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, viêm nặng hoặc đe dọa biến chứng nguy hiểm. 

Vậy làm thế nào để xác định viêm xoang do virus hay vi khuẩn? 

Theo TTƯT.BSCKII Lê Phương (PGĐ Chuyên môn Nhất Nam y viện): Hầu hết các trường hợp viêm xoang đều do virus. Tình trạng viêm nhiễm virus đường hô hấp này thường kéo dài hơn 10 ngày với các triệu chứng sốt cao đột ngột, chảy nước mũi, nghẹt mũi…. Chỉ một số ít trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn tiên phát. Các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), Streptococcus nhóm A (GAS – liên cầu tan huyết beta nhóm A) Streptococcus species, Moraxella catarrhalis và anaerobic bacteria (vi khuẩn yếm khí).

Nuôi cấy bệnh phẩm là dịch mủ xoang là cách chính xác nhất để chẩn đoán xác định viêm xoang do vi khuẩn, đồng thời định danh vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ thường rất ít khi sử dụng phương án này mất nhiều thời gian nuôi cấy, làm lỡ “giai đoạn vàng” để điều trị bệnh.

Viêm xoang do vi khuẩn thường được bác sĩ xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bao gồm:

  • Triệu chứng dai dẳng > 10 ngày
  • Sốt cao > 39 độ C, mũi chảy mủ và đau vùng mặt kéo dài ít nhất 3 ngày liên tiếp
  • Giảm hoặc mất khứu giác, ù tai nặng, mệt mỏi
  • Các triệu chứng giảm dần trong 5 ngày rồi lại tăng lại với mức độ nặng gấp nhiều lần trước đó

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoang

Mặc dù chỉ có khoảng 2% các trường hợp viêm xoang cấp khởi phát do vi khuẩn, tuy nhiên theo thống kê của Hội Hô hấp TP Hồ Chí Minh, hầu hết bệnh nhân đều được kê đơn kháng sinh. Bởi trong một số trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nặng, kháng sinh còn được sử dụng với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn.

Chuyên gia cảnh báo

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ nặng của bệnh trước khi lựa chọn kháng sinh trị viêm xoang
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ nặng của bệnh trước khi lựa chọn kháng sinh trị viêm xoang

Nguyên tắc khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinh như sau:

1. Ưu tiên cân nhắc sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm xoang hàm.

2. Lựa chọn thuốc kháng sinh trị viêm xoang phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và cân nhắc tiền sử sử dụng thuốc kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần đây của bệnh nhân.

3. Với thể trung bình và không sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian gần đây, nên sử dụng kháng sinh β-Lactam như amoxicillin/clavulanate hoặc cefpodoxime, cefuroxim hoặc cefdinir.

4. Với những người bệnh viêm xoang đã sử dụng thuốc kháng sinh gần đây hoặc bệnh chưa ở mức nguy hiểm, việc lựa chọn kháng sinh ưu tiên thuốc quinolon đường hô hấp, amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone hoặc kết hợp với kháng sinh phổ rộng đối với người lớn và amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone đối với trẻ em.

5. Thời gian dùng kháng sinh trung bình từ 5 – 7 ngày. Cụ thể:

  • Amoxicillin 500 mg, uống 3 lần/ngày
  • Amoxicillin/clavulanate, 500 mg/125 mg, uống 3 lần/ngày
  • Amoxicillin/clavulanate, 875 mg/125 mg, 2 lần/ngày
  • Doxycycline, 100 mg 2 lần/ngày hoặc 200mg 1 lần/ngày
  • Levofloxacin 500-750 mg 1 lần/ngày
  • Moxifloxacin 400 mg 1 lần/ngày

6. Đối với thể viêm xoang nặng, viêm xoang có biến chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày.

7. Trong trường hợp phác đồ điều trị kháng sinh ban đầu thất bại, cần đánh giá, thay đổi phương pháp hoặc cân nhắc thực hiện CT Scanner, nội soi mũi và nuôi cấy vi khuẩn.

VIÊM XOANG CHỮA THẾ NÀO CHO ĐÚNG? – LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NGAY

cta

Bị viêm xoang uống kháng sinh gì? 7 nhóm thuốc phổ biến

Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn và mức độ trầm trọng của bệnh lý, các bác sĩ thường ưu tiên lựa chọn 1 số thuốc kháng sinh trị viêm xoang sau:

1/ Các kháng sinh nhóm Penicillin

Là nhóm kháng sinh tiêu biểu, được ưu tiên sử dụng hàng đầu trong điều trị viêm xoang. Cơ chế tác dụng của nhóm này là tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này rất dễ gây dị ứng.

Các kháng sinh nhóm Penicillin được sử dụng trong điều trị viêm xoang gồm:

Penicillin G

Penicillin G nhạy cảm với hầu hết các cầu khuẩn gram (+), liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu và các trực khuẩn ái khí và yếm khí gram (+).

Penicillin G rất ít độc, nhưng so với thuốc kháng sinh khác, tỷ lệ gây dị ứng của thuốc khá cao (1 – 10%), từ phản ứng rất nhẹ đến tử vong do sốc phản vệ. Bên cạnh đó, loại kháng sinh này dễ bị phân hủy bởi dịch vị đường tiêu hóa nên không uống được.

Liều lượng:

  • Người lớn: 1 triệu đến 50 triệu UI/ 24h chia 4 lần, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch (pH dịch truyền 6- 7). 
  • Trẻ em trung bình cho 100.000 UI/ kg/ 24h.

Amoxicillin (+ Acid clavulanic/clavulanate)

Là kháng sinh nhóm Penicillin bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với hầu hết các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trong đó có vi khuẩn gây bệnh viêm xoang. Loại kháng sinh này không bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày nên thường dùng đường uống. Tỷ lệ hấp thu thuốc qua đường uống lên tới 90%. Tuy nhiên, Amoxicillin lại dễ bị phá hủy bởi men beta – lactamase. 

Liều lượng:

  • Người lớn: 2- 4g/ ngày. 
  • Trẻ em 50 mg/ kg/ ngày. 
  • Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.

Amoxicillin được xem là loại kháng sinh khá an toàn, ít tác dụng phụ nguy hiểm. Các tác dụng phụ thường gặp của Amoxicillin là phát ban, chóng mặt, mất ngủ…

Các chế phẩm chứa Amoxicillin kết hợp với Acid clavulanic/clavulanate được ưu tiên trong điều trị
Các chế phẩm chứa Amoxicillin kết hợp với Acid clavulanic/clavulanate được ưu tiên trong điều trị

Hiện nay, để nâng cao hiệu quả của Amoxicillin trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, các bác sĩ thường kê dạng kết hợp với Acid clavulanic/clavulanate. Acid clavulanic có tác dụng ức chế men beta – lactamase do các chủng khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn sản sinh ra.

Liều dùng thông thường của dạng kết hợp chứa 500 mg Amoxicillin và 125mg Acid clavulanic là: 

  • Người lớn và trẻ em > 40 kg: Dùng 1 viên/lần, lặp lại sau mỗi 8 giờ, uống ngày 3 lần.
  • Trẻ em < 40kg: Dùng 20mg/kg/ngày, chia 3 lần.

2/ Kháng sinh nhóm Cephalosporin

Trong điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường lựa chọn các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 2, 3, 4. Nhóm kháng sinh thế hệ 1như cefalotin và cefazolin ít được sử dụng trong điều trị do ít có tác dụng chống vi khuẩn Gram âm và hầu như đã bị kháng thuốc. 

Các Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn và hoạt động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp tế bào vi khuẩn, tương tự như Penicillin. Trong đó, các kháng sinh thế hệ 4 còn có độ bền vững cao đối với sự thủy phân bởi các beta – lactamase.

Các kháng sinh nhóm Cephalosporin được sử dụng trong điều trị viêm xoang là:

  • Thế hệ 2: Cefoxitin, Cefaclor, Cefuroxim…
  • Thế hệ 3: Cefotaxime, Cefpodoxime, Cefdinir, Ceftriaxone, Ceftazidime…
  • Thế hệ 4: Cefixim và Cefpirome

Nhóm kháng sinh này thường không được sử dụng khi viêm xoang do các vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus pneumonia kháng penicillin, Staphylococcus epidermidis kháng methicillin, Staphylococcus aureus kháng methicillin, Staphylococcus coagulase âm tính,…

Một số tác dụng không mong muốn thường gặp: Sốt, phát ban, nổi mề đay, co thắt phế quản do phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ái toan…

Kháng sinh Cephalosporin được sử dụng trong các trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn
Kháng sinh Cephalosporin được sử dụng trong các trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn

3/ Kháng sinh nhóm Macrolid

Erythromycin và Azithromycin là hai loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn xoang. Đặc điểm của các kháng sinh này phân bố tốt trong xương và dịch đường hô hấp. Vì vậy chúng thường được sử dụng thay thế trong các trường hợp bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm Beta Lactam (gồm các penicillin và các cephalosporin) khi nhiễm tụ cầu, phế cầu và liên cầu.

Cơ chế tác dụng của các Macrolid là ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn gây bệnh, từ đó kìm hãm sự nhân lên và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Macrolid chủ yếu nhạy cảm với một số chủng vi khuẩn Gram(+), một số vi khuẩn không điển hình (Clostridium Perfringens, Corynebacterium Diphtheriae, Listeria Monocytogenes) và các vi khuẩn nội bào như Mycobacteria…

Thuốc chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như H. influenzae và N. meningitidis.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc kháng sinh này là gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối (trường hợp tiêm tĩnh mạch). Đặc biệt, nhóm thuốc kháng sinh này bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Những tác dụng phụ khác như gây dị ứng da (ban đỏ, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn….

Erythromycin

Là thuốc đầu tiên trong nhóm macrolid có thời gian bán thải ngắn nên phải uống nhiều lần trong ngày. Thuốc dung nạp tốt đường uống, có thể dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và bệnh nhân AIDS để điều trị nhiễm khuẩn xoang và các nhiễm khuẩn cơ hội khác. 

Erythromycin được sử dụng để thay thế trong các trường hợp bệnh nhân dị ứng Penicillin
Erythromycin được sử dụng để thay thế trong các trường hợp bệnh nhân dị ứng Penicillin

Liều dùng:

  • Người lớn: 1 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 4 lần, khi nhiễm khuẩn nặng. Có thể tăng đến 4g/ngày, chia nhiều lần.
  • Trẻ em: 30 – 50 mg/kg/ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều lên gấp đôi. Trẻ em từ 2 – 8 tuổi dùng liều 1g/ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi dùng 500 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Với các trường hợp người bệnh không có khả năng uống, hoặc bệnh nặng, có thể tiêm tĩnh mạch với liều lượng tương đương với liều dùng đường uống.

Azithromycin

Azithromycin có phổ diệt khuẩn rất rộng, thời gian bán thải dài (hơn 70 giờ) nên chỉ cần dùng một lần trong ngày.

Loại kháng sinh này nhạy cảm với hầu hết các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng đường hô hấp trên như Staphylococcus aureus, Streptococcus, Pneumococcus và các vi khuẩn gram âm như Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium, Chlamydia pneumonia,…

Liều dùng:

  • Người lớn: Liều tấn công 500mg/lần, sau đó duy trì với liều 250mg/ngày trong 4 ngày.
  • Trẻ em: Tấn công với liều 10mg/kg và duy trì 5mg/kg/ngày trong 4 ngày tiếp theo.

Spiramycin

Ngoài Erythromycin và Azithromycin được sử dụng phổ biến thì Spiramycin đôi khi cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, nhiễm khuẩn răng hàm mặt, nhiễm trùng hô hấp, da và bộ phận sinh dục. 

4/ Co-Trimoxazol (Biseptol)

Là chế phẩm phối hợp giữa Trimethoprim + Sulfamethoxazol được phối hợp theo tỷ lệ tối ưu 1:5. Khi vào cơ thể, Sulfamethoxazol ức chế sự hình thành và chuyển hóa axit folic, từ đó gây ức chế quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn. Trong khi trimethoprim lại ức chế tổng hợp enzyme dihydrofolate reductase (DHFR)của khuẩn gây bệnh, ngăn chặn hiệu quả sự tổng hợp các tiền chất nucleotide, ức chế DNA, RNA và tổng hợp protein của vi khuẩn. Vì có sự phối hợp 2 loại dược chất này tạo nên tác dụng hiệp đồng, tăng cường làm tăng hiệu quả diệt khuẩn và làm giảm tình trạng kháng thuốc.

Ngoài tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Các Cotrimoxazol còn được sử dụng hiệu quả trong điều trị viêm xoang nặng
Ngoài tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, Các Cotrimoxazol còn được sử dụng hiệu quả trong điều trị viêm xoang nặng

Cotrimoxazol thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn trong các trường hợp:

  • Nguy cơ kháng thuốc cao hoặc đã kháng một trong hai loại kháng sinh này.
  • Biến chứng viêm tai giữa do streptococcus pneumoniae (phế cầu) and H. influenzae.
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: sốt, nôn, buồn nôn, viêm lưỡi, tiêu chảy…

Liều dùng: Thường dùng 48 mg/kg/ngày, chia 2 lần.

ĐỌC NGAY: Cụ già 70 tuổi chữa khỏi căn bệnh viêm xoang 30 năm với bài thuốc thảo dược QUÝ

6/ Kháng sinh nhóm Tetracyclin

Thường dùng là Doxycyclin. 

Loại kháng sinh này thường chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn xoang nặng hoặc vi khuẩn kháng thuốc ở người lớn. Trẻ em thường không được khuyến cáo sử dụng kháng sinh nhóm Tetracyclin vì có nguy cơ cao gây giảm sản xuất men răng, gây biến màu răng vĩnh viễn, giảm tốc độ phát triển chiều dài của xương.

7/ Kháng sinh nhóm Quinolon

Thường dùng các Fluoroquinolon mới như levofloxacin, trovafloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin. 

Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng, được sử dụng hiệu quả trong điều trị các nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, hô hấp, trong đó có viêm xoang. Nhóm thuốc này có phổ kháng mở rộng trên gram (+), nhất là các nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ở các fluoroquinolon cũng thấp hơn.

Thuốc có sinh khả dụng đường uống cao (lên tới 95%), thời gian bán thải dài (4 – 12 giờ), thải trừ chủ yếu qua thận nên cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận.

Tuy nhiên, các Quinolon có thể gây ra những những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, không hồi phục như như đứt gân Achille. Các tác dụng phụ ban đầu có thể gồm đau gân, đau cơ bất thường, yếu cơ, cảm giác tê rần như kiến bò hoặc cảm giác đau nhói như kim châm, tê hoặc liệt tay, chân, lú lẫn và ảo giác. Ngoài ra thuốc còn gây một số tác dụng phụ lên chuyển hóa, rối loạn đường huyết, rối loạn thị lực, phản ứng tan máu…

Không sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon cho trẻ em và phụ nữ có thai
Không sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon cho trẻ em và phụ nữ có thai

Do những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng các fluoroquinolon trên các bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn không có lựa chọn điều trị khác. Đặc biệt, không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có mang hoặc đang nuôi con bú.

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm xoang

Mặc dù kháng sinh là ưu tiên hàng đầu trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nhưng cần lưu ý rằng, sử dụng sai loại và sai cách kháng sinh sẽ làm tăng các tác dụng phụ, nguy cơ nhiễm khuẩn ngược và tỷ lệ kháng kháng sinh ở bệnh nhân và cộng đồng.

Do vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm xoang, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có yêu cầu và chỉ định từ bác sĩ 
  • Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị về liều lượng, thời gian khi sử dụng kháng sinh hoặc bất kỳ các loại thuốc khác. Không tự ý tăng liều, giảm liều, đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột trong thời gian điều trị.
  • Mục đích của kháng sinh là tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, nhằm cải thiện các triệu chứng do nhiễm trùng gây nên. Để điều trị triệt để và toàn viêm xoang, người bệnh cần kết hợp thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác sao cho phù hợp.
  • Không sử dụng lại đơn thuốc kháng sinh cũ nếu bệnh viêm xoang tái phát. Không sử dụng đơn thuốc kháng sinh của người bệnh khác dù cũng bệnh, cũng triệu chứng vì cơ địa và tình trạng kháng thuốc của mỗi người là khác nhau.
  • Tham vấn hoặc thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu gặp tác dụng phụ hoặc các bất thường khác trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang.
  • Trong trường hợp dị ứng kháng sinh (chủ yếu ở bệnh nhân sử dụng nhóm Penicilin), người bệnh cần ngừng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh để dẫn tới sốc phản vệ.
  • Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt đồng thời cả các lợi khuẩn đường tiêu hóa. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh nên tham vấn bác sĩ về các biện pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột như sử dụng men vi sinh hoặc các thực phẩm giàu lợi khuẩn….
  • Kháng sinh có thể tương tác hiệp đồng, tăng tác dụng hoặc tương tác đối lập, giảm tác dụng với một số loại thuốc hoặc thực phẩm khác. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng và những thực phẩm cần tránh trong thời gian điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh.
  • Sau 1 liệu trình sử dụng kháng sinh, người bệnh nên đi khám để các bác sĩ đánh giá lại hiệu quả điều trị và điều chỉnh thuốc nếu cần.
Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ

Mặc dù được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị viêm xoang nhưng kháng sinh vẫn được coi là “con dao 2 lưỡi”. Đây cũng không được coi là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất trong điều trị viêm xoang. Theo bác sĩ CKII Lê Phương – PGĐ Chuyên môn Nhất Nam y viện: “Sở dĩ kháng sinh thường thất bại trong điều trị viêm xoang là do rất ít trường hợp viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Nhìn chung phần lớn các trường hợp mắc viêm xoang đều là do virus hoặc người bệnh có cơ địa dị ứng, bị viêm mũi dị ứng lâu dài rồi biến chứng sang viêm xoang mũi dị ứng.

Cho nên việc dùng kháng sinh trong điều trị viêm xoang chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn, chống bội nhiễm chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn được. Nếu muốn loại bỏ viêm xoang hiệu quả, bên cạnh việc điều trị triệu chứng, hai yếu tố quan trọng hàng đầu là cải thiện cơ địa dị ứng và nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời kiểm soát sự tiếp xúc với các dị nguyên dễ dẫn đến bệnh như khói bụi ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa, hóa chất…”

Với mong muốn mang đến hiệu quả toàn diện, lâu dài, giảm sự lạm dụng và phụ thuộc kháng sinh trong điều trị, liệu trình thảo dược “3 trong 1” với bài thuốc TIÊU XOANG LINH DƯỢC THANG đặc trị viêm xoang đã được ra đời. Đây là thành quả nghiên cứu sau nhiều năm thực hiện dự án “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh tai mũi họng” của đội ngũ y bác sĩ Nhất Nam y viện. 

Đặc trị viêm xoang AN TOÀN, DỨT ĐIỂM với liệu trình nam dược ỨNG DỤNG KHÁNG SINH THỰC VẬT [Đã kiểm nghiệm]

Tiêu xoang linh dược thang là bài thuốc được nghiên cứu độc quyền từ 30 phương thuốc cổ chữa bệnh hô hấp cho vua chúa triều Nguyễn. Đây là một giải pháp hiếm hoi mang lại 3 tác động điều trị toàn diện: đẩy lùi triệu chứng, loại bỏ hoàn toàn căn nguyên và ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Thành phần 43 thiên dược quý chứa kháng sinh tự nhiên

Trong cuốn Ngự dược nhật ký – Châu bản triều Nguyễn có ghi chép đầy đủ các phương thuốc trị bệnh hô hấp trong hoàng cung. Đây cũng là cuốn tư liệu nền tảng cho bài thuốc Tiêu Xoang linh dược thang. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các y bác sĩ Nhất Nam y viện đã lựa chọn được 43 vị nam dược quý như tang diệp, trần bì, bạch chỉ, xuyên khung, hoắc hương, bạc hà, phòng phong, hoàng cầm, khương hoạt, cát căn, khổ sâm, bồ công anh… 

Đặc biệt, các vị nam dược này đã được sàng lọc kỹ lưỡng, dược tính và dược chất đều được kiểm nghiệm trước khi đưa vào ứng dụng. Hiệu quả của chúng đã được chứng minh rõ ràng trên cả quan điểm của YHCT lẫn YHHĐ. Bài thuốc được tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt tại Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền Dân tộc (TradiMec) với sự tham gia của 300 bệnh nhân:

Kết quả kiểm nghiệm của Tiêu Xoang linh dược thang
Kết quả kiểm nghiệm của Tiêu Xoang linh dược thang

Theo đó, 43 nam dược đều sở hữu vô vàn hoạt chất có lợi với sức khỏe và có tính đặc trị viêm xoang cao. Rất nhiều thảo dược trong số chúng có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, diệt khuẩn đường hô hấp phổ rộng, kháng virus, chống dị ứng hiệu quả mà không gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc như hoạt chất kháng sinh tổng hợp của tây y. 

Một nửa thành phần của bài thuốc sở hữu các hoạt chất có lợi cho hệ miễn dịch như vitamin, axit amin, chất chống oxy hóa. Nhờ vậy mà sau khi dùng Tiêu xoang linh dược thang, hệ miễn dịch của người bệnh được nâng cao, ngăn ngừa tốt các tác nhân gây bệnh và hạn chế bệnh tái phát. 

Đặc biệt, Tiêu xoang linh dược thang sử dụng 100% nam dược tiêu chuẩn GACP – WHO để bào chế thuốc. Toàn bộ thảo dược được thu hái từ chính vườn thuốc do Nhất Nam y viện phát triển, đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Để tăng tính an toàn và ngăn ngừa tối đa các tác dụng có thể xảy ra, dược liệu sẽ được kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn tại Trung tâm Phòng chống độc – Học viện Quân y. Chỉ những dược liệu cho kết quả an toàn mới được đưa vào sử dụng. 

ĐỌC NGAY: Giải mã công dụng các THIÊN DƯỢC QUÝ có trong Tiêu xoang linh dược thang

Vườn dược liệu của Quân dân 102 đạt tiêu chuẩn GACP - WHO
Vườn dược liệu của Quân dân 102 đạt tiêu chuẩn GACP – WHO
  • Liệu trình 1 CÔNG 2 BỔ cá nhân hóa với từng nhóm đối tượng

Về phác đồ chữa viêm xoang bằng Tiêu xoang linh dược thang, phác đồ sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn. Trong đó, các thảo dược được kết hợp theo một TỶ LỆ VÀNG, dựa trên cơ chế bổ chính khu tà và có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Ngoài ra, tùy thuộc vào căn nguyên, thể bệnh, mức độ triệu chứng, cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ điều chỉnh thành phần bài thuốc phù hợp với từng giai đoạn điều trị. Cụ thể:

Điều trị triệu chứng: Giai đoạn này tập trung phần lớn các thảo dược có tính chống viêm, tiêu mủ, sát trùng, giảm đau mạnh, đào thải dịch viêm, dịch mủ, ngăn ngừa tiết dịch nhầy gây ứ đọng tại xoang làm mũi thông thoáng, hết khó thở…

Điều trị căn nguyên: Giai đoạn này là sự kết hợp hợp giữa các dược liệu bổ chính và dược liệu khu tà như thục địa, bạch chỉ, đinh lăng, bạch truật, cam thảo, xuyên khung… Mục đích của việc sử dụng này là để tái tạo niêm mạc mũi xoang, phục hồi và nâng cao chức năng tạng phủ, nuôi dưỡng và sử dụng chính khí, vệ khí loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh bên trong.

Điều trị dự phòng: Đây là giai đoạn rất quan trọng mà nhiều người bệnh thường bỏ qua khi chữa bệnh khiến viêm xoang dễ tái phát. Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các dược liệu có tính bổ là chính nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cơ thể tự tạo thành nội lực, chống lại các tác nhân bên ngoài, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phác đồ điều trị viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện 
Phác đồ điều trị viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện
  • Combo điều trị TRONG – NGOÀI kết hợp

Không chỉ dừng lại ở bài thuốc uống Tiêu Xoang linh dược thang, các y bác sĩ Nhất Nam y viện còn chỉ định kết hợp một số chế phẩm hỗ trợ điều trị xoang cho người bệnh. Các sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên uống, cao lỏng, dạng xịt tiện lợi, người bệnh có thể mang theo sử dụng mà không cần chế biến cầu kỳ.

Kết hợp việc uống thuốc điều trị từ trong và các sản phẩm hỗ trợ bên ngoài, tình trạng viêm xoang sẽ được giải quyết triệt để hơn. Đặc biệt, các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi sẽ cải thiện nhanh chóng. Hệ thống niêm mạc mũi được tái tạo hoàn chỉnh sau một thời gian ngắn.

  • Hơn 30.000 người bệnh đã thoát khỏi viêm xoang nhờ Tiêu xoang linh dược thang

Với việc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, không khó để liệu trình thảo dược đặc trị viêm xoang trở thành phương pháp hiệu quả nhất tính đến thời điểm này được hàng nghìn bệnh nhân khắp cả nước tin tưởng. Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thành công đã để lại những phản hồi tích cực:

XÁC THỰC NGAY: [VẠCH TRẦN] Tiêu xoang linh dược thang chữa khỏi viêm xoang như lời đồn?

Phản hồi hiệu quả trị viêm xoang với Tiêu Xoang linh dược thang
Phản hồi hiệu quả trị viêm xoang với Tiêu Xoang linh dược thang

Chia sẻ với báo chí, Nghệ sĩ Kim Xuyến – người từng nổi tiếng với hàng loạt vai diễn để đời trên các sân khấu kịch và truyền hình Việt Nam, cô cũng từng điều trị viêm xoang tại Bệnh viện: “Năm 2018 là thời điểm bệnh viêm xoang mãn tính hơn chục năm trời của tôi trở nặng. Tuy nhiên, dù đi chữa rất nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không khỏi hẳn, tái phát thường xuyên. Cuối năm đó, tôi được người quen giới thiệu đến Nhất Nam y viện khám và lấy thuốc.

Chỉ uống thuốc hơn 8 tuần mà tôi không còn đau đầu, mặt, thái dương, cũng hết sổ mũi ngạt mũi luôn. Theo đánh giá của tôi, liệu trình thuốc nam của bệnh viện rất hiệu quả và khá an toàn. Uống thuốc gần 3 tháng nhưng tôi không hề gặp 1 tác dụng phụ nào như buồn nôn, đau dạ dày hay mất ngủ. Ngược lại tôi còn ăn ngon, ngủ tốt hơn. Hơn 2 năm nay, tôi chưa từng 1 lần tái phát bệnh.”

Như vậy, không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm xoang. Lạm dụng kháng sinh đặc trị viêm xoang có thể gây ra  những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Để tham khảo liệu trình thảo dược trị viêm xoang an toàn, hiệu quả, không cần kháng sinh tại Nhất Nam y viện, người bệnh vui lòng liên hệ:

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY

cta

4.7/5 - (16 bình chọn)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận (35)

  1. Hải Yến says: Trả lời

    Mình bị viêm xoang mãn tính nhiều năm rồi, 1 năm nó lại có mấy đợt cấp, sốt cao, đau nhức, hầu như không thể làm được gì, những đợt cấp toàn phải dùng kháng sinh 7 ngày mới đỡ, lần này lại bị nặng hơn, uống 10 ngày rồi mà vẫn không thấy tiến triển gì, bác sĩ bảo có nguy cơ kháng kháng sinh cũ rồi, phải chuyển sang phác đồ mới, mình lo quá, cứ đà này chắc kháng hết thì bệnh mình không chữa được nữa luôn

    1. Trịnh Mai Anh says: Trả lời

      Bạn thử đi bệnh viện chuyên về tai mũi họng kiểm tra xem sao bạn ah, vì chỉ viêm xoang do vi khuẩn mới dùng kháng sinh thôi hoặc do bạn nhờn thuốc thật, dùng nhiều kháng sinh không có tốt đâu, tốt nhất bạn nên tìm bệnh viện biết đâu có phác đồ khác chứ uống kháng sinh suốt như này mệt người lắm

    2. Tuyết Minh says: Trả lời

      Nếu bạn ở Hà Nội thì qua nhất nam y viện khám với lấy thuốc xem sao, trước mình cũng bị viêm đa xoang nặng lắm, có khi cả tháng không đỡ, người lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức hết đầu mặt, nước mắt nước mũi tùm lum, uống bao nhiêu kháng sinh vào không ăn thua, chỉ thấy mệt thêm, rồi có chị bạn chị ý giới thiệu cho thuốc tiêu xoang linh dược thang của nhất nam y viện mẹ chị ấy dùng khỏi rồi nên hôm sau mình xin nghỉ làm đến đây khám luôn, ở đây là trung tâm y học cổ truyền nhưng có đủ các chuyên khoa lắm lắm, bác sĩ Phương là người khám cho mình, bác kê đơn thuốc về uống 1 tháng, hết thuốc đến khám lại, về uống hết 1 tháng thấy nhẹ hẳn vùng mặt, không còn bị chảy nước mũi nhiều nữa, đến nội soi lại thấy đỡ mủ dịch viêm đi nhiều rồi, mình lấy thêm 1 tháng thuốc nữa về uống là khỏi hẳn đến giờ được mấy tháng rồi, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây nhé, không chỉ mình đâu mà có nhiều người đã dùng thuốc anyf khỏi https://nhatnamyvien.com/chua-viem-mui-xoang-bang-tieu-xoang-linh-duoc-thang-36893.html

    3. Jennie Kim says: Trả lời

      Cho mình hỏi chút là thời gian dùng thuốc Tiêu xoang linh dược thang tận 2 tháng cơ ạ, mình bình thường dùng thuốc tây chỉ 1-2 tuần là đỡ rồi ấy

    4. Hà Trang says: Trả lời

      Thuốc tiêu xoang linh dược thang là thuốc đông y nên thời gian điều trị sẽ lâu hơn các loại thuốc tây y nhưng nó lại điều trị vào nguyên nhân gây bệnh vì vậy sẽ khỏi dứt được bệnh, còn thuốc tây bạn dùng tác dụng nhanh nhưng thời gian sau kiểu gì cũng tái phát lại, hơn nữa thuốc tây còn nhiều tác dụng phụ lắm. Lúc đầu thấy thời gian điều trị 2 tháng em cũng phân vân lắm nhưng khi đến được bác sĩ giải thích kỹ và em đã hiểu hơn và quyết tâm điều trị dứt điểm 1 lần thế là em đã điều trị khỏi. Ở đây có nhiều người chữa khỏi rồi đó

  2. Đỗ Chương says: Trả lời

    Mình cũng đang dùng kháng sinh Amoxicillin uống 5 ngày rồi không thấy hiệu quả, không biết mình nên chuyển sang loại kháng sinh nào thì tốt hơn nhỉ, bé bán thuốc bảo mình loại này là tốt nhất rồi

    1. Trang Amy says: Trả lời

      Bạn chuyển sang thuốc Penicilin uống xem sao, mình uống 2 ngày là thấy đỡ rồi, nhưng thuốc này khó uống, mùi khó chịu mà nước tiểu mùi cũng rất ghê nữa

    2. Tầm Hải says: Trả lời

      Amoxicillin với Penicillin là cùng 1 nhóm thuốc mà, nếu uống không có hiệu quả có khi bạn viêm xoang nặng rồi đấy, mà dân mình giờ có thói quen dùng kháng sinh bừa bãi nhỉ, chẳng cần khám xét gì cứ ra hiệu thuốc mấy cô bán thuốc cắt cho mấy liều kháng sinh là khỏi bách bệnh mà có biết được rằng thuốc kháng sinh có rất là nhiều tác dụng phụ

    3. Lư Ngọc Quỳnh says: Trả lời

      Mn cứ nghĩ là viêm thì phải dùng kháng sinh, từ viêm họng đến viêm mũi rồi viêm xoang là dùng kháng sinh hết, nhưng hầu hết những bệnh này là do vrut, đã là vrut thì kháng sinh chẳng có td gì cả đâu

  3. Hồng Trần says: Trả lời

    Thế nhiều loại thế này thì nên dùng loại nào cho hiệu quả, viết nhìn hoa cả mắt mà chẳng hiểu gì, toàn tên nước ngoài

    1. Nguyễn Diệp Anh says: Trả lời

      Bài viết cho mình tham khảo thêm thôi bạn, đây toàn là kiến thức chuyên môn mình làm sao hiểu hết được, tốt nhất là đi khám bác sĩ người ta sẽ có chỉ định phù hợp, không nên tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh

    2. Tammy Đặng says: Trả lời

      Thường kháng sinh họ bảo dùng 5-7 ngày mà sao hiệu thuốc kê mình dùng tận 10 ngày nhỉ, dùng lâu vậy có vấn đề gì không, vừa ra hiệu thuốc lấy 1 túi thuốc đủ các loại uống 10 ngày

    3. Thơ Đỗ Phạm says: Trả lời

      Kháng sinh dùng chỉ 5-7 ngày thôi bạn, trừ trướng hợp viêm nặng và sốt cao thì mới dùng kháng sinh dài ngày hơn thôi, mà hấu hết mấy hiệu thuốc người ta toàn kê thêm 1 đống thuốc bổ để lấy thêm tiền nữa chứ kháng sinh thì 1-2 vỉ chứ mấy mà nhiều

  4. Oanh Bùi says: Trả lời

    Tôi bị viêm xoang nhiều năm, trước đi khám ở viện tai mũi họng họ cho đơn thuốc có 4 loại thuốc về uống thấy đỡ, nên cứ bị lại là tôi đem đơn ra quầy thuốc mua về uống, nhưng mấy lần gần đây thuốc uống không có tác dụng nữa,có phải là do nhờn thuốc rồi không

    1. Ngọc Diễm says: Trả lời

      Chắc chắn là nhờn thuốc rồi chị ơi, thường 1 đơn thuốc không nên uống đi uống lại nhiều lần và nếu uống phải có chỉ định của bác sĩ, em nghĩ là chị nên đến viện thăm khám lại mà lấy thuốc đi

    2. Nguyễn Đoan says: Trả lời

      Thường sau 1 liệu trình dùng kháng sinh chị phải đi đánh giá kiểm tra lại xem thuốc có đáp ứng tốt không nữa, như mẹ em uống 10 ngày không đỡ mấy đi khám bác sĩ bảo phải làm kháng sinh đồ kìa

  5. Oanh Kiều says: Trả lời

    Mình muốn đến khám ở nhất nam y viện lấy thuốc, không biết bạn nào đã đi khám ở đây rồi, tư vấn giúp mình với

    1. Nguyễn Anh Đào says: Trả lời

      Nhất Nam y viện này cơ sở ở chỗ Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy ấy, mình không nhớ rõ địa chỉ, có gì bạn vào trang của họ https://nhatnamyvien.com/ hay fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ tìm số mà hỏi. Bên này xây to khang trang sạch sẽ lắm, nhân viên cũng thân thiện cởi mở nói chung phục vụ tốt, ở đây khám và chữa bằng đông y có tiếng nhiều năm rồi

    2. Hồ Hải My says: Trả lời

      Nếu bạn đến khám xoang thì đăng kí khám bác sĩ Phương nha bạn, bác giờ đang là phó giám đốc chuyên môn, bác đông bệnh nhân lắm nên bạn phải đăng kí lịch khám trước, bác Phương giỏi mà nhiệt tình lắm, bác sĩ hướng dẫn rất kỹ về quá trình dùng thuốc và điều trị bệnh khỏi thì ra sao, bạn muốn biết thêm về bác sĩ thì xem thêm thông tin này https://nhatnamyvien.com/thay-thuoc-uu-tu-bac-si-le-phuong-38970.html

    3. Kiều Linh says: Trả lời

      Nhất nam y viện là cơ sở xây dựng lại mô hình thái y viện đấy mn ạ, trc mình đọc báo thấy nói thế. Mà bên này k chỉ khám chữa giống thái y viện đâu, đến cả bài thuốc họ dùng cũng là từ sách cổ để lại đấy

  6. Như Hiền says: Trả lời

    Tôi đang uống Doxycyclin được 2 ngày thấy đỡ rồi, muốn ngừng thuốc được không, vì đọc bài này xong có lẽ do tôi bị viêm xoang do virut chứ không phải vi khuẩn rồi

  7. Lê Dương says: Trả lời

    Tôi bị viêm xoang 3 tuần nay, đi nội soi bác sĩ bảo viêm xoang hàm và kê kháng sinh cho uống, liệu tôi có nên dùng kháng sinh không nhỉ, đọc thấy nhiều tác hại quá

    1. Đặng Mạnh Tiến says: Trả lời

      Nếu mới bị 3 tuần thì đang đợt cấp, bác nên uống thuốc đi để chữa dứt điểm đừng để kéo dài thành mạn tính như tôi khó chữa lắm, mới bị chắc uống kháng sinh 1 tuần là khỏi

    2. Dương Tú Oanh says: Trả lời

      B mới bị thì không cần dùng thuốc gì đâu, vì đây là bệnh về virut để nó tự khỏi thôi b, giống như viêm họng cảm cúm thôi, t toàn để tự khỏi chả cần thuốc gì

  8. Thu Huyền says: Trả lời

    Tôi bị đau nhức vùng má và chảy nước mắt 5 ngày nay rồi,sốt 38.5 độ, ban đầu tôi nghĩ bị đau răng nhưng không phải, giờ đọc triệu chứng thấy giống viêm xoang quá không biết có phải không

    1. Vy says: Trả lời

      Thế là bạn có triệu chứng của viêm xoang hàm rồi, tốt nhất là nên đến bác sĩ khám đi, thời gian này nên điều trị tích cực chứ để lâu khó chữa lắm

    2. Quyên Võ says: Trả lời

      Bạn bị viêm xoang hàm rồi, trước mình cũng bị y vậy, còn đến nha khoa khám răng nữa nhưng không phải, đi tai mũi họng soi thì xoang hàm đầy mủ, bác sĩ kê thuốc uống 1 tuần là khỏi

  9. Như Phúc says: Trả lời

    Mình có tìm hiểu trên mạng thấy thuốc Tiêu xoang linh dược thang điều trị tốt nhưng không thấy chi phí thuốc, bạn nào dùng rồi cho mình xin giá với ạ

    1. Nguyễn Minh Thy says: Trả lời

      Chi phí thuốc mỗi người mỗi khác bạn ak, tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau, như mình lấy 2 loại thuốc uống với 1 loại xịt hơn 3 triệu 1 tháng

    2. Thảo Lee says: Trả lời

      Thuốc uống ở đây có bào chế sẵn không bạn hay mình phải tự về đun sắc, mình đi làm bận không có thời gian sắc thuốc

    3. Nam Hà says: Trả lời

      Thuốc đông y giờ người ta bào chế sẵn hết chứ ít phải đun sắc lắm, thuốc tiêu xoang này cũng thế, thành dạng viên tễ hết rồi, cách dùng không khác gì thuốc tây y cả

  10. Vũ Hiệp says: Trả lời

    Mẹ mình bị viêm xoang đi khám bác sĩ bảo viêm đa xoang nặng, giờ mình phân vân không biết nên cho mẹ điều trị bằng đông y hay tây y sẽ hiệu quả hơn vậy

    1. Nguyễn Thị Duyên says: Trả lời

      Tây y và đông y đều có điểm mạnh riêng bạn ah, tây y thời gian điều trị sẽ nhanh hơn, khỏi bệnh nhanh hơn nhưng lại cũng rất dễ tái phát còn đông y điều trị dài ngày nhưng lại giúp điều trị dứt điểm, bạn nên cân nhắc và điều trị cho mẹ

    2. Ngọc Song says: Trả lời

      Mình nghĩ bạn nên cho mẹ điều trị bằng đông y, thời gian điều trị lâu 1 chút vì nó đánh vào căn nguyên gốc bệnh nhưng sẽ khỏi hẳn được chứ thuốc tây bây giờ chủ yếu là kháng sinh điều trị mệt người mà lắm tác dụng phụ nữa. Bạn dùng thuốc đông y tiêu xoang linh dược thang đi chỉ cần 1 liệu trình có thể khỏi liền. M vừa xem được video này gửi b tham khảo

  11. Hồng Hà says: Trả lời

    Làm sao để xác định được là bị viêm xoang do vi khuẩn hay vi rút, có xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác không, hay chỉ dựa theo triệu chứng như trên thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Bệnh Tổ Đỉa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Viêm Xoang Hàm Là Gì? Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Triệt Để

3 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Tại Nhà Hiệu Quả Cao

Xuất Tinh Sớm: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Tại Nhà

Bị viêm da cơ địa ở đầu nguyên nhân do đâu? Điều trị ra sao?

Bác sĩ Trần Hải Long chữa yếu sinh lý có tốt không? Liên hệ khám chữa như thế nào?

Bỏ túi ngay 14 cách trị tàn nhang tại nhà đơn giản và hiệu quả

Top 20+ cách trị nám tại nhà đơn giản, hiệu quả theo dân gian

Cách chữa viêm da dị ứng nhanh chóng, an toàn cho mọi loại da

TOP cách chữa yếu sinh lý bằng hành tây hiệu quả, đơn giản tại nhà

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?