Ho khan kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Ho khan là tình trạng người bệnh bị ho thường xuyên nhưng không có đờm hay dịch nhầy. Ho khan lâu ngày gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc, người bị ho cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy ho khan kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Người bị ho khan kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị bệnh. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ tăng khả năng khỏi bệnh, nó cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng rất cần thiết với người bị ho khan. Vậy người bị ho khan kiêng ăn gì?

Sau đây là một số thực phẩm mà người bị ho khan nên lưu ý hạn chế hoặc không sử dụng trong thời gian bị bệnh.

Ho khan nên kiêng gì? Các loại thực phẩm cay nóng

Người bị ho khan nên kiêng các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… Bởi vì chúng có thể khiến triệu chứng bệnh ho nặng thêm. Ho khan vốn đã khiến niêm mạc mỏng người bệnh bị tổn thương, gây ra tình trạng sưng, viêm, đau rát. Người bị ho khan khi sử dụng những loại gia vị này có thể tăng hiện tượng đau rát họng, kích thích cơn ho.

Thực phẩm cay nóng khiến tình trạng ho khan nghiêm trọng hơn
Thực phẩm cay nóng khiến tình trạng ho khan nghiêm trọng hơn

Ngoài ra, thực phẩm cay nóng khi sử dụng nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến các bộ phận như dạ dày, gan hoặc thận. Với những loại thực phẩm này, người bệnh chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Ho khan không nên ăn gì? Thực phẩm lạnh

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ho khan là do thời tiết lạnh. Khi virus cảm lạnh tấn công vào cơ thể, chúng gây ra các cơn ho. Từ đó ảnh hưởng xấu đến niêm mạc họng, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau rát họng. Thậm chí người bệnh xuất hiện triệu chứng ho khan kèm theo sổ mũi hoặc sốt cao.

Các thực phẩm lạnh sẽ làm tăng mức độ tổn thương ở cổ họng, kích ứng cơn ho. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm lạnh như nước lạnh, đá, kem,… Sử dụng thường xuyên những đồ ăn này lâu ngày có thể ảnh hưởng xấu đến phổi. Nghiêm trọng hơn gây tắc khí ở phổi dẫn tới ho khan ngày càng nặng, mãi không khỏi. Thực phẩm lạnh còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đường ruột khiến tỳ vị kém.

Vì vậy, người bị ho khan nên tránh sử dụng những đồ ăn lạnh để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu bạn định sử dụng những đồ ăn trong tủ lạnh thì nên bỏ ra ngoài, để nguội hoặc hâm nóng trước khi ăn.

Kiêng các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy

Các loại rau củ quả như mồng tơi, khoai sọ, củ từ… có khả năng kích thích chất nhầy trong cổ họng. Người bệnh khi bị ho khan do cảm lạnh, cảm cúm sẽ kèm theo có đờm. Nếu người bệnh sử dụng những loại rau này sẽ kích thích tiết dịch nhầy trong cổ họng. Từ đó tạo ra cảm giác khó chịu khi nuốt nước bọt, gây ho nhiều hơn.

Bị ho khan kiêng ăn gì? Món nhiều dầu mỡ, chiên, rán

Những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến niêm mạc họng gây ho. Nguyên nhân là vì thức ăn dạng này khá cứng, khi nuốt gây ma sát với niêm mạc họng, làm cổ họng bị đau rát. Từ đó kích thích cổ họng gây ra ho khan.

Thực phẩm dầu mỡ, chiên rán dễ gây đau rát họng sinh ra ho khan
Thực phẩm dầu mỡ, chiên rán dễ gây đau rát họng sinh ra ho khan

Thực phẩm dầu mỡ, chiên rán cũng tác động xấu lên đường tiêu hóa, nhất là dạ dày và gan. Chúng khiến cho dạ dày phải hoạt động liên tục, tạo cảm giác khó tiêu. Người bệnh ăn thực phẩm dạng này lâu dần sẽ tích tụ độc tố trong gan, có hại cho sức khỏe. Tất cả những nguyên nhân này đều gián tiếp ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Từ đó tạo cơ hội cho virus dễ dàng tấn công cơ thể, gây ra ho khan.

Hạn chế các loại đồ uống có gas, có cồn

Khi bị ho khan, người bệnh rất cần uống nước để làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng. Các loại đồ uống như cà phê hoặc trà có chất lợi tiểu, tăng khả năng mất nước trong cơ thể. Do đó, người bệnh khi uống các loại đồ uống này sẽ càng cảm thấy khô rát cổ họng, gây ho và khàn tiếng.

Cà phê khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng xấu cho người bị ho khan
Cà phê khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng xấu cho người bị ho khan

Hạn chế các loại đồ uống có gas vì chúng chứa những chất phụ gia kích thích cơn ho.

Người bị ho khan cũng nên kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Nhiều người có suy nghĩ rằng uống rượu có tác dụng sát khuẩn cổ họng. Thực tế, rượu không đủ để sát khuẩn trái lại còn làm cho cổ họng khô rát gây ho nhiều hơn.

Người bệnh cũng không nên sử dụng những loại đồ uống trên ở dạng lạnh. Bởi đồ uống lạnh sẽ làm tăng tình trạng viêm họng, khiến họng tổn thương gây ho khan, khàn tiếng. Nguy hiểm hơn nó có thể làm mất giọng.

Hạn chế hoặc tránh uống sữa

Người bị ho khan nên kiêng ăn gì? Câu trả lời là sữa. Bởi sữa có thể tăng mức độ tiết dịch nhầy đường hô hấp ở phổi và cổ họng. Ngoài ra, sữa cũng tăng khả năng tiết dịch nhầy trong đường ruột do có nhiều protein. Từ đó, người bệnh có thể chuyển từ ho khan sang ho có đờm gây khó chịu cổ họng. Vì vậy, người bị ho khan nên hạn chế hoặc không uống sữa để mau khỏi bệnh.

Ho khan nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Ngoài những loại thực phẩm cần tránh, người bệnh cũng cần biết ho khan nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Các bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm sau để tăng cường đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.

Sử dụng các loại thực phẩm chế biến dưới dạng lỏng

Thực phẩm chế biến dưới dạng lỏng bao gồm súp, cháo… Người bị ho khan thường gặp khó khăn khi ăn và nuốt. Cháo và súp giúp làm dịu cổ họng, không gây đau rát vòm họng, ngăn ngừa các cơn ho. Hơn nữa chúng cũng giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Bổ sung vitamin A, C

Các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, C và hàm lượng lớn chất xơ có lợi cho sức khỏe. Những thành phần này giúp ích trong việc tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ điều trị ho hiệu quả. Người bệnh nên ăn các loại quả như nho, quất, dứa, dâu tây… Hay các loại rau củ như súp lơ, khoai lang, rau cải,…

Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ điều trị ho hiệu quả
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ điều trị ho hiệu quả

Người bị ho khan nên ăn gì? Mật ong

Mật ong vốn là loại thuốc dân gian trị ho phổ biến được nhiều người áp dụng. Mật ong có khả năng kháng viêm, trị ho khan, đau rát họng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, mật ong không chỉ ngăn ngừa ho khan mà còn giúp giảm triệu chứng ho có đờm. Mật ong có công dụng làm loãng đờm, giảm tiết dịch nhầy giúp thông thoáng đường thở.

Cách sử dụng mật ong cũng rất đơn giản. Người bệnh có thể trực tiếp pha mật ong với nước ấm để uống. Hoặc kết hợp mật ong với gừng, ngâm quất mật ong, làm trà chanh mật ong… Những cách này đều có hiệu quả giúp giảm triệu chứng ho khan, tăng khả năng kháng viêm, sát khuẩn.

Nên ăn các thực phẩm chứa kẽm

Khi bị ho khan, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa kẽm. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng kháng khuẩn ở người bệnh. Từ đó, cơ thể người bệnh có thể ngăn ngừa tác nhân gây ra ho khan là virus, vi khuẩn. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm vào chế độ dinh dưỡng của mình. Một số loại thực phẩm chứa kẽm như: Ngao, sò hay củ cải trắng…

Nên ăn các gia vị tỏi, gừng, tía tô

Người bệnh bị ho khan lâu ngày có thể xuất hiện các triệu chứng như ho có đờm, đau họng, nghẹt mũi… Khi đó, người bệnh nên tìm tới các gia vị như tỏi, gừng, tía tô. Bởi chúng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất hữu hiệu. Tỏi, gừng, tía tô cũng là mẹo dân gian lâu người nhiều người áp dụng để trị ho.

  • Tỏi: Theo dân gian, tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên giúp chữa bệnh ho khan rất hiệu quả. Cụ thể, chất kháng viêm có trong tỏi giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus gây bệnh. Đồng thời, tỏi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bị ho khan có thể ăn trực tiếp 1 hoặc 2 tép tỏi sống. Hoặc đem tỏi nướng trong giấy bạc 20 giây. Tỏi nướng có công dụng đẩy lùi cơn ho hiệu quả.
Ho khan nên ăn tỏi nướng
Ho khan nên ăn tỏi nướng
  • Gừng: Là loại gia vị có tính ấm, nóng và cay nên có tác dụng rất lớn trong điều trị ho khan. Gừng cung cấp độ ấm giúp làm dịu vòm họng gây ra bởi các cơn ho. Nhất là ho do cảm lạnh. Đồng thời gừng cũng giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể giã gừng pha trực tiếp với nước ấm để uống. Hoặc kết hợp gừng với mật ong, gừng chưng đường phèn…
  • Tía tô: Là loại gia vị thân thuộc với các gia đình Việt. Tía tô có thể trị ho khan do thời tiết, cảm cúm, cảm lạnh rất hiệu quả. Ngoài ra, tía tô còn có công dụng an thai, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho bà bầu. Người bệnh có thể nấu cháo tía tô hoặc pha trà tía tô để điều trị ho khan.

Ho khan nên ăn gì? – Bạc hà, dấm táo

Bạc hà, dấm táo cũng là những thực phẩm nên sử dụng khi bị ho khan.

Bạc hà có chứa chất axit rosmarinic có khả năng chống viêm, ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý đường hô hấp. Do đó, bạc hà có công dụng trị ho khan, cải thiện tình trạng viêm họng ở người bệnh. Ngoài ra, lá bạc hà còn có tác dụng làm loãng đờm, thông họng và giảm cơn ho. Để sử dụng, người bệnh có thể rửa sạch, vò lá bạc hà. Sau đó hãm với nước ấm trong khoảng 15 phút rồi uống.

Dấm táo cũng có công dụng tốt trong việc điều trị ho khan. Tính axit trong dấm táo có khả năng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bội nhiễm. Từ đó giúp người bệnh ngăn ngừa ho khan và ngứa rát cổ họng. Ngoài ra, dấm táo cũng sản sinh ra những bạch cầu có lợi cho cơ thể.

Cách sử dụng: Người bệnh có thể trộn dấm táo cùng salad hoặc hòa với nước muối để ngậm.

Một số biện pháp phòng chống ho khan

Để ngăn ngừa ho khan, người bệnh cần chủ động tìm hiểu cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp phòng chống ho khan mà người bệnh nên tham khảo

  • Thường xuyên súc miệng và họng bằng nước muối: Bởi nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch đường thở, giúp giảm viêm, giảm ho. Nước muối còn có khả năng làm loãng dịch đờm giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa ngáy cổ họng, viêm họng.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn: Việc này sẽ ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn từ tay đi vào miệng, giảm thiểu nguy cơ bị ho khan.
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn ngăn ngừa nguy cơ bị ho khan
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn ngăn ngừa nguy cơ bị ho khan
  • Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết lạnh vào buổi đêm dễ khiến mắc cách bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Đây là các nguyên nhân gây ra ho. Vì vậy cần giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng để giảm tình trạng ho khan, ho kéo dài.
  • Uống nhiều nước: Người bị ho khan nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bởi nước có tác dụng làm giảm cảm giác khô rát, khó chịu ở vòm họng. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống các loại nước khác như nước mía, nước cam, nước cà chua… Chúng có tác dụng giảm ho, tăng cường sức khỏe.
  • Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên: Phòng ngủ sạch sẽ, khô thoáng sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Từ đó ngăn chặn nguy cơ gây ra ho khan.
  • Hạn chế hoặc không nên hút thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh liên quan đến phổi dẫn tới ho khan, ho dai dẳng lâu ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Người bệnh bị ho khan không nên đến những nơi ô nhiễm như khu công nghiệp, nhà máy,…
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: Lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,… Nguyên nhân là chúng sẽ làm gia tăng tình trạng ho, khiến bệnh lâu ngày không khỏi
  • Chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện thân thể: Việc này giúp bạn tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.
  • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá khuya, để cơ thể thư giãn, thoải mái. Nhờ đó, người bệnh có thể tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc người bị ho khan kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau khỏi bệnh? Hy vọng với bài viết này, người bệnh sẽ xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc các bạn sớm trị khỏi bệnh và có thật nhiều sức khỏe.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?