TOP Thuốc trị ho lâu ngày không khỏi cho trẻ em và người lớn

Ho lâu ngày không khỏi khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, mất tập trung. Bệnh gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt cũng như công việc của bạn. Vậy làm sao để chấm dứt các cơn ho lâu ngày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn TOP 12 thuốc trị ho lâu ngày không khỏi dành cho cả trẻ em và người lớn.

Thuốc trị ho lâu ngày không khỏi từ Tây y

Khi bị bệnh ho, mọi người thường tìm các phương pháp điều trị để nhanh chóng chấm dứt các cơn ho dai dẳng. Và Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp tình trạng ho lâu ngày không khỏi. 

Ho lâu ngày không khỏi khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi
Ho lâu ngày không khỏi khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi

Ưu điểm của phương pháp này là mang lại kết quả nhanh chóng, tiện lợi cho người bận rộn. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y trị bệnh ho lâu ngày không khỏi hiệu quả, an toàn, được nhiều người tin dùng.

Thuốc trị ho lâu ngày Calyptin Codein

Calyptin Codein là sản phẩm dược phẩm do Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.PHARMA) – VIỆT NAM sản xuất. Thuốc Calyptin Codein được điều chế dưới dạng viên nang mềm.

Thành phần

Thuốc trị ho lâu ngày Calyptin Codein có thành phần gồm:

  • Eucalyptol
  • Codeine
  • Một số tá dược khác với một lượng vừa đủ

Công dụng

  • Thuốc Calyptin Codein có tác dụng trực tiếp đến trung tâm gây ho ở hành não, từ đó giảm tình trạng ho kéo dài. 
  • Đồng thời Calyptin Codein giúp làm khô tiết dịch nhờn, làm đặc dịch tiết ở bộ phận phế quản.
  • Đặc biệt có công dụng trị các bệnh ho khan kéo dài gây mất ngủ.
  • Thuốc Calyptin Codein cũng có công dụng giảm đau, và giảm táo bón. 

Liều dùng

  • Trẻ em 1-5 tuổi: Mỗi lần uống 3mg. Ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 5-12 tuổi: Mỗi lần uống 5-10mg. Ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 10-20mg. Ngày uống 3 lần.

Chống chỉ định

  • Thuốc Calyptin Codein chống chỉ định với người dị ứng Eucalyptol hoặc Codeine.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng thuốc Calyptin Codein để trị ho kéo dài.
  • Người bị suy hô hấp hoặc suy gan không dùng thuốc.

Giá bán sản phẩm: Thuốc trị ho lâu ngày Calyptin Codein có giá khoảng 800 đồng/viên.

Dextromethophan – giải pháp cho người bị ho lâu ngày

Thuốc Dextromethophan là dược phẩm được sản xuất bởi Công Ty CP Dược Phẩm Triphaco. Dextromethophan được điều chế dưới dạng viên nang, dung dịch, siro, viên ngậm, miếng ngậm.

Thành phần

  • Dextromethophan với thành phần chính là Dextromethorphan hydrobromide.

Công dụng

  • Thuốc Dextromethophan có tác dụng giảm các triệu chứng ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi, ho khan không có đờm do viêm xoang hoặc cảm cúm, cảm lạnh, hít phải chất kích thích gây ra.
  • Dextromethophan giúp giảm cảm giác muốn ho cho người bệnh.

Liều dùng

  • Trẻ em từ 2-6 tuổi: Mỗi lần uống khoảng 7,5mg, mỗi ngày uống 2-3 lần.
  • Trẻ em từ 7-12 tuổi: Mỗi lần uống 15mg, mỗi ngày uống 2-3 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 30mg, mỗi ngày uống 3 lần.
  • Lưu ý: Người bệnh nên uống thuốc cách nhau 8 tiếng.

Chống chỉ định

  • Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng thuốc Dextromethophan trị ho lâu ngày/
  • Thuốc chống định với người dị ứng Dextromethorphan hydrobromide.
  • Người bệnh đang dùng IMAO không được uống thuốc Dextromethophan.

Giá bán sản phẩm: Thuốc Dextromethophan có giá khoảng 54.000 đồng/lọ 200 viên.

Trị ho lâu ngày không khỏi với Alimemazin 5mg

Là dược phẩm do Công ty Dược Vật tư Y tế Tiền Giang – VIỆT NAM sản xuất, thuốc Alimemazin được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, viên bao phim, siro.

Thuốc Alimemazin được bào chế dưới dạng siro
Thuốc Alimemazin được bào chế dưới dạng siro

Thành phần

  • Với thành phần chính là Alimemazin –  một dẫn chất phenothiazin.
  • Alimemazin có tác dụng kháng histamin H1 và kháng serotonin giúp an thần, chống nôn, giảm ho.
  • Một lượng vừa đủ tá dược: Tinh bột sắn,  titan dioxyd, bột talc, lactose,  nipaso, gelatin, magnesium stearate…

Công dụng

  • Với thành phần chính là Alimemazin tartrat, thuốc Alimemazin giúp giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như: Sổ mũi, viêm mũi, đau nhức mũi, hắt hơi.
  • Thuốc Alimemazin điều trị các bệnh ho khan lâu ngày không khỏi, ho do dị ứng, kích ứng, ho nhiều về đêm.
  •  Alimemazin cũng có tác dụng an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ về đêm.

Liều dùng

  • Trẻ em trên 2 tuổi: Chia đều 1mg thuốc thành 3 phần và uống trong ngày.
  • Người lớn: Uống khoảng 5 – 40mg/ngày. Chia đều phần thuốc này thành nhiều phần và uống trong ngày.

Chống chỉ định

  • Thuốc Alimemazin chống chỉ định với người bị động kinh, thiểu năng tuyến giáp, rối loạn chức năng gan thận, u tế bào ưa crom, bệnh glocom góc hẹp…
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc bị parkinson cũng không nên dùng thuốc Alimemazin
  • Thuốc chống chỉ định với người dị ứng Alimemazin, phenothiazin.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng thuốc Alimemazin trị ho lâu ngày.

Giá bán sản phẩm: Thuốc Alimemazin 5mg có giá khoảng 20.000/hộp.

Thuốc kháng histamin Diphenhydramine trị ho lâu ngày không khỏi

Các loại thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng ho, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho do dị ứng hoặc kích ứng. Các loại thuốc histamin thường được bào chế dưới dạng ngậm hoặc hít để mang lại kết quả điều trị tốt hơn.

Một số loại thuốc kháng histamin thường được chỉ định trong điều trị ho lâu ngày không khỏi như: Alimemazin, Diphenhydramine, Chlorpheniramine,…

Thành phần

  • Thuốc kháng histamin Diphenhydramine với thành phần chính là Diphenhydramine hydrochloride.

Công dụng

  • Diphenhydramine thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1 loại ethanolamin
  • Thuốc Diphenhydramine có tác dụng an thần, kháng cholinergic mạnh.
  • Diphenhydramine có tác điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, ho do cảm lạnh, ho lâu ngày không khỏi.
  • Đồng thời trị các bệnh như nổi mề đay, mất ngủ, chóng mặt, chống bệnh Parkinson.

Liều dùng

  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: Mỗi lần uống khoảng 1 viên, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 lần.
  • Lưu ý: Người bệnh uống thuốc cách nhau 6 tiếng.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc Diphenhydramine nếu quá mẫn với Diphenhydramine hydrochloride.
  • Trẻ sơ sinh không dùng thuốc Diphenhydramine.
  • Phụ nữ đang cho con nhỏ bú chống chỉ định với thuốc.
  • Chống chỉ định với người bị Glaucoma góc đóng, hoặc bí tiểu.
  • Ngoài ra trẻ em dưới 6 tuổi cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi – Bổ phế Nam Hà

Thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi Bổ phế Nam Hà do Công ty dược phẩm Nam Hà sản xuất và phân phối. Thuốc ho Bổ phế Nam Hà được bào chế dưới dạng siro, viên ngậm.

Thành phần

Bổ phế Nam Hà được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như:

  • Cam Thảo
  • Mơ muối
  • Cát cánh
  • Bạch Linh
  • Bạch phàn
  • Tỳ bà diệp
  • Ma Hoàng
  • Tang bạch bì
  • Bạc Hà Diệp
  • Đường kính
  • Một số tá dược khác

Công dụng

  • Thuốc Bổ phế Nam Hà chữa các triệu chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho có đờm, tiêu sưng
  • Bổ phế Nam Hà điều trị các bệnh viêm phế quản, cảm cúm, cảm lạnh
  • Bổ phế Nam Hà có công dụng loãng đờm, tiêu đờm, sát trùng cổ họng và bổ phổi

Liều dùng

  • Dạng viên ngậm: Mỗi ngày ngậm 4 hoặc 6 viên.
  • Dạng siro: Trẻ em từ 1-3 tuổi mỗi lần uống 5ml, ngày dùng 3 lần. Trẻ em 7-10 tuổi mỗi lần uống 10ml, ngày dùng 3 lần.

Chống chỉ định

  • Thuốc chống chỉ định với người phụ nữ có thai, đang cho con nhỏ bú.
Bổ phế Nam Hà do Công ty dược phẩm Nam Hà sản xuất và phân phối
Bổ phế Nam Hà do Công ty dược phẩm Nam Hà sản xuất và phân phối

Giá bán sản phẩm: Thuốc ho Bổ phế Nam Hà dạng siro có giá 28.000 đồng/chai 125ml. Dạng viên ngậm có giá 19.000 đồng/hộp.

Chữa ho lâu ngày với thuốc ho Bảo Thanh

Được sản xuất bởi Công ty dược phẩm Hoa Linh, thuốc ho Bảo Thanh được bào chế dưới dạng siro và viên ngậm.

Thành phần

Với chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên, thuốc ho Bảo Thanh gồm các thành phần:

  • Khoản đông hoa
  • Cát cánh
  • Mật ong
  • Khổ hạnh nhân
  • Sa sâm
  • Xuyên bối mẫu
  • Trần bì
  • Phục linh
  • Tỳ bà diệp
  • Cam thảo
  • Tinh dầu bạc hà
  • Cùng một số thảo dược khác và một lượng vừa đủ tá dược.

Công dụng

  • Thuốc ho Bảo Thanh có công dụng làm giảm các triệu chứng như: Ngứa cổ họng, khô họng, khản tiếng…
  • Bảo Thanh hỗ trợ điều trị các bệnh ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, cảm lạnh,…

Liều dùng

  • Trẻ em 30 tháng tuổi – 3 tuổi: Uống mỗi lần 3ml, ngày dùng 3 lần.
  • Trẻ em trên 3 tuổi: Uống mỗi lần 10ml, ngày dùng 3 lần.
  • Người lớn: Uống mỗi lần 15ml, ngày dùng 3 lần.
  • Người bệnh cũng có thể kết hợp với thuốc ho Bảo Thanh dạng viên ngậm để nâng cao khả năng trị bệnh. 

Giá bán sản phẩm: Thuốc ho Bảo Thanh dạng siro có giá 35.000 đồng/lọ 125ml và dạng viên ngậm là 190.000 đồng/hộp.

Lưu ý khi dùng thuốc trị ho lâu ngày

Tuy theo cơ địa và tình trạng bệnh, bạn có thể lựa chọn uống thuốc kháng sinh Tây y, hoặc Đông y để điều trị ho lâu ngày không khỏi. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

  • Dù Tây y hay Đông y, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi dùng thuốc. Bạn không nên tùy tiện mua thuốc tự điều trị. Việc này có thể khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
  • Không lạm dụng thuốc, uống đúng theo đơn và chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu người bệnh bị ho có đờm không nên dùng các loại thuốc tiêu đờm, loãng đờm vào buổi tối. Khi ngủ, nhung mao ở niêm mạc phế quản hoạt động kém hơn, dễ gây ra tình trạng ứ đọng đờm trong phổi.
  • Không sử dụng kết hợp thuốc long đờm với thuốc giảm ho. Bởi, thuốc long đờm khiếm đờm tiết ra nhiều hơn, cùng với thuốc trị ho giúp giảm các cơn ho. Lúc này, đờm tiết nhiều nhưng người bệnh không khạc chúng ra ngoài được. 
Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để phòng chống bệnh
Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để phòng chống bệnh

Ngoài ra trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt để việc dùng thuốc đạt kết quả tốt nhất. Chẳng hạn như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, dị ứng như: Lông chó mèo, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, ẩm mốc…
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, ví dụ như ra vào phòng điều hòa.
  • Bệnh nhân ho nên kiêng ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc như: Đồ cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, bia, rượu, cà phê, trà, đồ uống có gas,…
  • Hạn chế các thực phẩm có mùi tanh và hải sản.
  • Không hút thuốc lá trong khi điều trị bệnh. Với người không hút thuốc lá cũng nên tránh những nơi có khói thuốc.
  • Người bệnh không nên ăn hoặc uống đồ lạnh.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ trong thực đơn hàng ngày.
  • Bổ sung các loại vitamin C và kẽm.
  • Ăn nhiều hoa quả.
  • Với những người có bệnh về dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh không nên nằm ngay sau khi ăn no. Khi ngủ bạn nên kê cao gối đầu để tránh thức ăn trào ngược, kích thích gây ho về đêm.
  • Kết hợp chăm chỉ tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng chống lại các tác nhân gây hại.
  • Luôn giữ ấm cổ họng và mũi, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và giường chiếu sạch sẽ để tiêu diệt nơi cư trú của vi khuẩn có hại.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và mũi.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh.

Như vậy vấn đề ho lâu ngày không khỏi uống thuốc gì đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Các loại thuốc trị ho lâu ngày không khỏi có công dụng khác nhau, người bệnh nên xin chỉ định của các bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về thuốc trị ho lâu ngày, cũng như các cách phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

4.9/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?