Đau đầu gối khi xuống cầu thang có nguy hiểm không?

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là một hiện tượng chúng ta rất hay gặp phải trong đời sống hàng ngày, chúng cảnh báo một số bệnh lý bắt đầu xuất hiện trong hệ cơ xương khớp của bạn. Vậy chứng đau đầu gối này biểu hiện bệnh lý nào? Làm sao để nhận biết chính xác? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc.

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống

Bệnh lý đau đầu gối khi xuống cầu thang diễn ra nhiều khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm đáng kể. Thực tế rằng hiện nay, có đến khoảng 2 – 3% dân số Việt Nam đang phải tình trạng này, tập trung chủ yếu ở nhóm độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Ngoài ra, người trẻ cũng có thể gặp phải chứng đau đầu gối sau tổn thương hoặc bị sang chấn. 

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang mặc dù không phải tình trạng nguy hiểm, nhưng đây được xem là dấu hiệu khởi đầu của các bệnh lý về xương khớp khác. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan mà cần tìm hiểu chi tiết về biểu hiện đau khớp gối này. 

Nguyên nhân gây đau đầu gối khi xuống cầu thang 

Đau đầu gối thực chất là sự tổn thương tại tổ chức gân, cơ, xương vùng đầu gối hình thành. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm đau khớp này, bạn có thể cảm nhận rõ ràng nhất các cơn đau khi cử động gối hoặc lên xuống cầu thang. 

Lúc này, mọi lực của cơ thể tác động vào phần đầu gối theo các bước đi, dẫn đến đau nhức khớp, bào mòn lớp sụn khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. 

Khi leo cầu thang, tổn thương ở dây chằng, cơ khớp, mô, xương sụn ngày càng nặng nề và dễ gây đau đớn về sau. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhói thoáng qua, lâu dần bệnh biểu hiện bằng những cơn đau đầu gối có kèm theo tiếng kêu lạo xạo, vận động bị hạn chế ngay cả khi đi lại thông thường. 

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang biểu hiện bệnh gì?

Ngoài những chấn thương cơ học do tác động ngoại cảnh, đau đầu gối khi xuống cầu thang còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về xương khớp cụ thể như sau:

Viêm khớp cấp và mãn tính

Viêm khớp là bệnh lý phổ biến hiện nay, đây là dạng bệnh có liên quan nhiều đến tình trạng thoái hóa, sụn bị bào mòn và vỡ dẫn đến những tổn thương dây chằng, dịch khớp bên trong.

Nếu người bệnh bị mắc viêm khớp đầu gối cấp tính, tình trạng sưng đỏ khớp, đau nhức sẽ xuất hiện khi chúng ta lên xuống cầu thang, ngồi xổm.

Viêm khớp cấp và mãn tính gây đau khớp gối
Viêm khớp cấp và mãn tính gây đau khớp gối

Đây là khoảng thời gian khớp gối phải chịu nhiều áp lực và lâu dần dẫn đến hình thành đau khớp nặng nề hơn. Viêm khớp có thể cải thiện đáng kể nếu được phát hiện và điều trị sớm, nếu không chúng có khả năng diễn biến thành viêm khớp mãn tính.

[middle_link]

Chấn thương khớp

Khớp gối là một bộ phận quan trọng có vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể khi đứng, chúng được cấu tạo bởi lớp sụn cùng bao hoạt dịch.

Nhờ cấu tạo này, đầu gối có khả năng vận động một cách linh hoạt trơn tru, tuy nhiên đôi khi vì lý do nào đó mà sụn gối của bạn tổn thương, rách hoặc vỡ vụn. Đây chính là lý do vì sao bạn cảm nhận được những cơn đau đầu gối khi xuống cầu thang. 

Tùy thuộc vào mức độ của chấn thương, chúng ta có thể cảm nhận được những biểu hiện như sau:

  • Khớp co cứng bất thường khi đứng, ngồi hoặc nằm lâu.
  • Đau nhức dữ dội khi đi lại, leo cầu thang hoặc ngồi xổm.
  • Cảm nhận khó khăn trong việc đi lại hay vận động khớp gối.
  • Đau nhức tại gối lan rộng ra xung quanh gây cảm giác tê buốt.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn có thể gây đau nhức khớp gối từ bên trong. Người bệnh có thể nhận biết rõ ràng bệnh lý viêm khớp dạng thấp thông qua các biểu hiện như đau cứng khớp vào buổi sáng, khớp sưng đỏ, nóng, khớp có hiện tượng phù nề. Bệnh có thể suy giảm nhanh ngay sau đó nhưng khả năng tái phát rất cao.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch có nhiệm vụ bao bọc quanh khớp gối và điều tiết dịch nhầy để nuôi dưỡng sụn khớp. Viêm bao hoạt dịch ở khớp gối thường xảy ra khi đầu gối bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc hệ miễn dịch suy yếu.

Viêm bao hoạt dịch khớp gây đau và khó khăn trong vận động
Viêm bao hoạt dịch khớp gây đau và khó khăn trong vận động

Khi bị viêm bao hoạt dịch, những chất nhầy trong bao gây áp lực lên khớp gối từ đó hình thành nên những cơn đau và làm giảm hoạt động của khớp. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch có thể kể đến như: Viêm khớp, tăng cân nhanh, tổn thương sụn, vận động khớp gối sai cách, tổn thương cơ xương khớp,…

Khớp gối bị thoái hóa

Đau đầu gối khi xuống cầu thang cũng có thể là do tình trạng thoái hóa xương khớp nói chung gây ra. Những tổn thương ở khớp gối do vận động quá mức, thiếu canxi,… lâu dần sẽ gây thoái hóa khớp và làm đầu gối đau nhức. 

Thoái hóa khớp gối ban đầu biểu hiện với những cơn đau nhẹ, tê bì. Sau chuyển sang đau dữ dội hơn kèm theo những tiếng lạo xạo trong ổ khớp.

Nhiễm trùng đầu gối

Những chấn thương như ngã, mang vác đồ nặng có thể khiến cho khớp gối bị đau nhức và bầm tím. Do đó, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác đau nhức và khó khăn khi vận động đầu gối, đặc biệt là khi leo cầu thang. 

Những triệu chứng bạn có thể phân biệt tình trạng nhiễm trùng đầu gối đó là: 

  • Da bị bầm tím.
  • Đầu gối bị sưng to.
  • Khó khăn trong đi lại và vận động đầu gối.
  • Cứng khớp gối đặc biệt khi ít vận động.

Chú ý: Người bệnh cần phải xác định chính xác tình trạng đau đầu gối khi xuống cầu thang do yếu tố nào gây ra để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách tốt nhất bạn đọc nên nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán một cách chính xác, tránh việc chữa nhầm bệnh. 

Biện pháp khắc phục chứng đau đầu gối khi leo cầu thang

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là tình trạng bệnh rất phổ biến và người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà khi bệnh còn nhẹ. Bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý sau để cải thiện đau đầu gối:

  • Hạn chế việc vận động mạnh để giảm áp lực lên đầu gối, từ đó làm giảm các cơn đau.
  • Tập luyện các bài tập yoga, thể dục vừa sức và có lợi cho đầu gối.
  • Có thể sử dụng nạng chống trong quá trình di chuyển để chống đỡ cơ thể và làm giảm áp lực lên vùng đầu gối.
  • Áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng đau khoảng 20 phút/ ngày để xoa dịu cơn đau nhức.
  • Có thể dùng nẹp cố định đầu gối và nghỉ ngơi một thời gian để làm giảm đau đầu gối.
  • Kê cao đầu gối khi ngủ để giảm đau và tránh va chạm. 
Sử dụng nạng chống để giảm áp lực lên khớp trong quá trình di chuyển
Sử dụng nạng chống để giảm áp lực lên khớp trong quá trình di chuyển

Ngoài việc thực hiện những biện pháp giúp giảm đau nhức đầu gối, người bệnh còn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị.

Sử dụng thuốc Tây giúp giảm đau nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy bạn nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc và tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Một số biện pháp chuyên khoa thường được kết hợp để hình thành phác đồ điều trị viêm khớp là:

  • Tiêm thuốc có chứa Steroid: Được áp dụng trong trường hợp viêm đau khớp cấp tính.
  • Vật lý trị liệu: Những phương pháp giãn cơ, tập thể dục, siêu âm.
  • Thực hiện bài tập phục hồi như: Duỗi thẳng chân, ép chân, squats, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, đi bộ,…
  • Châm cứu chữa viêm khớp: Giúp giãn cơ, lưu thông kinh mạch…
  • Phẫu thuật: Có thể được chỉ định cho những trường hợp đau đầu gối nặng và khó có khả năng phục hồi.

Chứng đau đầu gối khi xuống cầu thang có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào với những cơn đau nhức gây khó khăn trong vận động. Để ngăn ngừa tình trạng này, chúng ta nên thực hiện thói quen sống tích cực, không vận động quá sức dẫn đến những tổn thương vùng đầu gối. Khi có những dấu hiệu bệnh bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ sớm. 

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?