Châm cứu chữa viêm khớp có tốt không? Cách thực hiện?

Châm cứu chữa viêm khớp là một phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng, châm cứu có thật sự hiệu quả khi mắc bệnh viêm khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và cách châm cứu hiệu quả. 

Châm cứu chữa viêm khớp có hiệu quả không?

Viêm khớp là một tình trạng chỉ các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp và gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động. 

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp là đau đớn và hạn chế tầm vận động của khớp. Bên cạnh đó, khớp còn bị sưng nóng, đỏ ở các cơ, dây chằng liên quan. 

Khi bị viêm khớp, nhiều người bệnh sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm để điều trị. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra tổn thương ở các cơ quan khác trong cơ thể. 

Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp và gây khó khăn trong công việc, cuộc sống
Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp và gây khó khăn trong công việc, cuộc sống

Đây là lý do nhiều người lựa chọn phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để điều trị bệnh. Trong đó, châm cứu được đánh giá là phương pháp tác động sâu và giảm nhanh các dấu hiệu của bệnh. 

Châm cứu sử dụng kim châm mảnh và dài, đưa vào da, đi vào huyệt nhằm thông tắc khí huyết và giảm cơn đau. Châm cứu ra đời dựa trên cơ chế điều trị của Đông y. 

Đông y cho rằng, bệnh viêm khớp là do phong thấp ứ đọng khiến khí huyết tắc nghẽn và khó lưu thông. Cụ thể, lợi ích của châm cứu khi điều trị viêm khớp như sau:

  • Giảm đau, co thắt nhanh chóng.
  • Ngăn ngừa những phản ứng viêm nhiễm gây nhiễm trùng ở khớp.
  • Cải thiện lưu thông tuần hoàn máu đến các khớp, tránh căng cứng và đi lại dễ dàng hơn.
  • Giúp người bệnh lấy lại tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho vùng cơ, da và hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Châm cứu chữa viêm khớp đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng giúp giảm cơn đau và cải thiện khả năng di chuyển. Tuy nhiên, châm cứu là một phương pháp rất khó thực hiện và phải được tiến hành bởi những y bác sĩ chữa xương khớp có kỹ thuật chuyên môn. 

Cách châm cứu chữa viêm khớp hiệu quả, giảm đau nhanh

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều bị chi phối bởi những huyệt vị. Do đó, để làm giảm các cơn đau do viêm khớp thì phải châm cứu đúng các huyệt vị. 

Phương pháp châm cứu sẽ được áp dụng tùy theo thể bệnh dưới đây:

Thể phong thấp nhiệt tý 

Thể phong nhiệt thấp tý là tình trạng viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp. Các huyệt cần châm cứu: Phong trì, hợp cốc, phong môn, a thị huyệt, túc tam lý, khúc trì.

Dùng phương pháp điện châm với xung điện có cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh và thời gian từ 20 – 30 phút cho một lần châm.

Thể thấp nhiệt thương âm 

Thể thấp nhiệt thương âm là tình trạng viêm khớp dạng thấp giai đoạn mãn tính. Các huyệt cần châm cứu: A thị huyệt, thái khê, huyết hải, túc tam lý, hợp cốc, phong môn.

[middle_link]

Châm cứu viêm khớp là phương pháp tác động vào huyệt vị nhằm giảm đau, sưng viêm
Châm cứu viêm khớp là phương pháp tác động vào huyệt vị nhằm giảm đau, sưng viêm

Dùng phương pháp điện châm với xung điện có cường độ thích hợp tùy thuộc vào ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân với tần số chậm và thời gian khoảng 20 – 30 phút cho một lần châm.

Thể đàm ứ ở kinh lạc

Thể đàm ứ ở kinh lạc tương ứng với tình trạng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cơ. Các huyệt cần châm cứu như a thị huyệt, đại chùy, khúc trì, phong môn, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long, túc tam lý. 

Dùng phương pháp điện châm hoặc thể châm với xung điện có cường độ thích hợp  và tần số chậm. Thời gian cho mỗi lần châm là từ 20 – 30 phút. 

Xác định vị trí một số huyệt vị để châm cứu trên cơ thể:

  • A thị huyệt: Huyệt này còn có tên là bất định huyệt. Vị trí của huyết nằm ở ấn vào chỗ đau nhất của vùng bị bệnh. 
  • Túc tam lý: Huyệt nằm dưới lõm gối khoảng 3 thốn, mào trước xương chày ra ngoài theo chiều ngang của một ngón tay. 
  • Phong trì: Huyệt nằm trong góc lõm do bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm bám vào đáy hộp sọ tạo nên. 
  • Huyệt hợp cốc: Huyệt nằm ở khe giữa điểm nối của ngón tay cái và ngón tay trỏ.
  • Khúc trì: Khi khuỷu tay gập cong lại sẽ có một chỗ hõm gọi là khúc trì. 

Một số lưu ý khi châm cứu chữa viêm khớp

Châm cứu là một phương pháp hiệu quả và giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, khi áp dụng sai cách hoặc lạm dụng thì kỹ thuật này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Do vậy, khi thực hiện châm cứu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thận trọng khi châm cứu cho bệnh nhân bị cao huyết áp, hen suyễn, nhồi máu cơ tim và suy hô hấp. Đồng thời, không nên châm cứu cho bệnh nhân có tinh thần không ổn định. 
  • Không áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu, người sử dụng aspirin hoặc chống ngưng tập tiểu cầu.
  • Không châm cứu ở những vùng bị lở loét, nhiễm trùng, vết thương hở.
  • Tránh châm cứu khi đã ăn quá no, quá đói hoặc sau khi sử dụng rượu bia. 
  • Châm cứu không thể thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Do đó, người bệnh nên sử dụng kết hợp với thuốc để chữa bệnh.
  • Không nên vận động mạnh sau khi châm cứu mà nên nghỉ ngơi thư giãn.
  • Cần châm cứu theo liệu trình đã được chỉ định và tránh bỏ dở giữa chừng.
  • Người bệnh nên châm cứu tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao để tránh nhiễm trùng và gây đau nhức trầm trọng hơn. 
Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở uy tín để châm cứu
Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở Đông y uy tín để châm cứu

Có thể thấy, châm cứu chữa viêm khớp là một kỹ thuật chữa bệnh giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là một phương pháp điều trị khó mà không thể làm tại nhà. Do đó, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tránh xảy ra các biến chứng.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?