Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không bằng cách nào để đạt hiệu quả tốt?

Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không là mẹo dân gian được lưu truyền từ lâu đời. Phương pháp này có đặc điểm an toàn và giúp chị em hỗ trợ tốt quá trình điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần quan tâm đến một số lưu ý nếu muốn gia tăng hiệu quả khi sử dụng lá trầu không.

Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Viêm cổ tử cung xảy ra phổ biến ở chị em đã lập gia đình hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh là việc điều trị không đúng cách. Đa số chị em tỏ ra khá thờ ơ trong việc phát hiện và chữa bệnh. Ít ai biết rằng, việc phát hiện bệnh sớm là một trong những yếu tố giúp gia tăng cơ hội khỏi bệnh.

Ở giai đoạn đầu, chị em có thể chữa khỏi viêm cổ tử cung bằng biện pháp điều trị tại nhà. Ưu điểm của cách chữa này là sự an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Một trong những thảo dược được áp dụng nhiều nhất là lá trầu không.

Dược liệu khi sử dụng riêng lẻ hay kết hợp chung với thảo dược khác cũng có thể phát huy công dụng tốt. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, trầu không chứa các hoạt chất Chavicol, Chavibetol, Allylcatechol,… Thành phần này sẽ tiêu diệt virus, kháng khuẩn và diệt cả khối u có trên động vật.

Điều này cho thấy, trầu không có tác dụng như kháng sinh liều cao. Thảo dược sẽ mang tới những công dụng như:

  • Loại trừ nấm ngứa: Trầu không có thể kháng khuẩn tự nhiên và loại bỏ nấm. Từ đó, chúng sẽ làm giảm diện tích lây lan của tế bào và giới hạn khu vực tổn thương
  • Giảm đau: Chị em sẽ thoát khỏi tình trạng đau nhức khi tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi quan hệ.
  • Làm lành tổn thương nhanh chóng: Dược liệu chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp khắc phục nhanh chóng vùng tổn thương tại cổ tử cung.
Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không giúp giảm đau và phục hồi hư tổn nhanh
Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không giúp giảm đau và phục hồi hư tổn nhanh

Trong Đông y, trầu không có vị cay, tính ấm và mang mùi hương đặc trưng; quy vào tỳ vị, kinh phế và giúp tiêu viêm, sát trùng. Bên cạnh đó, trầu không còn chứa tinh dầu có khả năng diệt nấm, liên cầu khuẩn và ức chế sự phát triển của hại khuẩn.

Từ những tác dụng kể trên, có thể thấy trầu không sẽ điều trị hiệu quả các loại song cầu, tụ cầu, hại khuẩn,… Nếu chị em điều trị theo đúng hướng dẫn, bệnh viêm cổ tử cung có thể nhanh chóng bị đẩy lùi.

Những cách chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo điều trị bằng lá trầu không. Chị em có thể tham khảo và thực hiện những phương pháp sau:

Sử dụng lá trầu không riêng lẻ

Việc điều trị lá trầu không riêng lẻ vẫn giúp người bệnh bảo đảm nguyên vẹn dược tính. Khi sử dụng thường xuyên, chị em sẽ loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm ngứa và làm giảm khó chịu. Đồng thời, người bệnh còn loại bỏ mùi hôi ở vùng kín và ức chế sự sinh trưởng của hại khuẩn.

Thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch lá trầu không, bạn đun với nước trong 15 phút
  • Thêm một lượng muối vừa phải, hòa tan, tắt bếp và đổ ra chậu
  • Chờ nước nguội bớt là bạn có thể xông hơi vùng kín
  • Sau khi xông, chị em nên sử dụng phần nước này để vệ sinh bên ngoài âm đạo

Lưu ý, tuyệt đối không ngâm cả vùng kín vào chậu nước. Điều này có thể làm tổn thương cô bé và tạo điều kiện để hại khuẩn phát triển.

Kết hợp lá trầu không và muối

Trầu không và muối đều là nguyên liệu có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao. Nếu kết hợp hai dược liệu với nhau, chị em có thể làm giảm dịch tiết âm đạo và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Từ đó, vùng kín hết mùi hôi khó chịu, bạn cũng ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm.

Chị em có thể kết hợp trầu không với muối để gia tăng hiệu quả
Chị em có thể kết hợp trầu không với muối để gia tăng hiệu quả

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa muối và 7 – 10 lá trầu không
  • Ngâm trầu không với nước muối
  • Đung dược liệu với 1 lít nước, đợi nước sôi khoảng 15 phút thì bạn thêm 2 thìa muối
  • Khi nước có độ ấm vừa phải, bạn hãy xông hơi vùng kín khoảng 3 – 4 lần/ tuần

Điều trị bằng lá trầu không và húng quế

Tác dụng của húng quế là kháng sinh, kháng khuẩn nhằm tiêu diệt yếu tố gây nấm ngứa. Do đó, đây là dược liệu được sử dụng phổ biến để chữa viêm cổ tử cung.

Thực hiện:

  • Sơ chế sạch 10 lá húng quế và ngâm với nước muối trong 3 phút
  • Thái nhỏ thảo dược rồi xay nhuyễn để thu lấy nước cốt
  • Bạn lọc bã, phần nước đem hòa với nước ấm
  • Sử dụng hỗn hợp này để vệ sinh bên ngoài âm đạo

Lá trầu không kết hợp với cây khổ sâm

Khổ sâm dịu nhẹ, giúp kháng khuẩn và kích thích hồi phục vùng viêm nhiễm. Nhờ vậy, thảo dược có khả năng chống lại tình trạng thương tổn lâu ngày.

Thực hiện:

  • Bạn rửa sạch khoảng 10 lá trầu không và 100g khổ sâm
  • Đem thảo dược đun chung với 2 lít nước
  • Khi nước còn ấm, chị em hãy xông hơi vùng kín cho đến khi nước nguội
  • Lưu ý, bạn nên ngồi cách chậu một khoảng nhất định để hạn chế nguy cơ bị bỏng

[pr_middle_post]

Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không cần lưu ý gì?

Bệnh nhân cần hiểu rõ, cách điều trị bằng lá trầu không chỉ phù hợp với người mắc bệnh viêm cổ tử cung nhẹ. Với trường hợp bị viêm nặng, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ.

Muốn trị bệnh bằng trầu không hiệu quả, chị em cần lưu ý một số vấn đề
Muốn trị bệnh bằng trầu không hiệu quả, chị em cần lưu ý một số vấn đề

Muốn quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả, chị em nên sử dụng lá trầu có hình dạng nhỏ, không bị úa vàng và có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ một số hướng dẫn sau:

  • Kiên trì điều trị trong 1 – 2 tháng để đạt được kết quả tốt. Người bệnh không nên nóng vội vì có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn
  • Trong quá trình điều trị, bạn nên sơ chế sạch các nguyên liệu để loại bỏ chất độc hại
  • Người có cơ địa nhạy cảm không nên sử dụng trầu không vì có thể xảy ra biến chứng
  • Nếu người bệnh áp dụng biện pháp này trong 2 – 3 tháng nhưng không thấy cải thiện, hãy thay đổi phương pháp.

Cách chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không sẽ đạt kết quả tốt khi người bệnh kết hợp với lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, chị em đừng quên thường xuyên thăm khám phụ khoa để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe tại vùng kín.

4.7/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?