Viêm tái tạo cổ tử cung là gì? Cách điều trị hiệu quả và an toàn nhất

Viêm tái tạo cổ tử cung là biến chứng xảy ra chủ yếu ở đối tượng từ 25 – 40 tuổi. Tình trạng này có thể phát triển theo chiều hướng xấu và là mầm mống gây ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em cần có biện pháp điều trị kịp thời nếu không muốn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Viêm tái tạo cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Cổ tử cung là cơ quan được bao bọc bởi 2 lớp cơ ngang và cơ dọc. Hàng tháng, cổ tử cung mở 2 lần trong lúc hành kinh và khi rụng trứng. Vì vậy, hình ảnh cổ tử cung có thể thay đổi theo thời gian, đồng thời, nó còn có sự thay đổi theo từng độ tuổi.

Nếu cổ tử cung bị vi khuẩn xâm nhập, nguyên tắc hoạt động của cơ quan này sẽ bị xáo trộn và gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, vì bệnh viêm cổ tử cung rất phổ biến nên nhiều bệnh nhân không quan tâm đến tình trạng viêm tái tạo cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung tái tạo là gì?

Thực chất, viêm tái tạo cổ tử cung là biến chứng của quá trình hồi phục lộ tuyến cổ tử cung trở về trạng thái chưa bị viêm nhiễm. Trong thời kỳ này, các tế bào lộ tuyến bị viêm nhiễm chịu sự tác động của yếu tố nào đó khiến hoạt động tái tạo phát sinh theo chiều hướng xấu.

Tuy nhiên, đây không phải bệnh mà là tình trạng cổ tử cung bị lộ tuyến đang trong quá trình phục hồi. Những tế bào tuyến bao quanh cổ tử cung có thể được thay thế bởi tế bào mới trong một thời gian nhất định. Quá trình diễn ra kéo dài trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào từng đối tượng.

Viêm tái tạo cổ tử cung là biến chứng xuất hiện trong quá trình phục hồi lộ tuyến cổ tử cung
Viêm tái tạo cổ tử cung là biến chứng xuất hiện trong quá trình phục hồi lộ tuyến cổ tử cung

Tình trạng này xảy ra khi cổ tử cung dần chuyển sang trạng thái “mịn màng” của vùng lộ tuyến nằm sâu bên trong và dần biến mất khỏi tử cung. Khi các tế bào tái tạo theo chiều hướng sai lệch, chúng rất dễ gây viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây viêm tái tạo cổ tử cung

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu bởi sự tấn công của trùng roi, virus, vi khuẩn, nấm. Để hại khuẩn có điều kiện phát triển trong âm đạo cần có những yếu tố sau:

  • Dị ứng: một số người có thể bị dị ứng với băng vệ sinh, bao cao su hoặc hoạt chất chứa trong thuốc diệt tinh trùng…
  • Rối loạn hormone estrogen: sự tăng giảm bất thường của nội tiết tố nữ làm mất cân bằng hệ vi sinh tại vùng kín và làm hại khuẩn phát triển quá mức.
  • Quan hệ tình dục thiếu điều độ: làm tình quá mức cho phép, giao hợp với cường độ mạnh, quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Vệ sinh vùng kín sai cách: thụt, rửa âm đạo quá sâu, chà sát mạnh hoặc dùng dung dịch vệ sinh chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh đã làm mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo.

ĐỌC NGAY: Sai lầm PHỔ BIẾN của không ít chị em khi điều trị viêm cổ tử cung

Dấu hiệu nhận biết viêm tái tạo cổ tử cung

Triệu chứng của viêm cổ tử cung gần giống với viêm tái tạo cổ tử cung, điều này khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát hiện bệnh lý. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm: huyết trắng có màu lạ (xanh, vàng); khí hư ra nhiều bất thường; âm đạo ngứa ngáy và có mùi hôi;… Tình trạng viêm tái tạo cũng được chia thành 3 cấp độ với các biểu hiện sau:

  • Viêm tái tạo cấp 1: Khu vực tổn thương chiếm 30% diện tích bề mặt cổ tử cung. Lúc này, bệnh nhân mơ hồ cảm thấy dịch tiết âm đạo ra nhiều, vón thành từng cục, ngứa và hôi âm đạo,…
  • Viêm tái tạo cấp 2: Ở thời kỳ này, triệu chứng của cấp độ 1 xuất hiện dày đặc và dễ nhận biết hơn. Khi quan hệ chị em có thể bị đau và xuất huyết âm đạo.
  • Viêm tái tạo cổ tử cung cấp 3: Cơn đau tại vùng chậu trở nên nghiêm trọng, tiểu tiện đau rát, cơ thể mệt mỏi. Ở cấp độ 3, phạm vi thương tổn đã chiếm tới 70%, nhiều trường hợp tình trạng viêm còn chiếm toàn bộ diện tích.
Khi viêm tái tạo cổ tử cung ở cấp độ 3 nghĩa là bệnh đang có xu hướng nghiêm trọng
Khi viêm tái tạo cổ tử cung ở cấp độ 3 nghĩa là bệnh đang có xu hướng nghiêm trọng

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc viêm tái tạo, trong quá trình chữa viêm cổ tử cung chị em nên thường xuyên đi thăm khám. Hoạt động khám sức khỏe sẽ góp phần rút ngắn thời gian khỏi bệnh và bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Viêm tái tạo cổ tử cung có nguy hiểm không?

Viêm tái tạo cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh sản. Các triệu chứng khó chịu khiến chị em thiếu tự tin trong cuộc sống.

Rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng hiếm muộn, vô sinh chỉ vì không chữa trị bệnh cẩn thận. Bên cạnh đó, việc thiếu sự kiểm soát bệnh lý còn làm gia tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này có thể điều trị bằng kháng sinh. Điều quan trọng là người bệnh cần bám sát theo phác đồ của chuyên gia.

Phương pháp điều trị viêm tái tạo cổ tử cung

Hiện tại, biện pháp điều trị viêm tái tạo cổ tử cung chủ yếu chỉ định cho trường hợp nhiễm trùng. Mục đích chính là loại bỏ triệu chứng, dị nguyên và hạn chế biến chứng xấu.

Chữa viêm cổ tử cung tái tạo bằng thuốc tây

Thuốc tây có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus, nấm. Bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc khác nhau để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng tại cổ tử cung. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp do lậu cầu: Nhóm kháng sinh chỉ sử dụng một liều duy nhất như Ofloxacin, Cefixim, Levofloxacin… Trường hợp đang mang thai, chuyên gia sẽ tiêm thêm Ceftriaxone (một liều duy nhất).
  • Đối với trường hợp do Chlamydia: Gồm nhóm thuốc kháng sinh như Doxycyclin, Azithromycin, Tetracyclin… Bệnh nhân chỉ sử dụng Azithromycin với liều duy nhất. Những loại kháng sinh này có thể được sử dụng liên tục trong 1 tuần. Bác sĩ sẽ kê thêm cho chồng hoặc bạn tình thuốc Metronidazol (liều duy nhất) để hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Trường hợp người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nóng sốt, đau nhức, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng Paracetamol với thuốc chống viêm không Steroid.
Mỗi loại thuốc sẽ được chỉ định cho một nguyên nhân phù hợp
Mỗi loại thuốc sẽ được chỉ định cho một nguyên nhân phù hợp
  • Đối với trường hợp do nấm, trùng roi, virus: Mặc dù trường hợp này khá hiếm nhưng vẫn có người mắc phải. Để loại bỏ dị nguyên trên, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc như Acyclovir, Isoprinosine (chống virus) hoặc Metronidazol, Ornidazol (chống nấm),…

Công dụng của thuốc Tây khá nhanh tuy nhiên chỉ làm xoa dịu bớt triệu chứng, giảm viêm phần nào chứ không giải quyết căn nguyên bên trong cơ thể gây ra tình trạng viêm tái tạo cổ tử cung. Do đó, khả năng tái phát sau khi điều trị khá cao.

Biện pháp can thiệp tại nhà

Cách chữa bệnh tại nhà tương đối an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân bị viêm cổ tử cung ở cấp độ 1. Những mẹo điều trị tại nhà người bệnh có thể tham khảo thực hiện:

Lá bàng

  • Rửa sạch lá bàng bánh tẻ và đun với 2 lít nước.
  • Đợi nước sôi và thêm 2 thìa muối, đun thêm trong 15 – 20 phút.
  • Đổ nước ra chậu và xông từ 2 – 3 lần/ ngày.

Cây khổ sâm

  • Rửa khổ sâm với nước, cắt nhỏ và sao vàng.
  • Tán thảo dược thành bột mịn và hòa với nước ấm.
  • Người bệnh nên uống hỗn hợp 2 lần/ ngày trước các bữa ăn. Ngoài ra, có thể xông hoặc rửa âm đạo bằng nước khổ sâm
Người bệnh có thể áp dụng cách điều trị bằng cây khổ sâm
Người bệnh có thể áp dụng cách điều trị bằng cây khổ sâm

Lá lốt

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm nghệ, lá lốt, phèn chua.
  • Sơ chế sạch các thảo dược và cho vào nồi, đổ nước ngập 2 đốt tay.
  • Đun nước sôi, vặn nhỏ lửa, hầm trong 15 phút
  • Sử dụng phần nước khổ sâm để xông hơi và vệ sinh âm đạo.

Lưu ý, những người bị viêm tái tạo cấp độ 2,3 không nên áp dụng biện pháp này. Trường hợp viêm nặng, người bệnh có thể kết hợp giữa biện pháp chữa viêm cổ tử cung tại nhà với cách chữa chuyên sâu để gia tăng hiệu quả.

Việc phụ thuộc vào các mẹo dân gian chỉ giúp xoa dịu triệu chứng, giảm bớt khí hư tại vùng kín chứ không tác động để các tế bào lộ tuyến ở cổ tử cung tái tạo và rút dần vào bên trong do đó khả năng tái bệnh ngay sau khi ngừng áp dụng mẹo là rất cao.

Cách điều trị ngoại khoa

Khi phương pháp điều trị nội khoa không mang tới hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật ngoại khoa bằng các cách sau:

  • Nhiệt trị liệu: Bác sĩ dùng mỏ vịt mở rộng âm đạo rồi dùng vật tỏa nhiệt tác động đến mô để phá hủy tế bào bị viêm. Thời gian để phá hủy mô là 4 tuần. Chị em có thể thấy dịch tiết âm đạo dính máu sau khi phẫu thuật, tuy nhiên hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.
  • Biện pháp laser: Chuyên gia chiếu tia laser cường độ cao vào mô bệnh để phá hủy chúng. Sau 2 – 3 tuần phẫu thuật, người bệnh sẽ thấy lẫn máu trong dịch âm đạo. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ được áp dụng khi bệnh kéo dài và phát triển quá nặng.
  • Điều trị bằng áp lạnh: Cách thực hiện là sử dụng khí nitơ hóa lỏng để phá hủy mô tế bào bị tổn thương. Thời gian điều trị và phục hồi khá nhanh, người bệnh không phải chịu các cơn đau khó chịu.

Biện pháp ngoại khoa có tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu chị em không tìm đúng cơ sở điều trị, nhiều khả năng sẽ gặp tình trạng xuất huyết, nhiễm trùng, có sẹo thâm. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến bệnh viện uy tín để tiến hành phẫu thuật.

Biện pháp ngoại khoa vẫn tiềm ẩn rủi ro nên người bệnh cần thận trọng khi thực hiện
Biện pháp ngoại khoa vẫn tiềm ẩn rủi ro nên người bệnh cần thận trọng khi thực hiện

Bên cạnh đó, việc xâm lấn loại bỏ cả một khu vực các tế bào viêm nhiễm đòi hỏi tế bào phải tái tạo một lần nữa. Trong quá trình này, khí hư sẽ xuất tiết rất nhiều ở vùng kín. Giai đoạn này kéo dài từ 1-2 tuần đến cả tháng khiến chị em khá bất tiện.

Điều trị viêm tái tạo cổ tử cung bằng Đông y

Nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là loại bỏ viêm nhiễm, tái tạo môi trường âm đạo đồng thời điều hòa nội tiết. Vì nguyên nhân hình thành bệnh đến từ sự hư tổn của tạng phủ nên người bệnh cần nâng cao chức năng của tạng.

[pr_middle_post]

Đông y không chỉ điều trị phần nổi mà còn tập trung giải quyết tận gốc. Phương pháp này sử dụng bài thuốc lành tính nên không gây xâm lấn vùng kín. Đó là lý do Đông y phù hợp với cả phụ nữ trong thời kỳ thai sản, mẹ đang cho con bú và nhiều người có cơ địa nhạy cảm.

Sau khi kiên trì điều trị bằng thuốc Đông y, người bệnh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, chữa lành các tổn thương đường sinh dục lâu bền. Đồng thời thuốc Đông y có thể phục hồi chức năng sinh sản cho người bệnh. 

Viêm tái tạo cổ tử cung không phải bệnh nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần người bệnh bám sát theo phác đồ điều trị của chuyên gia, hiện tượng này sẽ sớm được đẩy lùi. Điều quan trọng là chị em nên thường xuyên thăm khám để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.

4.8/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?