Hướng dẫn 4 cách chữa mề đay bằng lá trầu không hiệu quả, an toàn

Chữa mề đay bằng lá trầu không cũng là một cách trị mề đay được dân gian sử dụng rất nhiều. Đây được coi là một trong những cách trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất. Vậy sử dụng lá trầu không như thế nào để mang lại hiệu quả điều trị mề đay tốt nhất và cần lưu ý gì khi sử dụng, tất cả những vấn đề đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thành phần, công dụng của lá trầu không

Lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm mạnh, có công dụng trừ phong thấp, trừ hàn khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát khuẩn. Trong Đông y được sử dụng chữa các bệnh: Đau đầu, đau bụng, cảm mao, hen suyễn, đau nhức xương khớp,… và các bệnh ngoài da.

Trong lá trầu có chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, chủ yếu là: betel-phenol (đồng phân của eugenol) và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Các hoạt chất này có khả năng sát khuẩn, chống viêm và ức chế quá trình phát triển của một số loại vi khuẩn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, lá trầu không có tác dụng chữa lành vết thương ngoài da nhanh chóng, hiệu quả. Do vậy, từ xa xưa lá trầu không đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có nổi mề đay mẩn ngứa.

Chữa mề đay bằng lá trầu giúp giảm nhanh tình trạng ngứa và nổi mẩn trên da. Từ đó giúp da nhanh hồi phục, giảm nguy cơ mẩn ngứa lan rộng, da bong tróc hoặc viêm nhiễm.

Các thành phần trong lá trầu có công dụng trị mề đay rất tốt
Các thành phần trong lá trầu có công dụng trị mề đay rất tốt

Hướng dẫn 4 cách chữa mề đay bằng lá trầu không

Trị mề đay bằng lá trầu là một trong những phương pháp chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách sử dụng thường đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Sau đây là 5 cách chữa mề đay bằng lá trầu hiệu quả, an toàn nhất:

Sử dụng lá trầu đắp trực tiếp lên da

Cách chữa mề đay bằng lá trầu không này tương đối đơn giản mà hiệu quả. Các tinh chất có trong lá trầu sẽ thấm sâu vào da và loại bỏ mẩn ngứa mề đay.

  • Chuẩn bị 15g lá trầu tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát lá trầu với 2g muối hạt.
  • Bọc hỗn hợp vào mảnh vải mỏng đã giặt sạch, sau đó đắp lên vùng da nổi mẩn ngứa.
  • Giữ trong khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch da bằng nước ấm.

Lưu ý khi chườm lá trầu không:

  • Cần rửa sạch vùng da nổi mẩn ngứa trước khi đắp hỗn hợp.
  • Đắp 2 lần/ ngày, kiên trì trong khoảng 3 – 5 ngày.
  • Phương pháp này phù hợp đối với tình trạng mề đay nhẹ, chỉ tập trung ở 1 số khu vực.

Chữa mề đay bằng cách tắm nước lá trầu không

Tắm nước lá trầu không giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, ngăn ngừa mẩn ngứa lây lan. Đây là biện pháp phù hợp với tình trạng mề đay mọc dày, nổi khắp cơ thể.

  • Rửa sạch 50g lá trầu tươi bằng nước muối pha loãng.
  • Đun sôi lá trầu cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Thêm muối hạt và đun thêm 3 phút rồi tắt bếp.
  • Đợi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh cho độ ấm vừa đủ rồi tắm.
  • Khi tắm nên lấy bã lá trầu chà xát lên vùng da nổi mẩn để giúp giảm mẩn ngứa nhanh hơn.
  • Kiên trì tắm nước lá trầu không mỗi ngày để tình trạng bệnh nhanh khỏi.
Kiên trì tắm nước lá trầu mỗi ngày để nhanh trị khỏi mẩn ngứa, mề đay
Kiên trì tắm nước lá trầu mỗi ngày để nhanh trị khỏi mẩn ngứa, mề đay

Dùng nước lá trầu không bôi ngoài da

Cách sử dụng này cũng giúp cho tinh chất lá trầu thấm sâu vào da loại bỏ triệu chứng mẩn ngứa.

  • Lấy 20g lá trầu tươi rửa sạch bằng nước muối loãng và để ráo nước.
  • Giã nát lá trầu rồi hãm với nước sôi như pha chè.
  • Chắt lấy nước cốt, dùng vải khô sạch thấm nước cốt bôi lên vùng da mẩn ngứa.
  • Sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả trị mề đay tốt nhất.

Hãm lá trầu không lấy nước uống

Ngoài những cách trên, người bệnh cũng có thể uống nước lá trầu không để chữa mề đay.

  • Lấy 10 – 15 lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
  • Vò nát lá trầu và hãm cùng nước sôi như pha chè.
  • Chắt lấy nước uống hàng ngày.

Cách sử dụng lá trầu này dễ gây ra một số phản ứng cho cơ thể. Vì vậy khuyến cáo người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em,… không nên sử dụng.

Uống nước lá trầu cũng là phương pháp trị bệnh được nhiều người sử dụng
Uống nước lá trầu cũng là phương pháp trị bệnh được nhiều người sử dụng

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá trầu

Để chữa mề đay an toàn và hiệu quả khi điều trị bệnh bằng lá trầu không, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:

  • Nên tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của bản thân.
  • Không nên gãi, chà xát khiến da bị xước, nếu để bị xước, da dễ nhiễm trùng và tình trạng bệnh có nguy cơ nặng hơn.
  • Giữ gìn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nên sử dụng nước sạch để vệ sinh cơ thể
  • Tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như khói bụi, lông động vật, hóa chất,…
  • Nên bổ sung các chất có lợi cho quá trình điều trị mề đay: nước khoáng, rau quả tươi chứa vitamin, thực phẩm giàu omega 3,… Tránh xa chất kích thích, đồ cay, đồ hộp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, hải sản,… Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng này sẽ khiến tình trạng da tồi tệ hơn.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý. Bạn nên giữ cho tinh thần thoải mái, không stress. Cùng với đó tập luyện giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng, chống lại một số bệnh hiệu quả.
  • Tình trạng mẩn ngứa lâu ngày không khỏi hoặc có xu hướng nặng hơn cần gặp bác sĩ da liễu để điều trị.

Chữa mề đay bằng lá trầu không rất hiệu quả nếu bạn sử dụng đúng cách. Sử dụng lá trầu không hàng ngày giúp giảm nhanh các nốt mẩn ngứa trên da. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Để bệnh nhanh khỏi, không gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?