5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ Tại Nhà Cực An Toàn, Hiệu Quả (2022)

Chữa mề đay bằng lá hẹ là bài thuốc dân gian được sử dụng từ lâu đời và có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh, cải thiện triệu chứng rất tốt. Cách chữa này rất phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng lá hẹ chữa mề đay và lưu ý khi dùng để giúp người bệnh có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thành phần, công dụng của lá hẹ

Lá hẹ có tên gọi khác là Cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,… Cây thuộc họ hành (Alliaceae), được phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Á. 

Theo nghiên cứu Tây y, trong 1 kg lá hẹ có chứa tới 5 – 10g đạm; 5 – 30g đường, 20 mg vitamin A; 89g vitamin C; 212 mg P; 263 mg Ca và rất nhiều chất xơ… Các chất này có công dụng chữa bệnh mỡ máu, bảo vệ tuyến tụy, thanh lọc máu, chữa đau xương khớp, bảo vệ da,… Ngoài ra, lá hẹ còn chứa chất odorin, allcin, sulfit là những kháng sinh tự nhiên chống tụ cầu và nhiều vi khuẩn khác. 

Trong Đông y, có vị cay, hơi chua, tính ấm, không chứa độc và có mùi hăng nồng đặc trưng. Công dụng thanh độc, bổ dương, ôn trung, hành khí, cầm máu, tán huyết, tiêu đờm,…

Chữa mề đay bằng lá hẹ rất an toàn, hiệu quả
Chữa mề đay bằng lá hẹ rất an toàn, hiệu quả

Do vậy, lá hẹ được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị viêm nhiễm, giảm đau, cầm máu hiệu quả,… Đặc biệt, chữa mề đay bằng lá hẹ cũng là bài thuốc được sử dụng từ lâu đời và cho hiệu quả rất tốt.

5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ

Có rất nhiều cách trị mề đay bằng lá hẹ, người bệnh có thể tắm, uống nước hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác. Mỗi cách chữa sẽ có những ưu điểm và tác dụng điều trị nhất định với tình trạng bệnh. Người bệnh có thể thử một số mẹo bằng lá hẹ dưới đây khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh mề đay khó chịu trên da:

Cách 1: Trị mề đay bằng cách tắm nước lá hẹ

Tắm nước lá hẹ có công dụng làm sạch cơ thể, làm mát da và giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Nguyên liệu: Lá hẹ + Muối trắng hạt to

Cách làm: 

  • Lấy lá hẹ tươi, rửa sạch và cắt thành khúc khoảng 2 – 3 cm
  • Cho lá hẹ vào nồi đun cùng 2 – 3 lít nước, đun trong vòng 5 – 10 phút
  • Bỏ thêm một ít muối trắng
  • Cho nước ra chậu, để nguội hoặc pha thêm nước lạnh
  • Nước dùng để tắm, phần bã lá hẹ dùng để đắp và massage vùng da nổi mề đay

Cách 2: Uống nước lá hẹ trị mề đay

Uống nước lá hẹ có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể từ đó giảm các triệu chứng nổi mề đay khó chịu nhanh chóng, hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g lá hẹ tươi + Đường phèn (tùy khẩu vị)

Cách làm:

  • Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để ráo nước
  • Cho lá hẹ đun cùng 500ml nước, đun sôi thì để lửa nhỏ đun thêm khoảng 20 phút
  • Cho thêm đường phèn vào và uống khi nước còn ấm
Uống nước lá hẹ là một cách chữa mề đay hiệu quả
Uống nước lá hẹ là một cách chữa mề đay hiệu quả

Bạn có thể cho thêm đường phèn vào uống cùng hoặc không tùy theo khẩu vị cá nhân. Để giữ được dược tính tốt nhất, khi uống bạn không nên cho thêm đường phèn.

Lưu ý: Chữa mề đay bằng cách uống nước lá hẹ không nên sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Cách 3: Chữa mề đay bằng cách chườm nóng lá hẹ

Với các trường hợp bị mề đay nổi mẩn và ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt khi bị mề đay do thời tiết lạnh thì cách chườm nóng lá hẹ có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh rất tốt.

Nguyên liệu: Lá hẹ tươi + Muối trắng + Khăn sạch

Cách làm:

  • Dùng nước muối loãng rửa sạch lá hẹ và để ráo nước (có thể phơi khô)
  • Cho lá hẹ vào chảo đã làm nóng, thêm muối trắng và sao đều trong 3 – 5 phút
  • Cho lá hẹ ra khăn sạch đã chuẩn bị và chườm lên vùng da
  • Lá hẹ nguội lại cho lên chảo sao và chườm tiếp

Lưu ý: Bạn không nên đắp khi còn quá nóng vì dễ gây tổn thương da. Và nên sử dụng cách đắp lá hẹ này 2 lần/ngày để đạt hiệu quả giảm ngứa tốt nhất.

Cách 4: Đắp nước lá hẹ

Nguyên liệu: Lá hẹ

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá hẹ và để ráo nước
  • Cho lá hẹ vào máy xay sinh tố để xay hoặc giã nát
  • Dùng nước lá hẹ thoa lên
  • Để 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Lưu ý: 

  • Trước khi đắp nước lá hẹ, cần phải vệ sinh vùng da bị mề đay sạch sẽ.
  • Nếu bạn da bị xước hay có vết thương hở thì không nên đắp nước lá hẹ.

Cách 5: Nấu các món ăn với lá hẹ

Lá hẹ là gia vị thường sử dụng trong nấu ăn. Có rất nhiều món ăn được kết hợp với lá hẹ như: Trứng rán lá hẹ, canh đậu phụ lá hẹ, chả giò hẹ, canh sườn lá hẹ,… Các món ăn này vừa làm thay đổi khẩu vị cho bữa cơm hàng ngày, vừa giúp trị mề đay.

Hướng dẫn cách nấu canh đậu phụ lá hẹ:

Chuẩn bị: 100g lá hẹ; 2 bìa đậu phụ, 1 củ hành tím

Cách dùng:

  • Lá hẹ rửa sạch bằng nước muối loãng rồi cắt thành khúc vừa ăn
  • Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông nhỏ
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ
  • Phi thơm hành tím rồi cho nước vào đun sôi. Cho thêm đậu vào chờ đun sôi thì thả nốt lá hẹ đã cắt khúc vào. Đun đến khi lá hẹ chín là được. 
Có thể chữa mề đay bằng cách ăn các món ăn có lá hẹ
Có thể chữa mề đay bằng cách ăn các món ăn có lá hẹ

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá hẹ

Một số lưu ý khi trị mề đay bằng lá hẹ để tình trạng bệnh nhanh khỏi:

  • Nên sử dụng lá hẹ còn tươi, không có chất bảo quản hay chất hóa học. Trước khi sử dụng cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá.
  • Chữa mề đay bằng lá hẹ cần kiên trì sử dụng thường xuyên, không được nóng vội. Vì đây là thảo dược thiên nhiên nên cần thời gian dài để hấp thụ và phát huy công dụng.
  •  Nếu phát hiện cơ thể có phản ứng bất thường cần ngưng sử dụng. Khi có các biểu hiện khó thở, chóng mặt, sưng mí mắt, đau họng,… cần đến gặp ngay bác sĩ.
  • Trị mề đay bằng lá hẹ đạt hiệu quả tốt nhất nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hàng ngày. 

Trên đây là 5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ tại nhà cực an toàn mà bạn cần biết. Các cách sử dụng lá hẹ này thực hiện rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm kiếm. Khi có dấu hiệu mề đay, bạn có thể sử dụng một trong năm cách trên trị hết mụn, ngứa trên da.

Tuy lá hẹ có thể giúp người bệnh giảm sưng, giảm ngứa ngoài da nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Hơn nữa, sử dụng lá hẹ không thể điều trị được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, khiến các triệu chứng nổi mề đay có thể dễ dàng quay lại, tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh chỉ nên xem đây là giải pháp hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân mề đay cũng nên tìm kiếm, áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm bệnh, ngăn ngừa tái phát.

XEM THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?