TOP 6 Cách Trị Mề Đay Bằng Muối Cực Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Phương pháp trị mề đay bằng muối là một trong những mẹo dân gian được truyền tai nhau rộng rãi. Thành phần chất hoạt động trong muối giúp giảm cảm giác ngứa, mẩn đỏ và ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm trên da. Dưới đây là Top 6 cách chữa mề đay bằng muối đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thử áp dụng.

Công dụng của muối trong điều trị bệnh mề đay

Mề đay là một bệnh lý da liễu thường gặp và gây khó chịu cho người bệnh. Lúc này, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng như sốc phản vệ, nhiễm trùng…

Muối là một gia vị quen thuộc không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Hơn nữa, muối còn là một nguyên liệu khá phổ biến trong các mẹo dân gian chữa bệnh da liễu. Theo y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, có khả năng sát khuẩn và tiêu viêm rất tốt. Chính vì thế, muối thường được sử dụng để điều trị các bệnh như mề đay, mẩn ngứa, viêm nhiễm da…

Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm nên được sử dụng để điều trị bệnh mề đay
Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm nên được sử dụng để điều trị bệnh mề đay

Theo nghiên cứu khoa học, muối có chứa thành phần chính là NaCl. Chất này có đặc tính sát khuẩn, giảm ngứa và tiêu viêm hiệu quả. Nhờ đó, khi kết hợp muối ăn với các loại thảo dược khác, hỗn hợp này sẽ giúp cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa nhanh chóng. 

Ngoài ra, muối còn có tác dụng làm mát cho da. Vì thế, ngoài việc cải thiện tình trạng mề đay, muối còn giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm như sốt, khó ngủ… Do muối là nguyên liệu lành tính, ít gây các tác dụng phụ nên cách trị mề đay bằng muối được nhiều người lựa chọn. 

Top 6 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả cao

Bạn có thể sử dụng muối đơn độc hoặc kết hợp muối với các dược liệu khác để chữa bệnh mề đay. Dưới đây là các cách chữa bệnh mề đay bằng muối hiệu quả, đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà:

Ngâm rửa da với nước muối pha loãng

Sử dụng muối pha với nước ấm để ngâm da sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng. Đây là phương pháp điều trị đơn giản được áp dụng cho trường hợp nổi mề đay ở tay, chân.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 thìa muối tinh hòa tan với 2 lít nước sôi.
  • Đổ nước ra thau, để nước cho nguội bớt rồi sử dụng để ngâm vùng da bị tổn thương.
  • Ngâm rửa cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì rửa sạch da với nước.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày để giảm nhanh tình trạng mề đay. 

Lưu ý bạn cần chú ý nhiệt độ của nước khi ngâm rửa. Tránh sử dụng nước quá nóng gây bỏng da và kích ứng lên da. 

Trị mề đay bằng muối và lá trầu không

Trong dân gian, lá trầu không có tác dụng kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, mề đay hiệu quả. Bạn có thể kết hợp muối và lá trầu không để điều trị bệnh mề đay ngay tại nhà.

Hỗn hợp muối và lá trầu không có tác dụng kiểm soát tình trạng mề đay, mẩn ngứa
Hỗn hợp muối và lá trầu không có tác dụng kiểm soát tình trạng mề đay, mẩn ngứa

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 5 lá trầu không và một ít muối trắng.
  • Rửa sạch lá, ngâm lá trong nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bạn cho muối và lá trầu không vào cối giã nát rồi đắp lên vùng da bị mề đay.
  • Sử dụng một miếng vải sạch để cố định lại.
  • Đợi khoảng 20 – 30 phút rồi tháo ra, vệ sinh da bằng nước sạch và lau khô. 
  • Bạn áp dụng cách này 2 lần/ngày, mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần để các triệu chứng giảm hẳn. 

Muối và ngải cứu chữa bệnh mề đay

Tương tự như lá trầu không, ngải cứu là một dược liệu dân gian điều trị bệnh mẩn ngứa, mề đay hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn vượt trội, hỗn hợp muối và ngải cứu sẽ giúp làm sạch da tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho ngải cứu và 50g muối vào chảo rang nóng.
  • Bạn để hỗn hợp nguội bớt rồi cho vào một chiếc túi chườm sạch.
  • Vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh rồi chườm hỗn hợp lên da để giảm ngứa.

Cách trị mề đay bằng muối và lá mướp

Phương pháp này đã được dân gian kiểm nghiệm và áp dụng từ rất lâu. Lá mướp có đặc tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Bài thuốc lá mướp và muối có thể ngăn ngừa viêm nhiễm trên da, kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, châm chích.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá mướp với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Trộn lá mướp với muối rồi đem giã nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da bị mề đay sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp lên.
  • Để yên trong khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Bạn thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày, các triệu chứng sẽ sớm thuyên giảm. 

Mướp đắng và muối làm giảm tình trạng mề đay

Mướp đắng không chỉ là một loại rau củ quen thuộc mà còn có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa. Bởi nó có chứa nhiều vitamin A, C, K và chất chống oxy hóa. Hỗn hợp muối và mướp đắng giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay và tăng cường hệ miễn dịch. 

Mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho làn da
Mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho làn da

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 3 – 4 quả mướp đắng và một muỗng muối.
  • Rửa sạch mướp đắng và xay nhuyễn để lấy nước.
  • Đun sôi nước mướp đắng rồi thêm vào 1 muỗng muối.
  • Bạn dùng hỗn hợp này để tắm hoặc thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Sau đó rửa da lại với nước và lau khô bằng khăn sạch.
  • Thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày để tiêu diệt các vi khuẩn trú ngụ trên da. 

Tắm nước muối và lá tía tô trị mề đay

Theo nghiên cứu khoa học, lá tía tô có chứa các hoạt chất chống viêm, chống dị ứng. Vì vậy, áp dụng bài thuốc lá tía tô và muối sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh mề đay tốt nhất. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho lá tía tô vào nồi nước và đun sôi trong khoảng 5 phút.
  • Bạn cho thêm một ít muối trắng vào nồi nước, để khoảng 10 phút cho nước nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để tắm, ngâm rửa vùng da bị mề đay.
  • Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần để các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. 

Lưu ý khi áp dụng cách trị mề đay bằng muối

Thực tế, cách trị mề đay bằng muối chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở mức độ nhẹ. Các cách kể trên không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị bệnh mề đay. Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý kỹ những vấn đề sau khi chữa bệnh mề đay tại nhà bằng muối:

  • Tuyệt đối không được sử dụng muối để điều trị cho những vết thương hở, chảy máu. Điều này sẽ khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn và vùng da sẽ bị tổn thương nặng.
  • Việc lạm dụng muối sẽ khiến da bị khô, nhạy cảm và dễ kích ứng. Bạn nên cân nhắc điều chỉnh liều lượng muối cho phù hợp khi điều trị bệnh mề đay.
  • Hiệu quả trị mề đay bằng muối còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ viêm nhiễm của người bệnh. 
  • Muối thường phát huy công dụng chữa bệnh khá chậm. Vì thế, người bệnh nên kiên trì sử dụng nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Trước khi áp dụng chữa mề đay bằng muối, người bệnh nên vệ sinh da sạch sẽ.
  • Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông thú vật, bụi bẩn, côn trùng…
  • Ở những trường hợp bệnh mề đay chuyển biến nặng, người bệnh nên nhanh chóng đến bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các cách trị mề đay bằng muối đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp này, người bệnh nên chủ động xây dựng một thói quen sống lành mạnh, khoa học để rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh mề đay tái phát. 

5/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?