3 Cách Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Đơn Giản

Dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa là một bài thuốc rẻ tiền mà hữu hiệu được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Cho dù ngày nay y học hiện đại đã rất phát triển, song các bài thuốc nam này vẫn được nhiều người tin tưởng nhờ tính an toàn, lành tính và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng hiệu quả loại cây này trong điều trị bệnh viêm da cơ địa

Công dụng chữa bệnh của cây sài đất

Cây sài đất thuộc họ nhà cúc Asteraceace, còn thường được gọi bằng những cái tên khác như Hoa múc, Cúc nháp, Húng trám,… Đây là loại cây mọc dại, ưa nơi râm mát, nhiều độ ẩm, thường xuất hiện ở bờ ruộng, ven đường, vườn hoang,… Thân cây sài đất có màu xanh, được bao phủ bởi lông tơ trắng và cứng. Lá cây thuôn dài, nhọn ở hai đầu, mọc đối xứng. Hoa màu vàng tươi và có nhiều cánh.

Cây sài đất có công dụng giải độc, chống viêm rất hiệu quả
Cây sài đất có công dụng giải độc, chống viêm rất hiệu quả

Tuy là một loài cây dại nhưng sài đất lại là một vị thuốc được ứng dụng nhiều trong Đông y. Theo Y học cổ truyền, cây sài đất có vị ngọt, chua nhẹ, tính mát và chứa nhiều thành phần dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Cụ thể, cây sài đất có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giải trừ mụn nhọt, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, sưng tấy, nóng đỏ trên da,… Do đó, dân gian ta đã ứng dụng dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa từ lâu đời và lưu truyền đến ngày nay.

Theo nghiên cứu khoa học, trong cây sài đất có chứa nhiều thành phần dược tính mạnh như saponin, flavonoid, caroten cùng một số tinh dầu kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó còn có chlorophyll – một chất diệp lục cô đặc có tác dụng hỗ trợ làm lành tổn thương da. Như vậy, theo y học hiện đại thì việc dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa là hoàn toàn có cơ sở khoa học, đáng tin cậy.

Đối với bệnh viêm da cơ địa, vị thuốc sài đất sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng viêm,… Đồng thời, sài đất cũng đóng vai trò như một vị thuốc chống viêm tự nhiên, ngăn ngừa bệnh diễn tiến trầm trọng hơn. Cây sài đất không chứa độc tố nên là một vị thuốc rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Nhờ đó, bài thuốc dân gian cây sài đất chữa viêm da cơ địa vẫn luôn được tin dùng cho đến tận ngày nay.

3 cách dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Để chữa bệnh viêm da cơ địa từ sài đất, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương thức khác như từ đắp ngoài, uống trong hoặc dùng để tắm,… Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho 3 cách dùng phổ biến nhất:

Đắp cây sài đất trị viêm da cơ địa

Chuẩn bị: 1 nắm to sài đất tươi, 1 thìa muối trắng

Thực hiện: 

  • Đem rửa sài đất cho sạch hết bùn đất, bụi bẩn.
  • Ngâm sài đất vào bát nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho sài đất vào cối nhỏ, bỏ thêm một nhúm muối trắng sau đó giã thật nhuyễn, nát.
  • Vệ sinh sạch sẽ, khô ráo vùng da bị bệnh.
  • Đem hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng da cần chữa trị, cố định lại bằng băng gạc và thay thuốc 1 lần/ ngày.
  • Cách chữa viêm da cơ địa này có tác dụng làm mát da, xoa dịu đi triệu chứng ngứa ngáy, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và kích thích tái tạo da mới ở vùng da bị tổn thương.
Đắp cây sài đất chữa viêm da cơ địa là cách dùng vừa đơn giản vừa hiệu quả nhanh
Đắp cây sài đất chữa viêm da cơ địa là cách dùng vừa đơn giản vừa hiệu quả nhanh

Tắm nước cây sài đất trị viêm da cơ địa

Chuẩn bị: 1 nắm nhỏ sài đất tươi, 10g ô liên rô, 10g ké đầu ngựa, 2 lít nước sạch

Thực hiện:

  • 3 nguyên liệu trên đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Cho vào nồi cùng 2 lít nước sạch rồi đun sôi. 
  • Chờ nồi nước sôi trong khoảng 10 phút cho tiết ra hết dược chất rồi đem gạn bã, đổ nước ra chậu sạch.
  • Đợi cho nước hết nóng, chỉ còn âm ấm thì dùng để vệ sinh vùng da bị bệnh, sau đó pha thêm nước rồi tắm gội toàn thân.
  • Áp dụng cách này từ 1 – 2 lần/tuần để nhằm sát khuẩn và chống nhiễm trùng cho vùng da bị bệnh, đồng thời giảm bớt mẩn ngứa trên da.
Tắm nước từ cây sài đất sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
Tắm nước từ cây sài đất sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.

Uống thuốc từ cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Các bài thuốc uống với cây sài đất giúp giải độc gan, đào thải độc tố, không chỉ giảm trừ triệu chứng ngứa ngáy bên ngoài mà còn điều trị căn nguyên bệnh từ bên trong. Người bệnh có thể tham khảo 3 bài thuốc uống từ cây sài đất chữa viêm da cơ địa dưới đây:

Bài thuốc 1: Gồm 30g sài đất, 20g bồ công anh, 15g nhẫn đông hoa, 10g kim ngân, 10g thổ phục linh.

  • Đem tất cả các vị thuốc đi rửa sạch bụi bẩn, tạp chất sau đó cắt nhỏ thành từng khúc.
  • Bỏ thuốc vào ấm và thêm 500ml nước sạch rồi đun trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi cạn chỉ còn khoảng 1 nửa nước.
  • Đem chắt thuốc ra bát và uống khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng 1 thang/ ngày.

Bài thuốc 2: Gồm 30g sài đất, 15g kim ngân, 20g cây khúc khắc.

  • Đem rửa kỹ 3 vị thuốc trên cho sạch bụi bẩn.
  • Cho tất cả vào ấm, chế thêm 500ml rồi đun nhỏ lửa.
  • Chờ đến khi nước cạn dần còn chừng 200ml thì tắt bếp.
  • Chắt thuốc ra bát và uống ngay khi còn ấm.
  • Sử dụng 1 thang/ ngày.

Bài thuốc 3: Gồm 30g sài đất, 10g cam thảo, 15g ké đầu ngựa, 10g kim ngân.

  • Đem các vị thuốc đi rửa thật sạch tạp chất và bụi bẩn
  • Cho thuốc vào ấm cùng 500ml.
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chắt ra bát và uống vào sau bữa ăn.
  • Sử dụng 1 thang/ ngày.

Một số lưu ý khi dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa

Cây sài đất là vị thuốc dân gian thân thiện, lành tính và vô cùng an toàn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả chữa bệnh tối đa, khi áp dụng người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Khi hái sài đất để chữa bệnh, cần chú ý chọn cây tươi xanh và khỏe, không héo úa, đổi màu, ít dính tạp chất. Khi hái về cần bảo quản tốt, sử dụng sớm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc cây sài đất chữa viêm da cơ địa chỉ phù hợp với bệnh còn ở dạng nhẹ, tình trạng chưa quá nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh đã ở dạng nặng, có dấu hiệu lở loét, mưng mủ thì người bệnh không được tự ý chữa trị mà cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Một số lưu ý khi dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa
Một số lưu ý khi dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa
  • Bởi là một vị thuốc dân gian nên cây sài đất sẽ không cho hiệu quả tức thời, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì khi sử dụng. Tác dụng nhanh chậm của thuốc cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Những trường hợp có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với các thành phần trong cây sài đất nên thử áp dụng trước lên một vùng da nhỏ và theo dõi. Nếu không thấy có biểu hiện gì bất thường mới có thể sử dụng.
  • Dù thành phần cây sài đất không có chứa độc tố, song vẫn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng với đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Trong quá trình sử dụng nếu thấy có biểu hiện bất thường hoặc bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
  • Để hỗ trợ hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện sinh hoạt, nghỉ ngơi thật điều độ, ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh mau lành.

Bài thuốc nổi bật với sự kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm uống trong, ngâm rửa (tắm) bôi ngoài chiết suất 100% thảo dược. Sự kết hợp bộ 3 chế phẩm được bào chế theo cách truyền thống trên công nghệ hiện đại, tiện sử dụng. Thuốc được bào chế sẵn dưới dạng viên cao uống, nước sắc uống, dung dịch và tinh chất bôi da theo liều lượng cụ thể. Người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tốn thời gian thực hiện như các bài thuốc dân gian.

Xem Thêm: 

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?