Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thuộc nhóm viêm da khá phổ biến. Bệnh thường gây ra triệu chứng điển hình như viêm đỏ, đau rát và sưng ngứa trên da bé. Những triệu chứng bệnh sẽ cải thiện dần khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dấu hiệu điển hình của bệnh, cách chăm sóc cũng như điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương da mãn tính, thường khởi phát trong những năm đầu đời của trẻ (phổ biến nhất là từ 1-6 tuổi) và thuyên giảm dần khi trẻ trưởng thành. Bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và thường tái phát theo từng đợt nên gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Đối với trẻ sơ sinh, bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng khác như ỉa chảy, viêm tai giữa.

Thông thường, tổn thương da do viêm da cơ địa trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều ở vùng mặt. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp nặng, tổn thương da lan xuống cổ, lưng, bụng và chân, tay.

Tổn thương da do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Tổn thương da do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa là gì?

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, viêm da cơ địa nói chung cũng như viêm da cơ địa trẻ sơ sinh đều có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Theo số liệu thống kê, có đến khoảng 80% trẻ mắc viêm da cơ địa có bố mẹ mắc các bệnh như chàm tổ đỉa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa,…

Bên cạnh đó, có một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ như:

  • Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh nên chưa đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
  • Nhiễm trùng cấp: Bé sơ sinh mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa,… có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu, khiến nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn.
  • Thời tiết hanh khô và lạnh: Viêm da cơ địa thường bùng phát mạnh vào mùa đông vì đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh da liễu mãn tính tái phát. Vào mùa hè khi thời tiết ấm hơn, các triệu chứng bệnh co xu hướng thuyên giảm nhanh.
  • Tiếp xúc dị nguyên: Trẻ càng nhỏ tuổi thì hàng rào miễn dịch trên da chưa  phát triển nên da bé rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc phải dị nguyên như hóa chất, chất tẩy rửa, mủ thực vật, hương liệu hóa học,…
  • Môi trường ô nhiễm: Không khí nhiều bụi bẩn, nấm mốc, chất thải sinh hoạt và công nghiệp,…

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Đa phần các triệu chứng viêm da cơ địa trẻ sơ sinh xuất hiện rất sớm, vào giai đoạn khoảng 3 tuần sau sinh. Trẻ mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

  • Bắt đầu xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, hồng ban thành từng mảng trên da.
  • Bề mặt da có mụn nước nhỏ, dễ vỡ, có thể chảy máu. Sau khi mụn nước vỡ ra thì đóng vảy tiết, lớp sừng trên da bong tróc, hơi sần sùi.
  • Nổi hạch bạch huyết sưng to ở các khu vực lân cận
  • Thường xuất hiện ở vị trí như: hai bên má, da đầu, cổ, trán, chân và tay,…
  • Cơ địa trẻ nhạy cảm hơn với các yếu tố dễ gây kích ứng, dị ứng như thực phẩm, lông động vật, 
  • Ngứa ở da từ âm ỉ cho đến dữ dội nên thường quấy khóc, bỏ bú.
  • Tổn thương da do viêm da cơ địa thường không xuất hiện ở những vùng da quấn tã như các dạng hăm da, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý để tránh nhầm lẫn trong phân biệt các triệu chứng bệnh.
Viêm da cơ đja ở trẻ sơ sinh khiến da nổi mẩn đỏ, hồng ban ngứa ngáy, khô nứt
Da bé nổi ban đỏ, khô ráp, sần sùi, ngứa ngáy

Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm, không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng bệnh có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng.

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm khi trẻ đến khoảng 10 tuổi. Tuy nhiên, cá biệt cũng có một số ít trường hợp kéo dài dai dẳng đến tuổi trưởng thành. Trong thời gian mắc bệnh, trẻ có thể trải qua nhiều đợt bùng phát cấp tính hoặc tái phát nhiều lần. 

Tuy không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng bệnh thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, cuộc sống của trẻ, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bứt rứt, mất ngủ, bỏ ăn, suy dinh dưỡng,… Do đó bố mẹ cần chú ý chế độ chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa, điều trị từ sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khi nào nên cho bé gặp bác sĩ?

Bố mẹ nên nanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ để dược thăm khám và điều trị phù hợp nếu trên da bé xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Lớp vảy tiết ở vùng da tổn thương chuyển sang màu nâu nhạt, vàng đậm, chảy dịch hoặc chảy máu.
  • Trẻ ngứa ngáy dữ dội, bỏ bú và quấy khóc thường xuyên.
  • Bé có dấu hiệu bị lở loét, xuất hiện vết loét trên da

Các biện pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát nhiều lần trong quá trình phát triển của trẻ. Do nguyên nhân gây bệnh có liên quan trực tiếp đến yếu tố thể tạng nên trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da cơ địa không thể chữa trị hoàn toàn được. Tuy nhiên, nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các triệu chứng bệnh sẽ được giảm bớt nhanh chóng, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát bệnh.

Việc điều trị bệnh cần phối hợp chặt chẽ giữa sử dụng thuốc và chăm sóc cho trẻ tại nhà. Trước khi sử dụng thuốc, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để được bác sĩ kê đơn và có hướng dẫn điều trị thích hợp. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp điều trị viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bôi thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa cho trẻ.

  • Trương hợp tổn thương da tiết dịch: Bố mẹ nên sử dụng thuốc bôi dạng nước như hồ tím, cồn iot, Povinde 10%, Eosin 2%,… để sát khuẩn, làm dịu da.
  • Có thể sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid dùng tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc corticoid cho trẻ trong vòng 2 tuần, sử dụng đúng theo liều lượng trong kê đơn. Không nên cho trẻ dùng quá nhiều vì có tác dụng phụ như bào mòn da, giãn tính mạch da.
  • Trường hợp da trẻ có dấu hiệu bội nhiễm: Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh toàn thân cho trẻ. Macrolid và Cephalosphorin là một trong những loại kháng sinh mà trẻ em dưới 2 tuổi có thể dùng vì ít gây phản ứng dị ứng.
Các loại thuốc sát trùng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, làm dịu vùng da tổn thương của trẻ
Các loại thuốc sát trùng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, làm dịu vùng da tổn thương của trẻ

Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ, nếu dùng không đúng cách có thể gây nhờn thuốc, tái phát bệnh. Do đó, bố mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

  • Dùng băng ướt (đắp ẩm)

Dùng băng ướt hoặc đắp ẩm là phương pháp được áp dụng trong trường hợp triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm sau khi được điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ. Băng ướt có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da bé và làm giảm tình trạng viêm ngứa trên da.

Cách thực hiện: Làm ướt khăn sạch hoặc gạc y tế với nước ấm có pha dung dịch dưỡng ẩm da, sau đó bôi một lớp thuốc điều trị vào vùng da mẩn ngứa. Dùng khăn ướt đắp hoặc quấn vào vùng da đó trong 5-10 phút. Đến khi băng khô lại thì tháo ra và bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

Chữa viêm da cơ địa cho bé sơ sinh bằng dân gian

Các mẹo chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh bằng dân gian rất phù hợp, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.Các mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa đơn giản này để áp dụng khi con nhỏ xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên da:

  • Sử dụng dầu dừa bôi lên da bé

Dầu dừa có tác dụng bổ sung độ ẩm cho da bé, kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu gây bệnh trên da. Vitamin E có trong dầu dừa giúp cải thiện tình trạng khô da, hạn chế sự hình thành của lớp tế bào dày sứng, hỗ trợ quá trình phục hồi da nhanh hơn.

Cách thực hiện: Sau khi tắm sạch sẽ cho bé, bố mẹ dùng khăn lau khô da và lấy một lượng dầu dừa thoa đều lên vùng da tổn thương của trẻ. Dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng để các tinh chất thẩm thấu vào da, thực hiện 2 lần mỗi ngày.

  • Sử dụng lá chè xanh

Lá chè xanh là loại thảo dược có khả năng kháng viêm hiệu quả nhờ thành phần EGCG, flavanol, quercetin,… Do đó, trà xanh thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh ngoài da khác nhau, trong đó có bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: Bố mẹ có thể sử dụng lá chè xanh tươi nấu nước tắm, lau rửa cho trẻ. Khi tắm nên thêm một chút muối để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Lá chè xanh có tác dụng làm kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ tái tạo da tổn thương do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Lá chè xanh có tác dụng làm kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ tái tạo da tổn thương do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
  • Trị viêm da cơ địa cho bé sơ sinh bằng lá trầu không 

Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, sát trùng đối với một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực trùng coli,… Ngoài ra, thành phần catalase và superoxide effutase trong lá trầu không có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen, thúc đẩy tốc độ lành thương ở da.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong vài phút và để ráo nước. Vò nát lá trầu không, cho vào đun sôi cùng 2 lít nước. Đợi nước nguội thì dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm.

  • Dùng gel nha đam

Nha đam có khả năng làm dịu da, dưỡng ẩm, phục hồi tế bào tổn thương hiệu quả. Ngoài ra, trong nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm bớt những tổn thương da. Theo một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, nếu dùng nha đam thường xuyên có thể làm giảm mức độ và tần suất bùng phát bệnh viêm da mãn tính như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa, vảy nến,…

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và rửa sạch mủ nha đam. Dùng thìa cạo lấy lớp gel trong suốt ở bên trong và thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương của trẻ. Giữ nguyên lớp gel trong khoảng 15 phút để dưỡng chất thấm hoàn toàn vào da, rồi rửa sạch.

Lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường tái phát theo từng đợt và có thể kéo dài cho đến lúc trẻ trưởng thành. Để phòng ngừa bệnh tái phát hoặc diễn tiến nặng hơn, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bé hoàn thiện hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại tác nhân gây dị ứng và viêm da.
  • Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, hạn chế ăn thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như tôm cua, sữa bò, đậu nành,… để bảo toàn chất lượng sữa mẹ. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để bố sung thêm thực phẩm phù hợp để có nguồn sữa tốt nhất cho con.
Tắm rửa, giữ vệ sinh ra sạch sẽ cho bé mỗi ngày
Tắm rửa, giữ vệ sinh ra sạch sẽ cho bé mỗi ngày
  • Lựa chọn quần áo cho bé thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi cho bé. Hạn chế cho còn mặc quần áo bó sát, chất liệu cứng, vải sợi nilong, dạ,… vì có thể khiến da bé bị cọ xát và tổn thương nặng nề hơn.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, đảm bảo không gian sống luôn khô ráo, thoáng mát, tránh khói bụi.
  • Duy trì độ ẩm thích hợp
  • Cắt ngắn móng tay không để trẻ kỳ gãi, cào xước làm trầy da, khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có độ pH thích hợp, lành tính cho bé.
  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh da cho bé bằng nước ấm, nhiệt độ dao động từ 36 – 38 độ C là phù hợp. Sau khi tắm nên dùng khăn sạch lâu khô người bé và thoa kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da bé.
  • Sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% vệ sinh tai mũi họng cho bé hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mức bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp – một trong những tác nhân kích thích bệnh viêm da cơ địa bùng phát.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, len dạ, lông động vật, hóa chất,…

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức bổi ích để chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng của bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám và điều trị từ sớm. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên xây dựng chế độ chăm sóc, sinh hoạt khoa học cho bé nhằm bảo vệ làn da của trẻ khỏi tình trạng bội nhiễm và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. 

Xem Thêm: Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

4.7/5 - (4 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?