Kinh Nghiệm Chữa Viêm Da Cơ Địa Hết Ngứa, Nhanh Khỏi [Tổng Hợp]

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa hết ngứa, nhanh khỏi của rất nhiều bệnh nhân và chuyên gia da liễu trên khắp cả nước. Bệnh nhân viêm da cơ địa có thể tham khảo và áp dụng thực hiện khoa học để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Bệnh viêm da cơ địa nên chữa như thế nào để nhanh khỏi, hết ngứa?
Bệnh viêm da cơ địa nên chữa như thế nào để nhanh khỏi, hết ngứa?

Thăm khám ngay khi nghi ngờ mắc bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là tình trạng dị ứng mãn tính của xảy ra do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khiến da ửng đỏ, khô ngứa, đôi khi nứt nẻ, khó chịu. Viêm da cơ địa có xu hướng kéo dài, bùng phát thành nhiều đợt cấp theo từng giai đoạn bệnh. 

Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng viêm da cơ địa ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người mắc phải. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, những cơn ngứa do viêm da cơ địa khiến người bệnh liên tục phải cào gãi, làm bệnh lan rộng hơn, ngứa ngáy hơn, cào gãi nhiều hơn. Từ đó tạo thành một vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thường khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với tình trạng dị ứng, mẩn ngứa da thông thường. Vì vậy, người bệnh thường khá chủ quan trong điều trị, để bệnh tự khỏi không dùng thuốc, xử lý kịp thời.

Khi cơn ngứa ngày càng nghiêm trọng, các vùng da tổn thương nhanh chóng lan rộng, viêm loét, nhiễm trùng. Việc điều trị lúc này thường mất nhiều thời gian hơn, khó kiểm soát, đồng thời dễ để lại di chứng. Vì vậy, việc thăm khám để phát hiện sớm, biết rõ nguyên nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích trong điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả.

Phát hiện và thăm khám sớm mang lại rất nhiều lợi ích để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn
Phát hiện và thăm khám sớm mang lại rất nhiều lợi ích để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn

Phần lớn các trường hợp viêm da cơ địa được phát hiện và điều trị sớm đều cho kết quả khả quan hơn. Các chuyên gia cho rằng, người bệnh nên đi thăm khám và xét nghiệm ngay khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh để có hướng điều trị sớm và làm giảm mức độ tổn thương da. 

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm da cơ địa cần đi thăm khám ngay gồm:

  • Ngứa da: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ở vùng da hoặc toàn bộ cơ thể. Mức độ ngứa từ âm ỉ đến dữ dội và tăng lên vào ban đêm, khi có ma sát, cơ thể bài tiết mồ hôi hoặc khi nhiệt độ cơ thể tăng.
  • Da khô, sần sùi: Vùng da bị ngứa có màu hồng hoặc đỏ giống như phát ban, dày lên, khô, nứt nẻ và có dấu hiệu lichen hóa.
  • Vị trí tổn thương: Các tổn thương da ban đầu thường xuất hiện ở mặt, các nếp gấp hoặc mặt duỗi các chi.
  • Tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình: Hơn 80% các trường hợp viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc cơ địa dị ứng. Vì vậy, nếu bản thân thuộc nhóm đối tượng này, đồng thời xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da, người bệnh cần đi khám ngay để chẩn đoán bệnh.

Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa an toàn, không khô da

Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa giảm khô da, hết ngứa trong mỗi trường hợp bệnh lý sẽ khác nhau. Tùy vào từng tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và cơ địa mỗi người sẽ có phương pháp can thiệp khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số kinh nghiệm điều trị bệnh, chăm sóc da dưới đây:

Kinh nghiệm chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Với những trường hợp đã được chẩn đoán viêm da cơ địa, người bệnh có thể lựa chọn nhiều cách điều trị khác nhau, bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Theo kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa của phần lớn bệnh nhân, với những trường hợp tổn thương da chưa nặng, việc áp dụng các mẹo dân gian sẽ mang lại hiệu quả và độ an toàn tốt hơn. Một số mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa hiệu quả, được sử dụng nhiều hiện nay như:

  • Chườm lạnh: Đây là giải pháp điều trị mà hầu hết người bệnh viêm da cơ địa đều nghĩ đến đầu tiên. Nhiệt độ lạnh của nước đá có thể cải thiện các triệu chứng nóng rát, sưng đỏ và ngứa âm ỉ. Theo kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa, người bệnh nên thực hiện khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ giúp cải thiện bệnh rất tốt.
  • Đắp lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt (khoảng 40g) rửa sạch, để ráo, cho vào cối và giã nhỏ với một ít muối. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị viêm trong khoảng 1 giờ, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa: Nước muối sinh ly có thể giúp rửa trôi tác nhân gây dị ứng, giảm sưng, giảm ngứa và kháng viêm khá tốt. Để đạt hiệu quả tốt người bệnh nên sử dụng muối biển tự nhiên hoặc nước muối sinh lý, thực hiện 2, 3 lần mỗi tuần. Có thể dùng muối để hòa nước tắm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Ngâm tắm nước muối mỗi tuần 3 - 4 lần có thể giúp cải thiện tình trạng viêm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da hiệu quả
Ngâm tắm nước muối mỗi tuần 3 – 4 lần có thể giúp cải thiện tình trạng viêm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da hiệu quả
  • Tắm nước lá thảo dược: Đây là cách làm được khá nhiều người bệnh biết đến và thực hiện mỗi ngày. Các loại lá tắm thảo dược như lá bạc hà, trà xanh, trầu không, lá khế, ngải cứu, tía tô, kinh giới… đều có tác dụng sát trùng, kháng viêm nhẹ, làm dịu da và cải thiện tình trạng khô ngứa hiệu quả. 

Ngoài những biện pháp phổ biến này, người bệnh còn có thể sử dụng nha đam, mật ong, bột yến mạch… để tự điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, các mẹo dân gian này chỉ phù hợp với những trường hợp viêm da cơ địa giai đoạn nhẹ. Hiệu quả của những phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Vậy nên, trong trường hợp đã kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần mà các tình trạng bệnh không được cải thiện, thậm chí nặng hơn, người bệnh nên chuyển sang dùng thuốc.

Sử dụng thuốc Tây khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Với phần lớn người bệnh, thuốc tây là giải pháp điều trị cho hiệu quả nhanh và khá tiện lợi. Tuy nhiên, đây lại là con dao 2 lưỡi vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, khiến cơ thể bạn phụ thuộc vào thuốc. Nếu thường xuyên dùng thuốc tây không đúng cách, bệnh viêm da cơ địa có thể sẽ thường xuyên tái phát và khó kiểm soát hơn.

Vậy nên, kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa là chỉ nên sử dụng thuốc Tây khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn. Người bệnh không nên ngừng sử dụng khi các triệu chứng mới thuyên giảm vì có thể gây tác dụng ngược, làm bệnh nặng hơn.

Các loại thuốc bôi, kem mỡ cho tác dụng nhanh, giúp giảm ngứa, giảm rát tức thì
Các loại thuốc bôi, kem mỡ cho tác dụng nhanh, giúp giảm ngứa, giảm rát tức thì

Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm da cơ địa gồm:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Bao gồm betamethason, hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, fluocinolone, triamcinolone, fluticasone…. Các loại thuốc hoặc kem bôi chứa thành phần hoạt chất này có thể khiến người bệnh nhanh chóng dễ chịu, hết nóng, rát, ngứa da ngay tại thời điểm bôi. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm da, mỏng da, teo da… Người bệnh chỉ nên dùng với liều vừa phải, trên diện tích da nhỏ và trong thời gian ngắn.
  • Thuốc bôi chống viêm không phải corticoid: Thường là các thuốc ức chế miễn dịch như Tacrolimus  0,03-0,1%. Loại thuốc này đắt tiền hơn và có thể gây kích ứng da, giãn mạch trong thời gian đầu sử dụng.
  • Thuốc uống kháng Histamin: Như Loratadin, Desloratadin, Cetirizin, Fexofenadin… làm giảm ngứa.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn da (dạng bôi hoặc uống).
  • Corticoid dạng uống: Prednisolon 5mg dùng trong thời gian ngắn nếu viêm da cơ địa bùng phát nặng.
  • Thuốc khác: kem dưỡng ẩm, xanh methylen, dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000…

Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa bằng thuốc đông y

Theo kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa của phần lớn bệnh nhân thì đông y là giải pháp khá an toàn và hiệu quả dành cho hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa, đặc biệt là viêm da cơ địa mãn tính. Cách chữa này trước đây ít được biết đến do thời gian chữa bệnh kéo dài. Người bệnh có thể mất một vài tháng để bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này được nhiều người bệnh ưa chuộng sử dụng do tác động vào căn nguyên, hiệu quả kéo dài, ít tái phát. Hơn nữa, thuốc đông y sử dụng thảo dược tự nhiên nên ít gây kích ứng, độ an toàn và lành tính cao hơn so với khi sử dụng thuốc tây. 

Các tài liệu YHCT cho rằng, viêm da cơ địa là hậu quả do quá trình xâm nhập của phong hàn, nhiệt độc, ngoại tà khi can thận suy nhược, chính khí suy yếu gây ra tình trạng uất kết, uẩn nhiệt dưới da. Ngoài da, cơ thể dị ứng với các thực phẩm có thể hàn, tâm tính căng thẳng, bốc hỏa, nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây ra bệnh.

Khác với tây y, các bài thuốc đông y không chỉ tập trung cải thiện triệu chứng bên ngoài mà còn điều hòa khí huyết, cân bằng chức năng can thận, giải phóng thấp nhiệt ứ trệ. Nhờ vậy, căn nguyên gây bệnh được loại bỏ, bệnh ít tái phát hơn.

Hầu hết mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em đều có thể sử dụng an toàn các bài thuốc đông y chữa viêm da cơ địa
Hầu hết mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em đều có thể sử dụng an toàn các bài thuốc đông y chữa viêm da cơ địa

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa nổi tiếng:

  • Bài thuốc Thanh dinh thang: Trúc diệp, hoàng liên (mỗi thứ 8g), liên kiều, đan sâm (mỗi thứ 10g), tang bạch bì, đảng sâm, rau má, sài đất, thương nhĩ tử, mạch đông, dây ngân hoa, phù bình và đơn tướng quân (mỗi thứ 12g)
  • Bài thuốc Tiêu phong tán: Thổ phục linh, bồ công anh, kim ngân hoa, rau má, sài đất, thương truật, sinh địa (mỗi loại 12g), khổ sâm, kinh giới, đương quy (mỗi loại 10g), tri mẫu, ngưu bàng tử, thạch cao, phòng phong (mỗi loại 8g), cam thảo 4g, thuyền thoái 6g.
  • Bài thuốc Tiêu độc thang: Bồ công anh 16g, sài đất 16g cùng với cam thảo dây, thương nhĩ tử và kim ngân dây mỗi loại 12g.

Những việc cần tránh khi chữa viêm da cơ địa

Điều trị dự phòng viêm da cơ địa tái phát là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Nếu không có chế độ kiêng khem hợp lý trong sinh hoạt, bệnh viêm da cơ địa có thể nặng hơn hoặc nhanh chóng tái phát ngay sau đó. Theo kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa của đa số người bệnh, trong quá trình điều trị cần tránh:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm da cơ địa tại nhà
  • Không cào gãi, chà xát hoặc thực hiện các tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể khiến hồng ban lan rộng, da trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không mặc quần áo có chất liệu vải cứng, dạng bông sợi, kém thoáng mát. Nên sử dụng quần áo có chất liệu cotton thấm hút, thoáng khí.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa…
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hóa chất lên vùng da bị viêm. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản độc hại…
  • Không tắm quá 15 phút mỗi lần, không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm rửa.
  • Không sử dụng những loại xà phòng khử mùi, khử khuẩn vì chúng có thể làm mất sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, dẫn đến khô da.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa được nhiều người bệnh đề cập đến. Bởi một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh hạn chế các tác nhân gây bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa khoa học, hiệu quả của rất nhiều bệnh nhân và chuyên gia da liễu. Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua nỗi ám ảnh về căn bệnh da liễu dễ mắc khó chữa này.

XEM THÊM:

4/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?